Thực trạng xuất nhập khẩu chè của NhậtBản năm 2006-2008

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 74)

Nguồn: Hội đồng Xuất khẩu Chè Nhật Bản

Có một điểm quan trọng cần chú ý là trong khi nhập khẩu với giá $4,07/kg chè xanh năm 2008, Nhật tinh chế, bao bì lại và cho tái xuất với giá cao hơn gấp 4-5 lần: $18,27/kg. Đây là một chiến lƣợc của các nƣớc phát triển nhƣ Pháp, Anh, Đức ở thị trƣờng châu Âu.

2.5.3. Kinh nghiệm phát triển và quản lý chuối giá trị ngành hàng chè tại Sri Lanka Lanka

Tổng quan chè Sri Lanka

Sri Lanka là một trong những nƣớc sản xuất chè lâu đời nhất trên thế giới và là nƣớc đã tham gia sản xuất thƣơng mại cách đây hơn 139 năm. Sản phẩm chè nổi tiếng nhất của Sri Lanka “chè Ceylon” đƣợc xếp hạng loại chè tốt nhất trên thị trƣờng thƣơng mại quốc tế qua rất nhiều năm. Chè Ceylon trở thành biểu tƣợng chất lƣợng chè của đất nƣớc Sri Lanka.

Ngành chè Sri Lanka sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, tuy nhiên sản phẩm chè chủ yếu gồm hai loại chính là chè orthodox và chè CTC (Crush, Tear và Curl), chiếm tới 95% tổng sản xuất ngành chè nƣớc này. Trong khi đó, chè xanh và các loại chè nhúng ở Sri Lanka sản xuất không đáng kể so với sản phẩm chè đen. Một số loại chè đen có chất lƣợng vƣợt trội so với những loại chè đen khác cùng khu vực nhƣ: Dimbula, Nuwara Eliya, Uva, Udapussellawa, Ruhuna và Kandy. Trong đó, bốn loại chè đầu tiên có hƣơng vị đặc biệt thơm ngon và hai loại chè sau đƣợc yêu thích vì màu sắc độc đáo của chúng.

Chè CTC và chè Orthodox chiếm lần lƣợt khoảng 44% và 31% sản lƣợng chè thế giới. Sri Lanka cũng là nƣớc cạnh tranh chủ yếu ở thị trƣờng chè Orthodox với khoảng 32% thị phần trên thị trƣờng quốc tế và là nhà sản xuất chính trong mặt hàng này. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành chè nƣớc này đối với phát triển kinh tế.

Tình hình sản xuất

Sri Lanka có truyền thống trồng, sản xuất, quản lý cây chè qua nhiều năm và trồng tập trung chủ yếu tại những cao nguyên trung tâm, những vùng đất sâu trong nội địa với độ cao trung bình trên 600m so với mực nƣớc biển và cao nhất lên tới trên 1200m.

Các loại chè đƣợc trồng trên những vùng núi cao của Sri Lanka luôn nổi tiếng với hƣơng vị và mùi hƣơng đặc trƣng nhƣ chè Dimbula và chè Nuwara Eliya.Hai loại chè này cũng đƣợc những ngƣời thƣởng thức chè tại các nƣớc nhập khẩuƣa chuộng. Những loại chè khác nhƣ chè Uva và những loại chè đƣợc trồng ở độ cao trung bình cũng có mùi vị đặc trƣng riêng và nổi tiếng tại khu vực châu Úc, châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Còn lại là những loại chè trồng ở khu vực có độ cao thấp lại phổ biến tại những nƣớc Tây Á, những nƣớc phƣơng Đông và liên minh những nƣớc thuộc Liên Xô cũ.

