Biên chế cán bộ và quy mô đào tạo của các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 86 - 88)

Đơn vị: ngƣời

3.1.2. Đặc thù trong đào tạo của trƣờng đại học công lập ngành y

3.1.2.1. Thời gian đào tạo dài

Thông thƣờng, các trƣờng đại học có thời gian đào tạo từ 3 đến 5 năm; tuy nhiên trong đào tạo đại học ngành y hệ bác sỹ tối thiểu là 6 năm, đối với bác sĩ nội trú (BSNT) phải học thêm 3 năm sau khi tốt nghiệp bác sỹ. Ngoài ra, để trở thành một bác sỹ giỏi, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thì các bác sĩ còn phải học tập không ngừng tại các trƣờng đại học, tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Các nƣớc trên Thế giới, bác sĩ sau khi tốt nghiệp còn phải học xong Bác sĩ nội trú mới đƣợc hành nghề. Ở Pháp, bác sĩ học 6 năm, sau đó học tiếp BSNT từ 3 đến 5 năm tùy theo từng chuyên ngành; ở Hoa Kỳ, trƣớc khi học chƣơng trình bác sĩ 4 năm, sinh viên cần hoàn thành chƣơng trình dự bị (pre-med) 3 - 4 năm. Giai đoạn tiếp theo là chƣơng trình nội trú kéo dài từ 3 - 7 năm đối với từng chuyên ngành; sau đó, các bác sĩ còn phải trải qua chƣơng trình thực tập chuyên khoa 1 - 3 năm và vƣợt qua đƣợc kỳ thi chuyên ngành mới đƣợc cấp giấy phép hành nghề. Còn ở Úc, tính từ lúc đào tạo cấp cử nhân đến lúc hành nghề độc lập nhƣ là một bác sĩ đa khoa phải qua gần 9 năm học và thực tập; để trở thành bác sĩ chuyên khoa, thời gian học và thực hành bệnh viện có thể dao động từ 12 đến 15 năm [86].

Mặt khác, trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con ngƣời không dừng lại ở một quốc gia mà nó mang tính toàn cầu, do đó phải thƣờng xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy, ngƣời ta nói “nghề y là học suốt đời”.

3.1.2.2. Chi phí đào tạo đại học ngành y cao hơn các ngành khác

Chi phí đào ta ̣o đ ại học đƣợc xem xét trên nhiều góc độ: chi phí của ngƣời học; chi phí của cơ sở đào tạo; chi phí của xã hội; chi phí của Nhà nƣớc. Với các đặc thù của các trƣờng đại học ngành y, chỉ tiêu đào tạo hàng

năm thấp hơn nhiều so với các trƣờng đại học ngành khác, trong khi chi phí biến đổi và chi phí cố định cho đào tạo ngành y lại tăng, đặc biệt là hai yếu tố thời gian đào tạo dài và chi phí đầu tƣ máy móc thiết bị, cơ sở thực tập, thực hành lớn, cùng với chi phí vật tƣ, hóa chất nhiều đã làm tăng chi phí đào tạo của đại học ngành y cao hơn các ngành khác. Thực tế đã đƣợc Chính phủ khẳng định trong việc ban hành chính sách học phí.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tƣớng Chính phủ số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 thì chi phí đào tạo khi tính đủ chi phí trong năm 2021 [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)