2.3 .Chuỗi giá trịtoàn cầungành hàng chè
2.3.1. Đặc điểm chung của ngành hàng chè
Tại Việt Nam, cây chè là một trong những mặt hàng nơng sản chủ yếu. Ở cây chè có một số đặc điểm nhƣ sau:
- Tính chất thời vụ
Chè là một loại cây trồng nông nghiệp nên cũng nhƣ những loại cây nông nghiệp khác, trồng chè mang tính chất mùa vụ, cây chè có thời gian sinh trƣởng theo mùa, thƣờng đƣợc thu hoạch vào mùa hè, không phải mùa nào cây chè cũng cho thu
hoạch. Do vậy, những sản phẩm ngành hàng chè mang tính chất mùa vụ rõ ràng, dẫnđến chuỗi giá trị ngành hàng chè đứt đoạn và không liên tục. Đây là điều dễ hiểu bởi khi bắt đầu vào vụ thu hoạch cây chè, lƣợng cung ứng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ chè nhƣ lá chè, búp chè thƣờng cho sản lƣợng cao và chất lƣợng tốt. Ngƣợc lại, đến cuối mùa vụ thu hoạch cây chè, nguyên liệu đầu vào thƣờng không ổn định, thấp dần và chất lƣợng nguyên liệu không cao. Điều này làm chuỗi giá trị ngành hàng chè không ổn định theo năm, khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra thay đổi liên tục, chất lƣợng sản phẩm khơng đảm bảo duy trì. Chính vì vậy, việc phân phối những hàng hóa sản xuất ra từ chè và giá cả những hàng hóa này khơng ổn định.
- Tính chất khu vực, thời tiết và tập trung sản xuất
Chè không phải loại cây trồng khu vực nào cũng cho năng suất cao, sinh trƣởng tốt và chất lƣợng hoàn hảo. Tại Việt Nam, chè tập trung nhiều tại vùng núi phía Bắc và Trung du, thƣờng đƣợc trồng ở những vùng cao, những nông trƣờng rộng lớn do nông dân tự trồng hoặc đƣợc giao khoán trồng bởi Tổng công ty Chè Việt Nam. Hơn nữa, do chè thuộc mặt hàng nông sản nên nông dân với mọi trình độ, kinh nghiệm, ý thức canh tác khác nhau là những nhân tố tham gia nhiều nhất vào chuỗi giá trị ngành hàng chè, điều khác biệt hoàn toàn so với những chuỗi giá trị phi nông sản khác. Điều này làm chuỗi giá trị ngành hàng này trở nên khó xác định và phức tạp về chất lƣợng sản phẩm bởi với mỗi kinh nghiệm, ý thức sản xuất khác nhau cho nguyên liệu lá chè, búp chè có chất lƣợng khác nhau, dẫn đến những sản phẩm cuối cùng từ ngành hàng chè cũng có chất lƣợng khơng đồng nhất.
Không những vậy, chè chịu ảnh hƣởng bởi thời tiết, đất đai canh tác, nguồn nƣớc và khí hậu.Chính sƣ̣ ph ụ thuộc của chè vào đi ều kiện tự nhiên và thời tiết khiến chè mang đậm tính khu vực nhƣ trên và giới hạn khu vực trồng chè cho một vùng nhất định để cung cấp nguyên liệu cho chế biến những sản phẩm từ cây chè.Những ảnh hƣởng từ thời tiết còn mang đến nhiều hạn chế khác. Chuỗi giá trị sẽ trở nên không ổn định theo thời gian, không đảm bảo chất lƣợng khi thời tiết thay đổi, điều kiện tự nhiên thay đổi làm chất lƣợng lá chè, búp chè giảm.
- Tính chất tươi xanh, khó bảo quản
Chè sau khi thu hoạch thƣờng cịn tƣơi xanh, vì thế rất khó đóng gói để vận chuyển tới những địa điểm xa. Do đó, để đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm nhƣ yêu cầu, cần phải thông qua khâu chế biến sau công đoạn thu hoạch chè. Tuy nhiên, để chế biến đƣợc mặt hàng chè hiệu quả với năng suất cao thì cần có những cơng nghệ chế biến hiện đại và đầu tƣ lớn. Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm chè đã qua chế biến tăng cao, làm giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị giảm đi, lợi ích của mỗi tác nhân trong chuỗi nhận đƣợc cũng giảm, nhất là với những nông dân tham gia nhiều nhất trong chuỗi giá trị ngành hàng chè. Sự sụt giảm về lợi ích khiến những ngƣời nơng dân có ít động lực tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng chè có thể khiến chuỗi giá trị ngành hàng chè hoạt không động hiệu quả.