Sản xuất chè của Sri Lanka tăng trƣởng trung bình khoảng 10 triệu kg mỗi năm tại thập niên trƣớc. Khí hậu thuận lợi, sự gia tăng của những trang trại trồng chè nhỏ, hiệp hội sản xuất chè và khả năng quản lý của những tổ chức trồng chè cá nhân đƣợc nâng cao đã giúp ngành chè nƣớc này phát triển nhanh chóng. Sri Lanka đã xuất khẩu khoảng 500 triệu kg chè trong năm 2014. Sản lƣợng chè thu hoạch tại khu vực đồi núi thấp (0-600m) ƣớc tính đạt 250 triệu kg, tại khu vực đồi núi trung bình (600-1200m) đạt 100 triệu kg và đạt khoảng 150 triệu kg tại khu vực cao trên 1200m so với mực nƣớc biển.

Diện tích trồng chè tại Sri Lanka cũng ngày càng đƣợc mở rộng và tập trung hóa khoảng 23.000 hecta chủ yếu bởi những trang trại vừa và nhỏ. Theo điều tra vào năm 2005, sự phát triển ngày càng tăng của những trạng trại trồng chè nhỏ rơi vào

khoảng 118.275 hecta (Census of Tea Holdings, Department of Census and Statics, 2005).Ngồi diện tích canh tác trên, Hiệp hội chè quản lý khoảng 43% với sản lƣợng chè đạt đƣợc khoảng 35%. Trong khi đó, những trang trại trồng chè vừa và nhỏ canh tác khoảng 57% với sản lƣợng chè đạt 65% tổng sản lƣợng chè của Sri Lanka, năng suất trung bình đạt 1.1853 kg/ha.

Hình 2. 3: Sản lượng chè SriLanka phân bổ theo độ cao

Nguồn: Hiệp hội đấu giá chè Colombo

Trong ngành sản xuất chè tại Sri Lanka, sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất chè ngày càng tăng thuộc về những trang trại vừa và nhỏ, trong khi đó sự đóng góp vào ngành sản xuất chè của những hiệp hội lớn ngày càng giảm. Vì vậy mà số lƣợng trang trại nhỏ lên tới 397.223 trang trại, khoảng 80% số trang trại này phân bố tại khu vực trồng chè ở những vùng đồi núi thấp.

Khu vực những trang trại nhỏ: - Số lƣợng: 397.223

- Diện tích chè mở rộng: 118.275 ha - Sản xuất: 204 triệu kg

- Năng suất 1853 kg/ha

(Nguồn: Census of Tea Small Holdings, Department of Census and Statistics, 2005) Hiệp hội sản xuất chè:

- Diện tích chè mở rộng: 78.188ha - Sản xuất: 114 triệu kg

Sản lượng chè 2014

Công nghệ chế biến chè

Những đơn vị sản xuất chè bao gồm cả sản xuất chè đen đều chế biến sản phẩm chè hồn chỉnh theo những cơng đoạn sau: phân loại chè, sấy khô, xay chè, nghiền nát chè, làm khô, phân loại và đóng gói. Cơng nghệ sản xuất luôn luôn đa dạng theo từng loại chè, chi tiết nhƣ sau:

- Chè truyền thống Orthodox sử dụng lò quay orthodox truyền thống - Chè Orthodox- rotorvane sử dụng lò quay và động cơ quay orthodox - Chè CTC sử dụng lò quay CTC

Bảng 2. 5: Một số loại chè được sản xuất và giá bán trung bình Rs/kg

2013 2012 2011

Chè Uva ( trồng độ cao >1200m) 183.62 157.64 154.62

Chè Western ( độ cao trung bình) 214.20 177.06 176.88

Chè CTC ( trồng độ cao >1200m) 196.74 159.35 166.52

Chè đƣợc trồng độ cao trên 1200m 204.32 177.06 169.27

Chè Uva (độ cao trung bình) 180.25 164.93 160.34

Chè CTC ( trồng độ cao trung bình) 196.74 159.35 163.86 Chè khác ở độ cao trung bình 175.12 161.37 156.36 Chè Orthodox (trồng khu vực thấp) 203.12 197.90 189.38 Chè CTC (trồng khu vực thấp) 244.63 237.73 216.74 Chè khác trồng khu vực thấp 204.19 198.59 189.82 TỔNG 199.58 185.94 180.18

