3.2 .Thu thập và xử lý số liệu
3.2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Địa bàn các tỉnh trung du miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang đƣợc xem là những địa phƣơng trọng điểm, đã và đang hình thành những khu chuyên canh trồng chè và tập trung chế biến sản xuất chè xuất khẩu hàng đầu của những doanh nghiệp chè tại Việt Nam hiện nay. Nhờ địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, đất đai phù hợp với phát triển cây chè, ngƣời dân tại những tỉnh này đã có truyền thống canh tác phát triển cây chè từ thời cha ông, cũng đƣợc coi nhƣ một nghề nông truyền thống tại những đi ̣a bàn này . Do đó, trình độ lao động của ngƣời nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối trong
nghề trồng, canh tác và thu hoạch cây chè. Những năm trở lại đây, các hộ nơng dân đã có những bƣớc tiến khi áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp. Từ hình dƣới đây cho thấy, những khu tập trung trồng và chế biến chè trải dài trên khắp cả nƣớc, những khu trồng chè trọng điểm bao gồm: vùng chè Tây Bắc, vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, vùng chè Trung du – Bắc Bộ, vùng chè Bắc Trung Bộ, vùng chè Tây Nguyên và vùng chè Duyên hải miền Trung.
Đến cuối năm 2014-đầu năm 2015, Lâm Đồng vẫn là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất với 21.900 ha. Tiếp đó là Thái Nguyên với 20.800 ha, Hà Giang 20.500 ha, Phú Thọ 16.300 ha, Yên Bái 11.500 ha. Năng suất chè cả nƣớc bình quân đạt 83,4 tạ búp tƣơi/ha, tăng 7,9% so với năm 2011.Sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 926.600 tấn, lƣợng chè chế biến đạt trên 200.000 tấn chè khô. Trong nghiên cứu của luận án tập trung vào khảo sát nghiên cứu vùng chè của những tỉnh đứng đầu cả nƣớc về canh tác, chế biến và sản xuất chè gồm các tỉnh trồng chè trọng điểm tại vùng núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nƣớc, cụ thể từ số liệu thống kê và sơ đồ hình vẽ, có thể nhận định rằng những vùng trồng chè lớn nhất chính là những vùng tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến và sản xuất chè nhƣ Mộc Châu, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ và Lâm Đồng.
Hình 3. 1: Nhữngvùng trồng chè trọng điểm của Việt Nam
Nguồn: ICARD
Tại địa bàn tỉnh Thái Ngun, tính đến cuối năm 2014, tồn tỉnh có hơn 130 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ phân bố đều trên khắp địa bàn tỉnh và hơn 12 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu chè. Các vùng chè nổi tiếng nhƣ vùng chè Tân Cƣơng (thành phố Thái Nguyên), vùng chè Trại Cài – Minh Lập (huyện Đồng Hỷ), vùng chè La Bằng (huyện Đại Từ), vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lƣơng). Chè Thái Nguyên đƣợc tiêu thụ ở cả thị trƣờng trong và ngồi nƣớc, trong đó thị trƣờng nội địa chiếm 70% với sản phẩm rất đa dạng gồm chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dƣợc khác. Năm 2014, năng suất
chè búp tƣơi đạt 113 tạ/ha, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 182.900 tấn. Tại địa bàn lớn nhất cả nƣớc là Lâm Đồng cũng tập trung đông đảo hộ nông dân trồng chè và những doanh nghiệp chế biến chè. Lâm Đồng hiện đã có 1.200 cơ sở chế biến chè (trong đó có 50 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi sản xuất - thu mua - chế biến chè chất lƣợng cao bằng công nghệ tiên tiến nhƣ Công ty Haiyih, Công ty Tâm Châu, Kinh Lộ…). Tại vùng trồng chè Mộc Châu-Sơn La, hiện có khoảng hơn 30 doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia chế biến, sản xuất và kinh doanh mặt hàng chè nhƣ Công ty Chè Mộc Châu, Công ty CP chè Chiềng Ve Mộc Châu, Công ty Chè Đài Loan, Nhà máy chè Vân Sơn, Công ty CP Cờ Đỏ…. Điều này cũng tƣơng xứng với thống kê của nghiên cứu bao gồm trên 500 hộ nông dân tham gia sản xuất, hơn 250 thƣơng lái, thu gom và hơn 250 cơ sở chế biến chè.
Bảng 3. 1: Số cơ sở tham gia sản xuất chè tại những vùng chè trọng điểm
Vùng trồng chè Lâm Đồng Thái Nguyên Sơn La Phú Thọ Hà Giang
Diện tích (ha) 22.000 20.800 3.797 16.300 20.500
Cơ sở sản xuất 1.200 130 35 40 55
3.2.2. Thu thập dữ liệu khảo sát sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè