Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 33)

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc và trong nƣớc, cho thấy nghiên cứu về tài chính cho giáo dục là một chủ đề thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý. Mỗi một thời kỳ, cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu cũng khác nhau và có những khuyến nghị giải pháp khác nhau.

Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về các vấn đề tài chính đối với các trƣờng đại học đã dựa trên hai nguyên lý cơ bản là: nguyên lý tài chính công trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu về quản lý tài chính trong trƣờng đại học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài có nền kinh tế và cơ chế chính sách khác, chƣa phù hợp với cơ chế hoạt động của các trƣờng đại học công lập Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã hệ thống khá đầy đủ cả lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong trƣờng đại học công lập nói chung; phân tích rõ những hạn chế và đề ra một số giải pháp trong quản lý tài chính trong Trƣờng đại học công lập. Tuy nhiên, một số nội dung các công trình nghiên cứu chƣa làm rõ; cụ thể nhƣ:

- Các công trình nghiên cứu trong nƣớc mới chỉ tập trung nghiên cứu ở các Trƣờng ĐHCL nói chung trong bối cảnh cơ chế tự chủ tài chính chƣa toàn

diện; NSNN còn bao cấp nhiều cho các trƣờng đại học và quá trình hội nhập quốc tế còn chậm; chƣa có nghiên cứu nào về quản trị tài chính đối với đặc thù của các trƣờng đại học công lập ngành y ở Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện tự chủ cao nhƣ hiện nay.

- Các nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng đại học công lập đã nêu đƣợc sự cần thiết đổi mới cơ chế tự chủ và đƣa ra các quan điểm định hƣớng, tuy nhiên chƣa nêu lên đƣợc giải pháp cho các trƣờng khi thực hiện tự chủ và khi các trƣờng thực hiện tự chủ thì vai trò của nhà nƣớc nhƣ thế nào.

- Các công trình nghiên cứu về chủ đề phân bổ NSNN, chính sách học phí cho giáo dục đại học; đã nêu lên đƣợc tồn tại hạn chế và đề xuất một số khuyến nghị. Tuy nhiên, các giải pháp tập trung hƣớng đề xuất theo phân bổ NSNN dựa trên kết quả đầu ra, theo đơn đặt hàng và hỗ trợ cho sinh viên qua chính sách học phí; chính sách học phí chủ yếu là giải pháp tăng học phí; đối với ngành y thời gian đào tạo dài, chi phí đào tạo cao, việc tăng học phí nhiều hạn chế. Mặt khác, hiện nay nhiều cơ chế chính sách và luật pháp đã thay đổi cùng với sự hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, một số đề xuất trên đã đƣợc thực hiện, một số đề xuất cần xem xét lại cho phù hợp với cơ chế hiện nay và cần nghiên cứu để đƣa ra phƣơng pháp xác định xuất đào tạo (chi phí đào tạo) làm cơ cở xem xét phân bổ NSNN và xây dựng chính sách học phí đối với đặc thù đào tạo đạo học ngành y.

- Các công trình nghiên cứu về chủ đề kế toán, chủ yếu là nghiên cứu chung cho các đơn vị sự nghiệp công lập, còn ít các công trình nghiên cứu chế độ kế toán cho các trƣờng đại học công lập; đặc biệt chƣa có nghiên cứu nào về việc áp dụng chế độ kế toán quản trị cho các trƣờng đại học công lập trong cơ chế tự chủ tài chính và đặc biệt trong xu hƣớng chuyển đổi mô hình hoạt động của các trƣờng đại học công lập sang mô hình doanh nghiệp.

- Bên cạnh các nội dung trên, hiện nay nhiều cơ chế, chính sách về giáo dục, về quản lý tài chính của Nhà nƣớc đã thay đổi, quyền tự chủ đại học ngày càng cao. Vì vậy quản trị tài chính tại các trƣờng ĐHCL cũng có sự thay đổi và điều đó đòi hỏi nghiên cứu về quản trị tài chính đối với các trƣờng đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học, tự chủ tài chính toàn diện cho các trƣờng đại học công lập là rất cấp thiết.

Xuất phát từ khoảng trống đã nên trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị tài chính tại các trƣờng ĐHCL ngành y ở Việt Nam” làm luận án nghiên cứu của mình. Luận án sẽ nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị tài chính tại tác trƣờng đại học công lập và phân tích những đặc thù trong QTTC đối với trƣờng ĐHCL ngành y. Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng những kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản trị tài chính tại 5 (năm) trƣờng đại học công lập ngành y thuộc Bộ Y tế. Trong đó, các chủ đề về cơ chế tự chủ, cơ chế phân bổ NSNN, chính sách học phí, chế độ kế toán đƣợc nghiên cứu trong luận án theo từng nội dung của QTTC. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với nghiên cứu bối cảnh tự chủ đại học trong nƣớc và thế giới; Luận án nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập ngành y ở Việt Nam trong cơ chế tự chủ.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NGÀNH Y 2.1. Quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

2.1.1. Khái niệm về quản trị tài chính

Quản trị và quản lý đều là những khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau, chƣa có sự thống nhất hoàn toàn nào về khái niệm này. Theo tiếng Anh quản trị là “Administration” và quản lý là “Management. Quản trị và quản lý là hai khái niệm song hành, thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau có thể dẫn đến hiểu lầm. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những sự khác biệt nhất định. Thuật ngữ “quản lý” gắn liền với quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội tức là quản lý ở tầm vĩ mô. Còn thuật ngữ “quản trị” thƣờng dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp.

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính có các chức năng chủ yếu [34].

Một là: chức năng huy động, tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả

năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trƣờng, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn;

Hai là: chức năng phân phối, là một khả năng khách quan của phạm trù

tài chính. Con ngƣời nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính đƣợc sử dụng với tƣ cách một công cụ phân phối, nhờ đó, các nguồn tài lực của cải xã hội đƣợc đƣa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của

đời sống xã hội. Kết quả phân phối của tài chính là sự hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

Ba là: chức năng giám sát, kiểm tra sự vận động của các nguồn tài

chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Qua đó để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dƣới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ.

Việt Nam, khái niệm quản trị tài chính đƣợc dùng phổ biến đối với quản trị tài chính doanh nghiệp và hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên khái niệm đang đƣợc dùng phổ biến trong một số sách, giáo trình viết về quản trị tài chính định nghĩa là: Quản trị tài chính là một môn khoa

học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiêp hay một tổ chức. Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu - khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp hay một tổ chức [57].

Khái niệm trên phù hợp đối với quản trị tài chính của doanh nghiệp; vì mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh vì lợi nhuận và mục tiêu QTTC là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, không phù hợp đối với các trƣờng đại học công lập, vì trƣờng đại học công lập nƣớc ta là một tổ chức do Nhà nƣớc thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu quản trị tài chính tại trƣờng đại học công lập không vì lợi nhuận.

2.1.2. Khái niệm quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

Mô hình quản trị tài chính trong mỗi đơn vị phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và đặc điểm hoạt động của đơn vị đó. Đối trƣờng đại học công lập có chức năng chung là đào tạo và nghiên cứu khoa học và mục tiêu không vì lợi nhuận nên quản trị tài chính tại các trƣờng đại học cũng có

những đặc điểm và mục tiêu khác đối với doanh nghiệp là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận.

Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm hoạt động của các trƣờng đại học công lập, mà quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập khác biệt với quản trị tài chính tại các doanh nghiệp hay các tổ chức chính trị xã hội khác, đó là:

Thứ thất, quản trị tài chính trƣờng đại học công lập không vì lợi nhuận.

Các nguồn thu của nhà trƣờng là nhằm phục vụ trực tiếp cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng và thực hiện cơ chế tự chủ, đòi hỏi quản trị tài chính của các trƣờng phải đảm bảo nguồn thu để bù đắp chi phí và có tích luỹ. Vì vậy, quản trị tài chính tại các trƣờng đại học phải kết hợp hài hòa các yếu tố về con ngƣời, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, mục tiêu và trách nhiệm của Nhà trƣờng đối với xã hội.

Thứ hai, nguồn thu của các trƣờng đại học công lập bao gồm nguồn

NSNN cấp, nguồn thu học phí của ngƣời học, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, thu sự nghiệp và đóng góp, tài trợ của các tổ chức, xã hội... trong đó nguồn NSNN cấp đang có xu hƣớng giảm, nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu chính của nhà trƣờng, nguồn thu học phí bị phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo và chính sách học phí của Nhà nƣớc.