Nguồn: Monthly Report of the Colombo Brokers Association

Để có đƣợc những sản phẩm chè chất lƣợng với số lƣợng kể trên, Sri Lanka cũng có những nhà máy chè điển hình, đƣợc đầu tƣ bài bản nhƣng vẫn đảm bảo năng suất và sản lƣợng chè hàng năm. Dƣới đây là số nhà máy chè của Sri Lanka theo từng khu vực và theo từng loại sản xuất chè khác nhau với sự tham gia sản xuất của gần 1.500.000 lao động:

Số lƣợng nhà máy tại vùng đất trung bình: 130 Số lƣợng nhà máy tại vùng đất thấp: 370 (Nguồn: Tea Commissioners Division) Chè Orthodox 610

Chè CTC 27 Chè xanh 13 Chè nhúng 1

Chính sách thương mại

Sri Lanka có chính sách thƣơng mại dành riêng cho ngành chè với một số đặc điểm riêng biệt và đặc trƣng.95% tổng số chè đƣợc bán thông qua những cuộc đấu giá.Có nhiều phƣơng thức bán chè khác nhau tại Sri Lanka nhƣ bán lẻ từ ngƣời sản xuất tới ngƣời tiêu dùng cũng bằng phƣơng pháp đấu giá hoặc bằng những hợp đồng kỳ hạn.Dƣới cơ chế này, ngƣời sản xuất sẽ cung cấp một lƣợng chè cố định nhƣ trên hợp đồng vào ngày định sẵn.Tuy nhiên, lƣợng chè đƣợc giao dịch bằng nhƣ̃ng phƣơng pháp này không quá 5% tổng số lƣợng chè trên thị trƣờng.Sri Lanka thực hiện xuất khẩu chè thông qua những cuộc đấu giá chè Colombo. Do đó, dƣới tác động của chính sách đấu giá này, những thƣơng lái tại Sri Lanka có sức ảnh hƣởng nhất định tới ngành xuất khẩu chè nƣớc này. Tuy nhiên, những thƣơng lái chè hoạt động và đƣợc tổ chức dƣới sự giám sát của Hiệp hội Thƣơng lái chè.

Hình 2. 4: Chuỗi giá trị ngành hàng chè Si Lanka

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 2. 6: Giá chè trung bình của Sri Lanka trong 5 năm qua

(Đơn vị tiền Sri Lanka Rs)

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Đấu giá Colombo 143.96 150.28 149.05 180.74 185.84 Xuất khẩu Giá FOB 208.89 216.89 221.26 248.92 263.31

Nguồn: Monthly Reports of the Colombo Brokers Association and Central Bank Annual Reports

Nhƣ vậy, thơng qua chính sách sản xuất và phát triển cây chè hợp lý, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hóa, chính sách quản lý thị trƣờng, quản lý thƣơng mại đối với ngành chè phù hợp, Sri Lanka đã đƣa ngành hàng chè của nƣớc này trở thành một trong những nƣớc có sản lƣợng xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, vƣợt qua

Kenya với chất lƣợng cao, riêng biệt. Một số thành công của Sri Lanka trong ngành hàng chè nhƣ: khoảng hơn 305 triệu kg chè đen đƣợc xuất khẩu trên một năm, số ngoại tệ thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu chè đạt 750 triệu đô la Mỹ chiềm gần 14% tổng giá trị GDP quốc gia. Trung tâm đấu giá chè Colombo trở thành trung tâm có lƣợng chè giao dịch lớn nhất thế giới với sản lƣợng chè giao dịch thƣơng mại khoảng 5-6 triệu kg mỗi tuần.

2.6. Bài học về sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè của một số quốc gia

2.6.1. Bài học từ Kenya

Chè là nguồn thu nhập duy nhất của nhiều nông dân Kenya, là cây công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Kenya, mang về cho đất nƣớc kim ngạch hơn 1 tỷ đô la xuất khẩu.

