Kinh nghiệm quản trị tài chính tại một số trƣờng đại học các nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 72)

2.5.1.Kinh nghiệm tại Đại học Quốc gia Singapore

Singapore là nƣớc rất thành công trong cải cách giáo dục, các trƣờng đại học của Singapore đƣợc tự chủ (autonomous entities) nhƣng vẫn nhận đƣợc tài trợ ngân sách của Chính phủ. Cơ chế này đƣợc chính phủ Singapore

chấp thuận năm 2005. Các trƣờng đại học đƣợc tự chủ toàn diện về tổ chức, tài chính, tuyển sinh, chế độ trả lƣơng cho cán bộ giảng viên, sử dụng và phát triển hiệu quả nguồn tài chính, hƣớng đến phát triển học thuật và tất cả vì danh tiếng của nhà trƣờng.

Singapore là một trong những đất nƣớc đào tạo ngành Y khoa tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Trong đó Trƣờng Y Yong Loo Lin có tiền thân là Trƣờng Y Chính phủ Straits Settlements và Federated Malay đƣợc thành lập năm 1905, thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Trƣờng sử dụng Bệnh viện Đại học Quốc gia làm một trong các cơ sở giảng dạy.

Đại học Quốc gia Singapore (NUS), là trƣờng đại học đa ngành, trong đó có Trƣờng Y Yong Loo Lin. Đây là một trong những trƣờng điển hình về thành công của việc giao quyền tự chủ cao cho đại học. Khi chuyển sang cơ chế hoạt động nhƣ doanh nghiệp năm 2006, NUS đã đẩy mạnh hơn nữa quá trình thay đổi mô hình quản trị vốn đã bắt đầu từ những năm 1990, đặc biệt về quản trị tài chính, thể hiện ở các chính sách nhƣ: (i) tăng lƣơng thƣởng, phụ cấp và có cơ chế đãi ngộ linh hoạt dựa vào thành tích nghiên cứu quốc tế, (ii) linh hoạt trong việc tài trợ nghiên cứu bằng cách cung cấp các khoản tài trợ có giá trị nhiều hơn và cung cấp cơ sở hạ tầng, điều kiện nghiên cứu tốt nhất. Nhƣ vậy, NUS không chỉ là đại học hàng đầu thế giới về nghiên cứu và giảng dạy, mà còn trở thành một đại học doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận từ khoa học công nghệ thông qua thƣơng mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học [39]. Chính sách học phí của Trƣờng Y Yong Loo Lin Đại học Quốc gia Singapore đƣợc tính dựa trên các ngành học, đối tƣợng học và mức học phí quy định theo hình thức đào tạo (full time hoặc part time); mức thu học phí đƣợc giữa các ngành có sự chênh lệch đáng kể và đƣợc tăng hằng năm. Ngoài ra, trƣờng có chính sách hỗ trợ sinh viên qua các chƣơng trình hỗ trợ học phí hoặc cấp học bổng cho sinh viên [90].

Bảng biểu 2.1. Bảng mức học phí Trƣờng Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore năm học 2015 đến 2017

2.5.2. Kinh nghiệm tại Trƣờng Đại học Sydney, nƣớc Úc

Nƣớc Úc có một nền giáo dục tiên tiến, hệ thống giáo dục rất phát triển, có uy tín quốc tế mạnh mẽ, với nhiều trƣờng đại học lớn đứng đầu Thế giới, bằng cấp của Úc đƣợc công nhận khắp nơi trên Thế giới. Trong đó Trƣờng y khoa Sydney (SMS) của Đại học Sydney là một trong những trƣờng đại học lâu đời và hàng đầu của Úc đào tạo ngành Y. Trƣờng đƣợc thành lập vào năm 1856, đây là trƣờng y khoa đầu tiên ở Úc. Trƣờng y khoa Sydney đƣợc hỗ trợ bởi tám trƣờng học lâm sàng, đƣợc đặt tại các bệnh viện giảng dạy chính ở New South Wales.

