.Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 35 - 40)

2.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị

Đối với từng chủ thể nghiên cứu khác nhau, giá trị sẽ đƣợc hiểu theo những khía cạnh khác nhau và có những thƣớc đo khác nhau. Theo Nguyễn Việt Khôi (2013), “Chuỗi” nhấn mạnh trật tự theo chiều dọc của các hoạt động dẫn đến việc phân phối, tiêu dùng và duy trì các hàng hóa, dịch vụ. Các chuỗi đều mang đặc điểm năng động theo nghĩa lặp đi lặp lại một trật tự nào đó.

Chuỗi giá trị là một khái niệm hồn tồn mang tính trực giác và đƣợc đƣa ra đầu tiên bởi Michael Porter vào năm 1985 trong “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”. Theo đó, định nghĩa chuỗi giá trị đƣợc hiểu nhƣ là “Tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tƣơng tác giữa các yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phƣơng thức nhất định”. Theo Porter, một chuỗi giá trị cơ bản bao gồm chín cơng đoạn và đƣợc chia thành các hoạt động chính trong chuỗi và các hoạt động bổ trợ. Hoạt động chính đầu tiên trong chuỗi giá trị là hậu cần đầu vào, đây là hoạt động tiếp nhận và lƣu kho nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho một ngành, một lĩnh vực nào đó. Tiếp theo, hoạt động sản xuất liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra gia tăng giá trị lớn nhất cho sản phẩm, đó là quá trình chế biến nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng. Hoạt động hậu cần sẽ tiếp nhận những sản phẩm cuối cùng, lƣu kho và phân phối tới những đại lý, cửa hàng… Hoạt động marketing, truyền thông thúc đẩy quảng bá hình ảnh của sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng. Cuối cùng, hoạt động dịch vụ hay sau bán hàng là những hoạt động liên quan tới chăm sóc khách hàng nhằm duy trì hoặc tăng cƣờng giá trị của sản phẩm. Các hoạt động bổ trợ tuy không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nhƣng chúng là những hoạt động quan trọng, bổ trợ cho những hoạt động

chính để tạo ra giá trị cho sản phẩm hay các hoạt động bổ trợ chính là những hoạt động gián tiếp tạo ra giá trị gia tăng trong mỗi mắt xích trong chuỗi.

Kaplinsky (2000) cũng đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị: “Chuỗi giá trị nói đến một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vất bỏ sau khi đã sử dụng. Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những ngƣời tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị lợi nhuận trong chuỗi”.

Nguyễn Việt Khôi (2013) đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị dƣới góc nhìn từ các tập đồn xun quốc gia: “Một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời lắp ráp, ngƣời cung ứng dịch vụ…) để sản xuất ra bất cứ một hàng hóa hay dịch vụ nào đó”.

Từ đó, định nghĩa chuỗi giá trị có thể đƣợc phân chia theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng nhƣ sau:

- Theo nghĩa hẹp: Chuỗi giá trị là một loạt những hoạt động thực hiện trong công ty để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. Những hoạt động này bao gồm: Giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, giai đoạn mua nguyên vật liệu đầu vào, giai đoạn đƣa nguyên liệu vào khâu sản xuất, chế biến, tiếp thị và phân phối, bán hàng tới ngƣời tiêu dùng và các dịch vụ hậu mãi... Sản phẩm sau mỗi công đoạn đều tăng lên một lƣợng giá trị nhất định và những hoạt động này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chuỗi giá trị theo chiều dọc.

- Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng không đơn giản chỉ xem xét liên kết một chiều theo chiều dọc của những hoạt động trong một cơng ty mà nó xem xét các mối liên kết ngƣợc, các mối liên kết xuôi cho đến khi một sản phẩm đƣợc sản xuất, đƣợc kết nối với ngƣời khách hàng cuối cùng.

Nhƣ vậy, chuỗi giá trị có thể hiểu là một loạt các hoạt động mà công ty thực hiện khi tạo ra một sản phẩm từ khi những ý tƣởng, những khái niệm còn manh nha, cho tới khi sản phẩm đó đƣợc hoàn thiện, đƣợc đƣa tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng và những dịch vụ chăm sóc khách hàng có liên quan tới sản phẩm đó.

Chuỗi giá trị bao gồm hai thành phần chính đó là chuỗi và giá trị, trong đó các hoạt động bao gồm: Thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và các dịch vụ hậu mãi tạo thành một chuỗi. Chuỗi này có thể đƣợc tạo ra bởi một công ty đơn lẻ hoặc cũng có thể đƣợc tạo ra bởi nhiều cơng ty khác nhau. Qua mỗi khâu, mỗi hoạt động trên, giá trị của sản phẩm đƣợc tăng lên hay gọi đó là giá trị gia tăng của sản phẩm sau mỗi công đoạn trong một chuỗi hoạt động sản xuất. Các hoạt động trong chuỗi giá trị không chỉ bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa hữu hình mà cịn bao gồm các hoạt động dịch vụ.

Chuỗi giá trị đƣợc chia thành chuỗi giá trị giản đơn và chuỗi giá trị mở rộng. Chuỗi giá trị giản đơn có thể hiểu đơn giản là q trình sản xuất một sản phẩm theo chiều dọc của chuỗi qua các khâu cơ bản để tạo thành một thành phẩm cuối cùng, ví dụ nhƣ nghiên cứu, thiết kế, nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối và hậu mãi. Trong khi đó, chuỗi giá trị mở rộng phức tạp hơn chuỗi giá trị giản đơn, đó là một chuỗi chi tiết hóa các khâu trong chuỗi giá trị giản đơn. Ví dụ trong chuỗi sản xuất mặt hàng chè, trong giai đoạn sản xuất sẽ bao gồm những hoạt động nhỏ, chi tiết hơn nhƣ các công đoạn phơi chè, sấy chè… Nhƣ vậy, mức độ chi tiết hóa càng cao cho ta thấy cái nhìn càng chi tiết về sự tham gia của các thành phần trong chuỗi.

2.1.2. Một số luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị

Trên thế giới, có ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị, gồm: - Phƣơng pháp filiere

- Khung khái niệm do Porter tạo ra (1985)

- Phƣơng pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994, 1999, 2003), Gereffi và Korzeniewics (1994)

Trong quá trình hình thành nên khái niệm chuỗi giá trị từ những năm 1960, phổ biến có ba luồng nghiên cứu trên, tuy nhiên từ khi mới bắt đầu hình thành đến khi phổ biến cũng có nhiều sự nhầm lẫn trong cách hiểu chuỗi giá trị. Để hiểu rõ ràng, một cách khái quát hơn về chuỗi giá trị, luận án tiến hành tổng hợp những ý chính trong ba luồng nghiên cứu đƣợc đề cập ở trên.

Phƣơng pháp filiere (filiere trong tiếng Pháp có nghĩa là sợi chỉ)

Khái niệm này đƣợc sử dụng để mơ tả dịng đầu vào vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm sau cùng (hàng hóa hay dịch vụ) và thực chất khơng khác gì với dòng giá trị của Porter cũng nhƣ Womack và Jones trên phƣơng diện liên quan đến các mối quan hệ kỹ thuật định lƣợng. Các phân tích filiere ban đầu chú trọng vào ảnh hƣởng cấp số nhân kinh tế địa phƣơng của mối quan hệ đầu vào-đầu ra giữa các cơng ty và tập trung vào lợi ích hiệu quả đạt đƣợc từ lợi thế kinh tế theo qui mơ, chi phí giao dịch và giao thơng vận chuyển… Sau đó phân tích đƣợc áp dụng vào chính sách thuộc địa của Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp, và trong thập niên 80 đƣợc áp dụng cho chính sách cơng nghiệp, đặc biệt là trong điện tử và viễn thơng. Tuy nhiên, phân tích filiere có xu hƣớng đƣợc xem là có tính chất tĩnh, phản ánh các mối quan hệ vào một thời điểm cụ thể. Nó khơng cho thấy các dịng hàng hóa hay tri thức đang tăng trƣởng hay thu hẹp, mà cũng không thể hiện sự thăng trầm của các tác nhân. Cho dù khơng có lý do gì về mặt khái niệm giải thích tại sao điều này quả đúng nhƣ vậy, nói chung phân tích “filiere” đƣợc áp dụng cho chuỗi giá trị nội địa, vì thế chỉ dừng lại trong biên giới quốc gia.