Sở dĩ đạt đƣợc nhƣ vậy là vì Kenya đã triển khai những bƣớc sau:

- Kenya đã tổ chức ngành hàng chè rất chặt chẽ, nhất quán dƣới sự điều hành theo pháp luật của nhà nƣớc.

- Các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động hoạt động theo mục tiêu vì sự phát triển bền vững của ngành hàng chè Kenya nhƣng vẫn thực hiện theo đúng quy định của Ủy ban chè Kenya.

- Các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất chè (hộ nông dân trồng chè, nhà máy chế biến chè, các công ty thƣơng mại chè, các cơng ty khác có liên quan đến chè, các cơ quan quản lý...) đều đƣợc hƣởng những lợi ích hợp lý từ việc phát triển bền vững của ngành công nghiệp sản xuất chè.

Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng ngành sản xuất chè của Kenya n ổi tiếng thế giới chủ yếu nhờ tổ chức quản lý rất khoa học, vừa đảm bảo đƣợc sự chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, vừa phát huy đƣợc tính sáng tạo, chủ động của mọi thành viên trong chuỗi giá trị.

2.6.2. Bài học từ Nhật Bản

Nhật Bản có thị trƣờng chè lớn, khoảng gần 8 tỷ đô la Mỹ/năm.Sở dĩ đƣợc nhƣ vậy là vì Nhật Bản rất quan tâm tới cơng tác canh tác và quản lý sản xuất chè.

- Muốn phát triển tốt ngành hàng chè trƣớc hết phải có một địa chỉ để làm nơi thu nhập, thử nghiệm và triển khai giống mới và công nghệ mới. Việc xây dựng những trung tâm “nghiên cứu, bảo tồn và phát triển giống chè và công nghệ chế biến phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu” là một khởi đầu hết sức quan trọng. Tại tỉnh Shizuoka, nơi sản xuất khoảng 40% lƣợng chè tồn quốc, có Trung tâm nghiên cứu chè & rau Shizuoka là cơ quan mũi nhọn mang tính đột phá, giải quyết đƣợc những thách thức về giống, chất lƣợng, số lƣợng, giá cả và an toàn vệ sinh, đƣa ngành hàng chè Nhật Bản trở thành một ngành có thƣơng hiệu khơng những trong nƣớc mà cả quốc tế.

- Cây giống là yếu tố quan trọng bảo đảm số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm, phát triển một ngành hàng chè bền vững. Muốn cây giống thuần chủng có chất lƣợng cao, sạch bệnh... thì cần phải có quy trình cơng nghệ ni cấy cao. Shizuoka đã phát triển rất tốt giống chè riêng cho mình, đồng thời bảo đảm độ thuần và sạch bệnh của các nƣơng chè, là yếu tố đầu tiên dẫn đến năng suất cao, chất lƣợng tốt.

- Mặc dù nƣơng chè của ngƣời Nhật rất nhỏ, thƣờng không lớn hơn 2 ha nhƣng nông dân Nhật đã tổ chức từng tổ hợp tác để cùng nhau trồng một giống chè, áp dụng một phƣơng pháp canh tác, và theo một quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt J- GAP giống nhau. Những tổ hợp tác này lại liên kết thành một hợp tác xã vùng. Tất cả vùng trong một tỉnh lại đƣợc quản lý bởi Hiệp hội chè của tỉnh – ví dụ nhƣ Hiệp hội Chè tỉnh Shizuoka, và Hiệp hội Chè tỉnh Shizuoka lại là thành viên của tổng Hiệp hội JA Nhật Bản. Chính Hiệp hội JA là tổ chức có trách nhiệm kết hợp vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến hoặc công ty kinh doanh chè, bảo đảm cung cầu không thừa hoặc thiếu. Cách tổ chức này đem về kết quả rất rõ ràng là tất cả chè sản xuất ở Nhật đều rất thống nhất về giống, phƣơng pháp canh tác, phƣơng pháp chế biến nên giá thành tuy có chênh nhau giữa tỉnh này và tỉnh khác nhƣng chất lƣợng sản phẩm chè thành phẩm của Nhật Bản luôn có cùng chất lƣợng đầu ra và đảm bảo tiêu chuẩn J-GAP.

