Bài học từ Kenya

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 80)

2.4 .Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trịtoàn cầungành hàng chè

2.6.1. Bài học từ Kenya

Chè là nguồn thu nhập duy nhất của nhiều nông dân Kenya, là cây công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Kenya, mang về cho đất nƣớc kim ngạch hơn 1 tỷ đô la xuất khẩu.

Sở dĩ đạt đƣợc nhƣ vậy là vì Kenya đã triển khai những bƣớc sau:

- Kenya đã tổ chức ngành hàng chè rất chặt chẽ, nhất quán dƣới sự điều hành theo pháp luật của nhà nƣớc.

- Các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hoạt động theo mục tiêu vì sự phát triển bền vững của ngành hàng chè Kenya nhƣng vẫn thực hiện theo đúng quy định của Ủy ban chè Kenya.

- Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất chè (hộ nông dân trồng chè, nhà máy chế biến chè, các công ty thƣơng mại chè, các cơng ty khác có liên quan đến chè, các cơ quan quản lý...) đều đƣợc hƣởng những lợi ích hợp lý từ việc phát triển bền vững của ngành công nghiệp sản xuất chè.

Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng ngành sản xuất chè của Kenya n ổi tiếng thế giới chủ yếu nhờ tổ chức quản lý rất khoa học, vừa đảm bảo đƣợc sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, vừa phát huy đƣợc tính sáng tạo, chủ động của mọi thành viên trong chuỗi giá trị.

2.6.2. Bài học từ Nhật Bản

Nhật Bản có thị trƣờng chè lớn, khoảng gần 8 tỷ đô la Mỹ/năm.Sở dĩ đƣợc nhƣ vậy là vì Nhật Bản rất quan tâm tới cơng tác canh tác và quản lý sản xuất chè.

- Muốn phát triển tốt ngành hàng chè trƣớc hết phải có một địa chỉ để làm nơi thu nhập, thử nghiệm và triển khai giống mới và công nghệ mới. Việc xây dựng những trung tâm “nghiên cứu, bảo tồn và phát triển giống chè và công nghệ chế biến phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu” là một khởi đầu hết sức quan trọng. Tại tỉnh Shizuoka, nơi sản xuất khoảng 40% lƣợng chè tồn quốc, có Trung tâm nghiên cứu chè & rau Shizuoka là cơ quan mũi nhọn mang tính đột phá, giải quyết đƣợc những thách thức về giống, chất lƣợng, số lƣợng, giá cả và an toàn vệ sinh, đƣa ngành hàng chè Nhật Bản trở thành một ngành có thƣơng hiệu không những trong nƣớc mà cả quốc tế.

- Cây giống là yếu tố quan trọng bảo đảm số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm, phát triển một ngành hàng chè bền vững. Muốn cây giống thuần chủng có chất lƣợng cao, sạch bệnh... thì cần phải có quy trình cơng nghệ ni cấy cao. Shizuoka đã phát triển rất tốt giống chè riêng cho mình, đồng thời bảo đảm độ thuần và sạch bệnh của các nƣơng chè, là yếu tố đầu tiên dẫn đến năng suất cao, chất lƣợng tốt.

- Mặc dù nƣơng chè của ngƣời Nhật rất nhỏ, thƣờng không lớn hơn 2 ha nhƣng nông dân Nhật đã tổ chức từng tổ hợp tác để cùng nhau trồng một giống chè, áp dụng một phƣơng pháp canh tác, và theo một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt J- GAP giống nhau. Những tổ hợp tác này lại liên kết thành một hợp tác xã vùng. Tất cả vùng trong một tỉnh lại đƣợc quản lý bởi Hiệp hội chè của tỉnh – ví dụ nhƣ Hiệp hội Chè tỉnh Shizuoka, và Hiệp hội Chè tỉnh Shizuoka lại là thành viên của tổng Hiệp hội JA Nhật Bản. Chính Hiệp hội JA là tổ chức có trách nhiệm kết hợp vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến hoặc công ty kinh doanh chè, bảo đảm cung cầu không thừa hoặc thiếu. Cách tổ chức này đem về kết quả rất rõ ràng là tất cả chè sản xuất ở Nhật đều rất thống nhất về giống, phƣơng pháp canh tác, phƣơng pháp chế biến nên giá thành tuy có chênh nhau giữa tỉnh này và tỉnh khác nhƣng chất lƣợng sản phẩm chè thành phẩm của Nhật Bản ln có cùng chất lƣợng đầu ra và đảm bảo tiêu chuẩn J-GAP.