Thứ ba, quản trị tài chính tại các trƣờng đại học phụ thuộc nhiều vào

chính sách tài chính của Nhà nƣớc đối với giáo dục đại học nhƣ: cơ chế tự chủ đại học; mức đầu tƣ của Nhà nƣớc cho các trƣờng; chính sách học phí của nhà nƣớc; mức chi ngân sách của Nhà nƣớc cho nghiên cứu khoa học ở các trƣờng đại học và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Thứ tư, quản trị tài chính tại các trƣờng cũng phụ thuộc lớn vào chính

nội lực của bản thân trƣờng đại học, nhƣ quy mô đào tạo, thƣơng hiệu của Nhà trƣờng, năng lực quản trị đại học, năng lực đào tạo và nghiên cứu, mối quan hệ giữa Nhà trƣờng với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Từ các nội dung đã phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm về quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập: Quản trị tài chính tại các trường đại

học công lập là quá trình nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính phát sinh trong các hoạt động của nhà trường thông qua thực hiện các chức năng cơ bản của tài chính như: Lập kế hoạch tài chính, tạo nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính và thực hiện công tác kiểm tra giám sát để đạt các mục tiêu phát triển của Nhà trường đề ra.

2.1.3. Mục tiêu quản trị tài chính của các trƣờng đại học công lập

Trƣờng đại học công lập là một tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận, tuy nhiên để hoạt động của Nhà trƣờng có hiệu quả thì Nhà trƣờng cũng nhƣ bất kỳ một tổ chức nào, cần có một nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động ổn định và có tích lũy để thực hiện các mục tiêu phát triển của đơn vị. Đối với trƣờng đại học công lập, QTTC cũng nhằm hƣớng tới phát triển nguồn thu, đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và kiểm roát hoạt động của Nhà trƣờng, nâng cao tính tự chủ hƣớng tới thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng; cụ thể một số mục tiêu nhƣ:

Một là: đảm bảo nguồn tài chính thực hiện các mục tiêu phát triển của Nhà trường.

Để thực hiện chức năng đào tạo và nghiên cứu, các trƣờng đại học rất cần có nguồn lực tài chính lành mạnh để đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu của nhà trƣờng. Nguồn tài chính hiện nay của các trƣờng đại học công lập chủ yếu bao gồm các nguồn thu từ ngân sách Nhà nƣớc, nguồn thu học phí của ngƣời học và các nguồn thu hợp pháp khác. Đối với nguồn NSNN cấp xu hƣớng giảm dần, nguồn thu học phí do các quy định về mức trần học phí của Nhà nƣớc và chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên nguồn thu này phát triển còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đào tạo cũng đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lƣợng và cần có nguồn tài chính lớn; với

mục tiêu đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong trƣờng đại học hiện nay, việc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu lại cần có thêm nguồn tài chính; trong khi hoạt động nghiên cứu lại chƣa tạo ra đƣợc ngay nguồn thu cho hoạt động.

Vì vậy, mục tiêu của quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập hiện nay hƣớng tới phát triển nguồn thu, đảm bảo nguồn tài chính thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng và tích luỹ cho đầu tƣ phát triển bền vững của Nhà trƣờng.

Hai là: tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài chính

Hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trƣờng đại học là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức quản lý chi phí và chất lƣợng sản phẩm của Nhà trƣờng đạt kết quả cao nhất với chi phí hợp lý. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính đƣợc thể hiện:

Công tác lập kế hoạch chiến lƣợc hoạt động của Nhà trƣờng xác định mục tiêu đầu tƣ đúng đắn; các khoản chi đƣợc tính toán cân đối, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc và mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng. Việc chi trả các khoản chi phải đƣợc thực hiện một cách hợp lý, tiết kiệm, không thất thoát, lãng phí; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của Nhà trƣờng một cách hiệu quả nhất, nhằm mục tiêu phát triển năng lực của Nhà trƣờng, bao gồm phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu - cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh của Nhà trƣờng.

Tính hiệu quả trong quản trị tài chính còn đƣợc thể hiện đối với kết quả cuối cùng là tăng thu nhập cho ngƣời lao động và trích lập các quỹ cơ quan cho mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng.

Tính hiệu quả của sử dụng nguồn tài chính đƣợc đánh giá trên góc độ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)