Quốc, ngƣời Nhật đã khơng ngừng tìm tịi, cải thiện để sáng tạo cho mình một phƣơng pháp trồng chè, phƣơng pháp chế biến và cung cách thƣởng thức chè độc đáo. Trà đạo và cách uống chè xanh kiểu Nhật nay đã trở thành một nét văn hóa rất riêng. Đó là yếu tố giúp ngành hàng chè của Nhật có thể xuất khẩu với giá rất cao. Vì vậy việc xây dựng đƣợc thƣơng hiệu chè riêng là rất cần thiết cho việc phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè.

- Hội nhập nhanh qua hình thức tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ về chè trong nƣớc và quốc tế, quảng bá thƣơng hiệu chè Nhật Bản. Hội nghị quốc tế về văn hóa và khoa học Chè - International Conference on Ocha Culture and Science tổ chức mỗi hai năm một lần ở tỉnh Shizuoka là một hoạt động rất tích cực, phổ biến hiệu quả thƣơng hiệu chè Nhật Bản.

2.6.3. Bài học từ Sri Lanka

Sri Lanka là nƣớc sản xuất chè truyền thống, tuy nhiên họ đã theo quy mô sản xuất công nghiệp từ rất sớm với tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 1867, do cây cà phê mắc những bệnh về sâu, nấm nên năng suất loại cây này giảm sút nghiêm trọng, phá hủy toàn bộ ngành cơng nghiệp cà phê nƣớc này. Vì vậy, chính phủ Sri Lanka quyết định sản xuất chè ở quy mơ hàng hóa và trồng chè trên chính diện tích mà cây cà phê bỏ lại. Chỉ 16 năm sau (1883), diện tích chè đã đạt đƣợc 32.000 ha. Tới năm 1961, sản lƣợng đã vƣợt mức 20 vạn tấn.

Đến nay, diện tích đạt hơn 212.270 ha, tổng sản lƣợng 310.800 tấn. Chè là nhân tố chính khơng thể thiếu cũng nhƣ là thế mạnh về xuất khẩu và là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Sri Lanka, chiếm 15% tổng thu nhập xuất khẩu, 88% tổng số lao động nông nghiệp. Chè mang lại 1.136 triệu USD cho Sri Lanka vào năm 2010.Từ năm 1992, chính phủ nƣớc này đã có rất nhiều chính sách phát triển chuỗi giá trị ngành chè kết hợp phát triển bền vững. Do đó, hiện nay ngành chè của Sri Lanka đạt rất nhiều thành tựu nổi bật sau:

- Chiếm tỷ trọng xuất khẩu chè đen hàng đầu thế giới. Hiện Sri Lanka đã thành công trong việc thâm nhập vào những thị trƣờng khó tính và tìm kiếm cho

mình vị trí vững chắc ở những nƣớc nhập khẩu lớn nhƣ Nga, các Tiểu vƣơng quốc Ả rập, Jordan, Ai Cập và là nhà cung cấp chính cho thị trƣờng này.

- Ngành chè Sri Lanka đã thực hiện đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ và thâm nhập vào các thị trƣờng tại các khu vực địa lý khác nhau, nhƣ vậy có thể giảm thiểu những tác động do biến động bất lợi về nhu cầu tiêu thụ tại từng khu vực.

- Cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm chè, sản xuất cả chè đen orthodox và CTC. Đặc biệt đã có thành cơng trong việc sản xuất và xuất khẩu nhiều loại chè có giá trị gia tăng nhƣ chè túi lọc, chè ƣớp hƣơng, chè gói, chè khử chất caffeine. Trong số các quốc gia xuất khẩu, Sri Lanka là quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu chè giá trị gia tăng cao nhất. Riêng tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 40% tổng xuất khẩu về chè loại này của thế giới.

- Các công ty xuất khẩu chè của Sri Lanka cũng đã thiết lập và xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)