Giai đoạn 2015 đến nay (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 95 - 100)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập ngành

3.2.2. Giai đoạn 2015 đến nay (2017)

Giai đoạn này một số trƣờng thực hiện thí điểm đổi mới hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ [28] và chủ yếu các trƣờng ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP ngày 14 /2/ 2015 Chính phủ [31], các đơn vị đƣợc chia thành 4 nhóm:

(i) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ (Đây là loại đơn vị sự nghiệp mới so với NĐ 43/2006/NĐ-CP);

(ii) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên;

(iii) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên; (iv) Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nƣớc bảo đảm chi thƣờng xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).

3.2.2.1. Nội dung tự chủ về nguồn thu

Nguồn thu của đơn vị từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu tại đơn vị đƣợc để lại cho Nhà trƣờng quản lý sử dụng.

- Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị:

+ Nguồn thu học phí: thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ [32]. Theo đó mức trần học phí đối với các chƣơng trình đào tạo quy định nhƣ sau:

(i) Đối với các trƣờng ĐHCL tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, đƣợc quyết định mức thu học phí không vƣợt mức trần quy định của nhà nƣớc quy định (bảng biểu số 3.7). Học phí đƣợc gửi vào ngân hàng thƣơng mại để sử dụng theo cơ chế tự chủ.

Bảng biểu 3.7. Bảng mức thu học phí theo NĐ số 86/2015/NĐ-CP đối với đơn vị tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ

Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

Nguồn: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

(ii) Đối với các trƣờng đại học công lập chƣa tự bảo đảm kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, học phí phải nộp vào KBNN để quản lý, sử dụng.

Bảng biểu 3.8. Bảng mức thu học phí theo NĐ số 86/2015/NĐ-CP đối với đơn vị chƣa tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ

Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên

Nguồn: Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

(iii) Đối với đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ đƣợc xác định bằng mức trần học phí quy định trên nhân (x) hệ số sau đây:

Trình độ đào tạo Hệ số so với đại học

1. Đào tạo Thạc sĩ 1,5

2. Đào tạo Tiến sĩ 2,5

+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ: các trƣờng đƣợc quyền quyết định mức thu trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. Nguồn thu đƣợc gửi Ngân hàng thƣơng mại để sử dụng.

+ Nguồn thu khác (nhƣ vốn vay, liên doanh liên kết, viện trợ….): các đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguồn thu đƣợc gửi Ngân hàng thƣơng mại để sử dụng.

3.2.2.2. Nội dung tự chủ về chi phí

- Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ và các đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên: đƣợc tự chủ về chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đƣợc quyết định mức chi quản lý,

chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng).

- Đối với các đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí và đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí: Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3.2.2.3. Nội dung tự chủ quản lý, sử dụng kết quả tài chính

Nhà trƣờng đƣợc tự chủ sử dụng chêch lệch thu chi (CLTC) để trích lập các quỹ cơ quan; mức trích lập và sử dụng các quỹ do Thủ trƣởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trong đó, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và các nội dung khác có tính chất đầu tƣ phát triển khác của đơn vị. Quỹ bổ sung thu nhập để chi bổ sung thu nhập cho ngƣời lao động trong năm. Các quỹ khác nhƣ Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi, thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng. Đối với đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên, tự chủ toàn bộ chi thƣờng xuyên, mức trích lập quỹ phát triển sự nghiệp tối thiểu 25% CLTC; đơn vị đảm bảo một phần kinh phí chi thƣờng xuyên, mức trích tối thiểu 15% CLTC và đơn vị do NSNN đảm bảo kinh phí mức trích tối thiểu 5% CLTC. Đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí chi đầu tƣ và chi thƣờng xuyên thì không khống chế mức trích quỹ tiền chi thu nhập tăng thêm; đơn vị tự đảm bảo chi thƣờng xuyên mức trích không vƣợt quá 3 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ; đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí không quá 2 lần và đơn vị NSNN đảm bảo kinh phí không quá 1 (một) lần [31].