Khung phân tích của Porter

Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một cơng ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị trƣờng và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị đƣợc sử dụng nhƣ một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình.Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh khơng thể tìm ra nếu nhìn vào cơng ty nhƣ một tổng thể.Một công ty cần đƣợc phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó.Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp(trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hƣởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tƣ đầu

vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ nhƣ lập kế hoạch chiến lƣợc, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu… Do vậy, kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lƣợc điều hành.

Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu

Trong những năm gần đây, khi quá trình tồn cầu hóa diễn ra càng nhanh, chuỗi giá trị càng đƣợc sử dụng phổ biến hơn, chuỗi giá trị còn đƣợc áp dụng để phân tích tồn cầu hóa (Gereffi và Korzeniewicz, 1994; Kaplinsky, 1999). Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thƣơng mại quốc tế đƣợc coi là một phần của các mạng lƣới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri thức và quan hệ đƣợc phát triển để tiếp cận đƣợc các thị trƣờng và các nhà cung cấp. Sự thành công của các nƣớc đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận mạng lƣới này. Kaplinsky và Morris (2000) nhấn mạnh rằng khơng có cách nào chuẩn để phân tích chuỗi giá trị mà phƣơng pháp đƣợc chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời. Tuy nhiên, bốn khía cạnh phân tích trong chuỗi giá trị đƣợc áp dụng trong nông nghiệp rất đáng lƣu ý: Lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể; Phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những ngƣời tham gia trong chuỗi; Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trị của việc nâng cấp chuỗi giá trị; Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trị của quản trị trong chuỗi giá trị.

2.1.3. Phân tích chuỗi giá trị

Cách tiếp cận một chuỗi giá trị luôn đa dạng và linh hoạt theo những góc nghiên cứu, những mục đích, những đối tƣợng nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu chuỗi giá trị liên quan đến việc quan sát và đánh giá từng nhân tố trong chuỗi để xác định giá trị tăng thêm trong khâu nào là cao nhất hoặc thấp nhất, từ đó nhà quản lý có thể đƣa ra những phƣơng pháp phù hợp để nâng cao khả năng sản xuất trong một chuỗi. Do đó, mặc dù có nhiều cách tiếp cận đối với một chuỗi giá trị cụ thể, tuynhiên việc phân tích chuỗi giá trị bao gồm một vài kỹ thuật chính sau:

1) Sơ đồ hóa mang tính hệ thống

Đây là một trong những phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị đơn giản nhất, qua đó, những nhà nghiên cứu sơ đồ hóa tồn bộ q trình sản xuất hàng hóa trong chuỗi từ khi cịn là khái niệm cho đến sản phẩm cuối cùng và những dịch vụ hậu mãi. Từ đó, đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, sự phân bố về lợi nhuận và chi phí giữa những tác nhân, dịng hàng hóa trong chuỗi, những địa điểm tiêu thụ sản phẩm, lƣợng hàng hóa bán ra trong nƣớc và ngoài nƣớc. Để thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị bằng cách này, nhà nghiên cứu có thể thực hiện bằng cách nghiên cứu những dữ liệu thứ cấp về chuỗi giá trị, phỏng vấn nhóm, khảo sát trực tiếp những nhân tố tham gia vào chuỗi.

2) Sơ đồ hóa những mối quan hệ và sự kết nối giữa các nhân tố trong chuỗi

Không phải lúc nào những nhân tố trong một chuỗi cũng tham gia lần lƣợt, nối tiếp nhau và hỗ trợ trực tiếp trong quá trình sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu những mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố trong chuỗi và ảnh hƣởng trực tiếp của những mối quan hệ này tới khả năng sản xuất của mỗi nhân tố trong chuỗi có thể gợi mở những góc nhìn sâu sắc về chuỗi giá trị. Sự liên kết và những mối quan hệ có thể tồn tại trong những bƣớc khác nhau trong toàn chuỗi (mối quan hệ giữa nông dân và ngƣời sản xuất) hoặc trong cùng một bƣớc trong tồn chuỗi (giữa nơng dân với nơng dân).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)