Quốc, ngƣời Nhật đã khơng ngừng tìm tịi, cải thiện để sáng tạo cho mình một phƣơng pháp trồng chè, phƣơng pháp chế biến và cung cách thƣởng thức chè độc đáo. Trà đạo và cách uống chè xanh kiểu Nhật nay đã trở thành một nét văn hóa rất riêng. Đó là yếu tố giúp ngành hàng chè của Nhật có thể xuất khẩu với giá rất cao. Vì vậy việc xây dựng đƣợc thƣơng hiệu chè riêng là rất cần thiết cho việc phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè.

- Hội nhập nhanh qua hình thức tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ về chè trong nƣớc và quốc tế, quảng bá thƣơng hiệu chè Nhật Bản. Hội nghị quốc tế về văn hóa và khoa học Chè - International Conference on Ocha Culture and Science tổ chức mỗi hai năm một lần ở tỉnh Shizuoka là một hoạt động rất tích cực, phổ biến hiệu quả thƣơng hiệu chè Nhật Bản.

2.6.3. Bài học từ Sri Lanka

Sri Lanka là nƣớc sản xuất chè truyền thống, tuy nhiên họ đã theo quy mô sản xuất công nghiệp từ rất sớm với tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 1867, do cây cà phê mắc những bệnh về sâu, nấm nên năng suất loại cây này giảm sút nghiêm trọng, phá hủy toàn bộ ngành cơng nghiệp cà phê nƣớc này. Vì vậy, chính phủ Sri Lanka quyết định sản xuất chè ở quy mơ hàng hóa và trồng chè trên chính diện tích mà cây cà phê bỏ lại. Chỉ 16 năm sau (1883), diện tích chè đã đạt đƣợc 32.000 ha. Tới năm 1961, sản lƣợng đã vƣợt mức 20 vạn tấn.

Đến nay, diện tích đạt hơn 212.270 ha, tổng sản lƣợng 310.800 tấn. Chè là nhân tố chính khơng thể thiếu cũng nhƣ là thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Sri Lanka, chiếm 15% tổng thu nhập xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp. Chè mang lại 1.136 triệu USD cho Sri Lanka vào năm 2010.Từ năm 1992, chính phủ nƣớc này đã có rất nhiều chính sách phát triển chuỗi giá trị ngành chè kết hợp phát triển bền vững. Do đó, hiện nay ngành chè của Sri Lanka đạt rất nhiều thành tựu nổi bật sau:

- Chiếm tỷ trọng xuất khẩu chè đen hàng đầu thế giới. Hiện Sri Lanka đã thành công trong việc thâm nhập vào những thị trƣờng khó tính và tìm kiếm cho

mình vị trí vững chắc ở những nƣớc nhập khẩu lớn nhƣ Nga, các Tiểu vƣơng quốc Ả rập, Jordan, Ai Cập và là nhà cung cấp chính cho thị trƣờng này.

- Ngành chè Sri Lanka đã thực hiện đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ và thâm nhập vào các thị trƣờng tại các khu vực địa lý khác nhau, nhƣ vậy có thể giảm thiểu những tác động do biến động bất lợi về nhu cầu tiêu thụ tại từng khu vực.

- Cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm chè, sản xuất cả chè đen orthodox và CTC. Đặc biệt đã có thành cơng trong việc sản xuất và xuất khẩu nhiều loại chè có giá trị gia tăng nhƣ chè túi lọc, chè ƣớp hƣơng, chè gói, chè khử chất caffeine. Trong số các quốc gia xuất khẩu, Sri Lanka là quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu chè giá trị gia tăng cao nhất. Riêng tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 40% tổng xuất khẩu về chè loại này của thế giới.