- Yêu cầu về an toàn thực phẩm
Chè cũng nhƣ nhiều cây trồng nông sản khác ln phải đƣợc chăm sóc bằng phân bón, thuốc trừ sâu để duy trì đƣợc năng suất cao. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gây ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị ngành hàng chè bởi chính phủ các nƣớc thƣờng yêu cầu những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và thƣ ờng đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng những sản phẩm nhập khẩu đƣợc làm từ chè và ngăn cấm những sản phẩm chè có chứa mầm bệnh, những sản phẩm khơng đạt tiêu chuẩn. Vì vậy , đặc biệt với những nƣớc đang phát triển, công nghệ sản xuất cịn lạc hậu, vấn đề an tồn thực phẩm trở thành rào cản lớn đối với những mặt hàng nơng sản nói chung và m ặt hàng chè nói riêng trong tiến trình gia nhập chuỗi giá trị tồn cầu.
- Tính chất lâu dài, kỹ thuật chăm sóc cao
Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30-40 năm, vì vậy việc chọn giống chè tốt, phù hợp và áp dụng đúng kỹ thuật trồng sẽ cho hiệu quả cao. Chất lƣợng của cây chè, lá chè, búp chè và tuổi thọ của cây chè ảnh hƣởng đến nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho khâu chế biến sản xuất. Nếu chăm sóc t ốt, giống phù hợp thì cây chè có tuổi thọ lâu hơn, duy trì chất lƣợng tốt hơn, nhƣ vậy chuỗi giá trị ngành hàng chè ổn định, liên tục theo thời gian do nguyên liệu đầu vào
đƣợc duy trì ổn định. Đây là điểm khác biệt của cây chè so với những mặt hàng nông sản khác, chè thuộc ngành hàng nông nghiệp chiến lƣợc lâu dài. Đặc điểm của ngành hàng chè yêu cầu nghiêm ngặt từ những bƣớc đầu tiên trong chuỗi giá trị nhƣ: chọn giống, chăm sóc, hệ thống thủy lợi phù hợp để đƣa nƣớc lên cao phù hợp với đặc điểm sống của cây chè thuận lợi cho tƣới tiêu.
- Trải qua nhiều quá trình sản xuất khác nhau
Chè là một sản phẩm rất đặc thù trong sản xuất, khác hẳn với những sản phẩm cơng nghiệp khác vì để tạo ra đƣợc một sản phẩm chè cuối cùng cho xuất khẩu nhƣ chè xanh , chè đen, chè túi, chè Ơ Long thì cơng đoa ̣n s ản xuất phải trải qua những quá trình có tính ch ất hồn tồn khác nhau bao gồm: q trình thu hoạch chè (thuộc lĩnh vực nơng nghiệp), q trình chế biến, bảo quản chè (thuộc lĩnh vực công nghiệp), quá trình phân phối, xuất khẩu (thuộc lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ). Nếu khơng có sự tính tốn kỹ càng, khâu cung cấp nguyên liệu sẽ chịu sức ép lớn từ khâu sản xuất và khâu thƣơng mại do khơng duy trì ổn định lƣợng cung cấp ngun liệu đầu vào đầy đủ và dẫn đến sự chênh lệch giữa năng lực sản xuất nông nghiệp và năng lực sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, điều này gây bất lợi cho quá trình thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài. Do vậy để thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng chè thành cơng, cần thiết phải có những biện pháp nhƣ liên kết, liên doanh, hợp tác…để có thể gắn kết ba khâu thu hoạch (q trình sản xuất sản phẩm nơng nghiệp), khâu sản xuất (quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp), khâu phân phối và xuất khẩu (q trình thƣơng mại) một cách có hiệu quả nhất.