Đại học Sydney Úc có tổ chức theo mô hình quản trị độc lập và có sự tham gia hay kiểm soát của Nhà nƣớc. Mức độ tự chủ của Nhà trƣờng rất cao, trƣờng tự xây dựng định hƣớng chiến lƣợc, tự lựa chọn các chƣơng trình đào tạo, tuyển cán bộ, giáo viên, cấp bằng và quản lý ngân sách. Trách nhiệm quản trị trƣờng đƣợc giao cho một cơ quan có chức năng quản trị, thƣờng đƣợc gọi là Hội đồng trƣờng (hay Hội đồng quản trị trƣờng) có trách nhiệm quản lý ngân sách cho các hoạt động của Nhà trƣờng. Nguồn thu hàng năm một phần từ thu học phí và đƣợc phân bổ một phần ngân sách công, kinh phí cấp cho các hoạt động của nhà trƣờng đƣợc xem xét lại mỗi năm.

Đối với chính sách học phí do nhà trƣờng quyết định; học phí của các trƣờng đại học Y của Úc cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc từng bang, từng ngành học và thứ hạn của từng trƣờng. Trong đó, Trƣờng y khoa của Đại học Sydney có mức thu rất cao; học phí đƣợc áp dụng cho sinh viên trong nƣớc khối đƣợc hỗ trợ, sinh viên không hỗ trợ và đối với sinh viên quốc tế có sự khác nhau, cụ thể năm 2017 [91].

Bảng biểu 2.2. Bảng mức học phí Trƣờng y khoa của Đại học Sydney, nƣớc Úc năm 2017 (Đô la Úc (AUD)

Nguồn: www.sydney.edu.au/medicine/ (Truy cập ngày 28/7/2017)

2.5.3.Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

Các trƣờng đại học tại Hoa Kỳ đƣợc thực hiện cơ chế tự chủ đại học rất cao, vận hành theo cơ chế thị trƣờng và tự do cạnh tranh. Trƣờng đại học công lập ở Hoa Kỳ đều tự chủ về mặt tài chính, Chính quyền liên bang cung cấp các khoản tài trợ cho sinh viên, nhiều hay ít phụ thuộc vào ngân sách bang dành cho giáo dục. Chính sách học phí ở Hoa Kỳ, Nhà nƣớc không ban hành các tiêu chuẩn chung về các loại học phí, học phí sẽ do từng trƣờng quy định.

Theo một nghiên cứu đánh giá nguồn tài chính của các trƣờng công do ngân sách của bang cấp, chiếm từ 30 - 40%, phần còn lại thu từ học phí, các quỹ nghiên cứu và các khoản khác nhƣ kinh doanh, đầu tƣ tài chính. Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm tới giáo dục bằng cách dành một phần lớn ngân sách trong các quỹ nghiên cứu của Bộ Giáo dục, quỹ khoa học quốc gia, chƣơng trình từ thiện của các công ty lớn để tài trợ cho việc cải tiến, thiết kế lại chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy môn học [74].

Nghiên cứu kinh nghiệm tại Trƣờng y khoa, Đại học Boston. Trƣờng y khoa Đại học Boston, đƣợc thành lập vào năm 1848. Năm 2017, trƣờng Y khoa Đại học Boston đƣợc xếp hạng trong danh sách những Trƣờng Y khoa tốt nhất của Hoa Kỳ. Trong trƣờng đại học, cơ quan quyền lực cao nhất của trƣờng là Hội đồng trƣờng. Mức học phí do nhà trƣờng quyết định, phụ thuộc

vào các yếu tố nhƣ số lƣợng sinh viên nộp đơn xin học, mức độ xếp hạng của trƣờng, hay thành tích của các giảng viên trong trƣờng. Hoa Kỳ, chi phí cho giáo dục đại học thƣờng là cao và tăng nhanh, do vậy sinh viên phải trả học phí nhiều hơn và đồng nghĩa với việc phần chi từ Chính phủ giảm dần.

Học phí có thể thay đổi tùy vào các khoa trực thuộc trƣờng; tùy thuộc vào nhu cầu và những môn học và thay đổi từng năm theo các ngành đào tạo và theo từng năm [92].

Bảng biểu 2.3. Bảng mức học phí Trƣờng Y khoa của Đại học Boston, Hoa kỳ năm học 2017

Đơn vị: Đô la mỹ (USD)

Nguồn: http://www.bu.edu/ (Truy cập ngày 26/7/2017)

2.5.4. Kinh nghiệm tại Đại học Oxford, Vƣơng quốc Anh

Vƣơng Quốc Anh là một quốc gia có nền giáo dục chất lƣợng hàng đầu trên thế giới. Các trƣờng đại học Anh đƣợc hoạt động theo luật công ty Anh, đƣợc tự chủ trong chi tiêu và quản lý ngân sách cấp từ nghiên cứu và thu học phí, tự soạn tài liệu, giáo trình, tự do cạnh tranh bình đẳng bằng các nghiên cứu của mình, trong một môi trƣờng tự do nhất thuộc khuôn khổ, nhờ đó các trƣờng đại học Anh có đƣợc môi trƣờng phát triển rất tốt.