3.2.2.4. Những kết quả đã đạt được

- Quyền tự chủ của các trƣờng ĐHCL ngày càng cao, đây là một bƣớc tiến trong tƣ duy quản trị đại học. Đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp tự đảm

bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ, không sử dụng kinh phí NSNN đƣợc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trƣờng, đƣợc quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật; đƣợc quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập.

- Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN đƣợc xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí. Các đơn vị sự nghiệp công đƣợc hạch toán đầy đủ các chi phí cần thiết sẽ có động lực chuyển sang tƣ̣ chủ ở mƣ́c cao hơn, từ đó nâng cao số lƣợng, chất lƣợng dịch vụ công và cạnh tranh minh bạch, bình đẳng đƣợc với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

- Chính sách thu học phí đƣợc đổi mới theo hai nhóm trƣờng, tự chủ toàn bộ và chƣa tự chủ; mức thu học phí đã đƣợc điều chỉnh lên và tăng theo lộ trình tăng của chi phí đào tạo và giảm dần sự bao cấp của NSNN.

- Đổi mới phƣơng thức cấp ngân sách cho các trƣờng tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và các trƣờng tự đảm bảo chi thƣờng xuyên và chi đầu theo hƣớng cơ quan nhà nƣớc đặt hàng với nhà trƣờng. Đối với các trƣờng tự bảo đảm một phần chi thƣờng xuyên, Nhà nƣớc thực hiện cấp NSNN hỗ trợ.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ đƣợc giao quyền tự chủ cao nhất và đƣợc vận dụng cơ chế tài chính nhƣ doanh nghiệp khi đủ điều kiện. Khi đó Nhà trƣờng đƣợc xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; đƣợc vay vốn, huy động vốn, đầu tƣ vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định áp dụng cho doanh nghiệp; quản lý thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê áp dụng nhƣ doanh nghiệp.

3.2.2.5. Một số hạn chế

- Cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP là quy định chung; chƣa có nghị định, thông tƣ quy định cụ thể về cơ chế tự chủ của

đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế; vì vậy nhiều nội dung đổi mới của cơ chế vẫn chƣa đƣợc thực hiện, nhƣ áp dụng cơ chế NSNN cấp kinh phí theo hình thức đơn đặt hàng, vận dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp, cơ chế giá dịch vụ.

- Cơ chế tự chủ của Nhà nƣớc vẫn chƣa thực chất, nhiều nội dung cơ chế quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ đã đổi mới tự chủ cao hơn, nhƣng nhiều văn bản khác lại quy định nhiều ràng buộc chƣa thực hiện đƣợc; nhƣ quy định tổ chức bộ máy, biên chế, quy định áp dụng cơ chế tài chính doanh nghiệp cho trƣờng đại học. Cơ chế phân bổ NSNN theo đơn đặt hàng còn thiếu cơ sở thực hiện, nhƣ việc xác định mức chi phí đào tạo tối thiểu, mức thu học phí đối với đơn vị tự chủ vẫn do Nhà nƣớc quy định mức trần học phí.

- Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm thực hiện đổi mới hoạt động, tuy nhiên thủ tục trình duyệt đề án tự chủ theo mô hình thí điểm đổi mới hoạt động còn nặng thủ tục hành chính, qua nhiều cấp lên trình Chính phủ phê duyệt. Chƣa đảm bảo công bằng trong cạnh tranh, do các trƣờng thực hiện tự chủ phải tự đảm bảo toàn bộ kinh phí nên mức thu học phí cao, trong khi đó các trƣờng không thực hiện tự chủ vẫn đƣợc NSNN bao cấp nên mức thu học phí thấp. Vì vậy, không đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, các trƣờng thực hiện tự chủ có nguy cơ khó khăn trong tuyển sinh, chất lƣợng tuyển sinh đầu vào có thể giảm. Mặt khác, thời gian thực hiện thí điểm trong 02 năm là quá ngắn so với thời gian học đại học tối thiếu 4 năm, đặc biệt ngành y bác sỹ học tối thiểu 6 năm.

3.3. Thực trạng tình hình quản trị tài chính tại các Trƣờng đại học công lập ngành Y

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)