- Các công ty xuất khẩu chè của Sri Lanka cũng đã thiết lập và xây dựng đƣợc cho mình mạng lƣới với các cơng ty phân phối, ngƣời nhập khẩu tại những thị trƣờng chính và thị trƣờng tiềm năng.

- Chè Sri Lanka luôn đạt chất lƣợng cao so với chè của những nƣớc khác và có thƣơng hiệu trên thế giới.

Sri Lanka là đất nƣớc có truyền thống phát triển và quản lý chuỗi giá trị ngành chè lâu đời (từ năm 1867), do vậy chính phủ Sri Lanka đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển ngành chè, xử lý những tình huống xấu và tìm hƣớng hồn thiện ngành chè nƣớc này. Từ một nƣớc với nền nông nghiệp thô sơ, lao động kỹ năng thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Sri Lanka đã vƣơn mình trở thành một trong những nƣớc quy mơ hóa cơng nghiệp ngành chè, trở thành nhà xuất khẩu chè lớn trên thế giới. Vì vậy, những bài học phát triển và quản lý thành công ngành chè mà Sri Lanka để lại rất phù hợp cho những nƣớc nhỏ nhƣ Việt Nam học tập phát triển và quản lý ngành chè trong nƣớc đạt hiệu quả cao. Có thể kể tới một số bài học về phát triển thành công sau:

Thứ nhất, có chính sách phát triển ngành chè hợp lý. Nhằm phát triển ngành

chè, các hình thức hạn chế xuất khẩu, chính phủ khơng kiểm sốt giá trên thị trƣờng, xây dựng chính sách marketing cơ bản cho phát triển ngành chè của họ.

Thứ hai, cách tổ chức quản lý chè hết sức chặt chẽ và khoa học. Mặc dù Sri

Lanka có lợi thế về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với cây chè, nhƣng quan trọng nhất là cách tổ chức quản lý hết sức chặt chẽ, khoa học giữa các khâu canh tác, công nghiệp chế biến, kho tàng, hệ thống phân phối sản phẩm rất chuyên nghiệp với trình độ cao. Trong đó, có thể nói công nghiệp chế biến và hệ thống đấu giá, những chuẩn mực về chất lƣợng là những lợi thế cạnh tranh nổi bật tạo uy tín thƣơng hiệu và giá trị sản phẩm chè Sri Lanka. Đặc biệt là hệ thống kiểm soát của ngành chè Sri Lanka rất tốt, tạo nên hình ảnh chất lƣợng cao đối với chè Sri Lanka.

Thứ ba, có đội ngũ thƣơng nhân trình độ. Ngành chè của Sri Lanka có rất

nhiều doanh nghiệp thâm nhập thành cơng trên thị trƣờng thế giới, nguyên nhân là do họ có đội ngũ thƣơng nhân có trình độ, năng lực quản lý tốt, năng lực kinh doanh tốt. Ngoài ra, họ cịn có sự hỗ trợ rất lớn từ đội ngũ quản lý, đội ngũ chuyên gia có sẵn trong nƣớc về các lĩnh vực liên quan nhƣ cơng nghệ chế biến, đóng gói, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý hoạt động xuất khẩu.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Trong chƣơng 3, Luận án sẽ tập trung trình bày các nội dung về phƣơng pháp nghiên cứu và xây dựng bảng hỏi. Tác giả cũng sẽ trình bày về quá trình thực hiện thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích kết quả từ việc khảo sát thực tế.

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1.Cách tiếp cận của luận án

Luận án tiếp cận theo chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và đánh giá sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị tồn cầu của mặt hàng này thơng qua giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu. Việc tiếp cận này sẽ giúp nhận diện đƣợc vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè và đƣa ra những khuyến nghị cho từng khâu, từng thành phần tham gia chuỗi, giúp làm gia tăng giá trị và vị thế của Việt Nam trong chuỗi. Cách tiếp cận này sẽ phân tích một cách có hệ thống, dọc theo các khâu trong chuỗi và đánh giá các nhân tố tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Ngồi các phƣơng pháp nghiên cứu thơng thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu kinh tế, luận án sử dụng môt số phƣơng pháp cơ bản sau:

- Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu trong nƣớc

cũng nhƣ ngồi nƣớc có liên quan tới nội dung của luận án. Sau đó kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp. Phƣơng pháp nghiên cứu này giúp tác giả sơ đồ hố một cách có hệ thống chuỗi giá trị tồn cầu ngành hàng chè (bao gồm các khâu, quan hệ giữa các khâu và những nhân tố ảnh hƣởng đến từng khâu cũng nhƣ toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam).

- Phân tích so sánh: phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, kết hợp giữa lý

luận về chuỗi giá trị ngành hàng chè và thực tiễn tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

- Khảo sát: Các nội dung của khung phân tích và các nhân tố ảnh hƣởng đến

sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè đƣợc kiểm định thực tế bằng các phiếu điều tra và các số liệu điều tra sẽ đƣợc phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.

- Chuyên gia: Một số kết quả phân tích của luận án đƣợc đánh giá (phỏng

vấn) đối với các nhóm đối tƣợng có liên quan bao gồm các nhân tố tham gia chuỗi, các bên liên đới và một số nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Các nhận định của chuyên gia kết hợp với kết quả thống kê sẽgóp phầnđƣa ra những gợi ý quan trọng, củng cố hơn các giải pháp, đề xuất nhằm giúp Việt Nam nâng cao vị trí của mình trong chuỗi giá trị tồn cầu của ngành hàng chè.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study): phƣơng pháp này đƣợc sử

dụng để chứng minh cho một số luận điểm trong luận án. Để có đƣợc những căn cứ và cơ sở thực tế cho các luận điểm phân tích trong luận án, tác giả sẽ chọn và phân tích một số trƣờng hợp thực tế điển hìnhđã tham gia thành cơng vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và những nhân tố thực tế liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Những phân tích này sẽ cho thấymột cách rõ nhất những thành tựu cũng nhƣ thất bại khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè, qua đó đƣa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng chè.

3.2. Thu thập và xử lý số liệu

3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang đƣợc xem là những địa phƣơng trọng điểm, đã và đang hình thành những khu chuyên canh trồng chè và tập trung chế biến sản xuất chè xuất khẩu hàng đầu của những doanh nghiệp chè tại Việt Nam hiện nay. Nhờ địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, đất đai phù hợp với phát triển cây chè, ngƣời dân tại những tỉnh này đã có truyền thống canh tác phát triển cây chè từ thời cha ông, cũng đƣợc coi nhƣ một nghề nông truyền thống tại những đi ̣a bàn này . Do đó, trình độ lao động của ngƣời nơng dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối trong

nghề trồng, canh tác và thu hoạch cây chè. Những năm trở lại đây, các hộ nông dân đã có những bƣớc tiến khi áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp. Từ hình dƣới đây cho thấy, những khu tập trung trồng và chế biến chè trải dài trên khắp cả nƣớc, những khu trồng chè trọng điểm bao gồm: vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung du – Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ, vùng chè Tây Nguyên và vùng chè Duyên hải miền Trung.

Đến cuối năm 2014-đầu năm 2015, Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất với 21.900 ha. Tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800 ha, Hà Giang 20.500 ha, Phú Thọ 16.300 ha, Yên Bái 11.500 ha. Năng suất chè cả nƣớc bình quân đạt 83,4 tạ búp tƣơi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011.Sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 926.600 tấn, lƣợng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô. Trong nghiên cứu của luận án tập trung vào khảo sát nghiên cứu vùng chè của những tỉnh đứng đầu cả nƣớc về canh tác, chế biến và sản xuất chè gồm các tỉnh trồng chè trọng điểm tại vùng núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nƣớc, cụ thể từ số liệu thống kê và sơ đồ hình vẽ, có thể nhận định rằng những vùng trồng chè lớn nhất chính là những vùng tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến và sản xuất chè nhƣ Mộc Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ và Lâm Đồng.

Hình 3. 1: Nhữngvùng trồng chè trọng điểm của Việt Nam

Nguồn: ICARD

Tại địa bàn tỉnh Thái Ngun, tính đến cuối năm 2014, tồn tỉnh có hơn 130 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố đều trên khắp địa bàn tỉnh và hơn 12 doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)