Đại học Oxford là trƣờng đại học đa ngành, trong đó có trƣờng đại học y khoa; đây là một ví dụ điển hình về mô hình quản trị rất thành công, cả về

toàn tự chủ trong tổ chức, hoạt động độc lập và áp dụng các kỹ thuật quản lý doanh nghiệp. Hội đồng trƣờng là cơ quan bao gồm Phó Hiệu trƣởng, các Trƣởng khoa và các thành viên khác đƣợc bầu bởi đại hội đồng trƣờng và có quan sát viên của hội sinh viên, có quyền hạn thảo luận và thông báo các quy định, chính sách đƣợc hội đồng đề xuất và bầu Hiệu trƣởng [39].

Trƣờng Y khoa Đại học Oxford là có truyền thống trong giảng dạy và đƣợc chia thành hai giai đoạn, học tiền lâm sàng tại Khu vực Khoa học của Đại học tại Trung tâm Thành phố Oxford và học lâm sàng tại Bệnh viện John Radcliffe ở Headington, Oxford. Trƣờng Y khoa đƣợc xếp hạng thứ nhất trên Thế giới vào bảng xếp hạng giáo dục đại học năm 2016 ở các trƣờng Đại học cho các nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng và sức khoẻ [93].

Về quản trị tài chính, Đại học Oxford là viện đại học công, nhận ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhƣng Nhà trƣờng đƣợc hoàn toàn tự chủ và có một nguồn tài chính ổn định đến từ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nguồn thu lớn của trƣờng là từ nghiên cứu, còn học phí chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó. Nguồn thu của Đại học Oxford trong năm học 2010 - 2011, khoảng 919,6 triệu bảng Anh, trong đó, nguồn tài chính của Nhà trƣờng chủ yếu do các nguồn tài chính từ bên ngoài để hỗ trợ cho các hoạt động học thuật và nghiên cứu (41%), ngân sách hỗ trợ của chính phủ (22%), học phí (16%) và các hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại khác [39].

Ở Vƣơng quốc Anh, học phí và phí đại học đƣợc quy định cho hai đối tƣợng sinh viên của Vƣơng quốc Anh và EU đóng học phí và không phải đóng phí sinh viên; sinh viên quốc tế khác đóng học phí cao hơn và phải đóng thêm phí sinh viên mỗi năm. Ngành y khoa quá trình học chia làm hai giai đoạn tiền lâm sàng (năm thứ nhất đến năm thứ 3) và học lâm sàng (năm thứ 4 đến năm thứ 6). Trƣờng Y khoa Đại học Oxford, chính sách học phí của áp dụng cho các giai đoạn học là khác nhau [94].

Bảng biểu 2.4. Bảng mức học phí Trƣờng Y khoa Đại học Oxford, Vƣơng Quốc Anh năm học 2017

Đơn vị tính: Bảng anh (£)

Nguồn:https://www.ox.ac.uk/admissions/undergraduate/courses- listing/medicine?wssl=1 (truy cập ngày 31/7/2017).

2.5.5. Kinh nghiệm tại Đại học Paris-Sud, nƣớc Pháp

Chính phủ Pháp có chính sách trợ cấp cho các trƣờng đại học công lập rất cao, vì vậy học phí rất thấp và Chính phủ kiêm luôn nhiệm vụ kiểm soát và quản lý các loại bằng cấp đƣợc trao bởi những trƣờng đại học. Quá trình đào tạo về y học ở Pháp có tính đồng đều và thống nhất do sự kiểm soát của Chính phủ. Học tập để trở thành bác sĩ ở Pháp trải qua 3 giai đoạn, sinh viên phải mất ít nhất 8 năm để trở thành một bác sĩ thông thƣờng và 11 năm để trở thành bác sĩ phẫu thuật.

Cơ chế tự chủ của các trƣờng đại học công lập đƣợc phân làm hai nhóm tự chủ và không tự chủ. Đối với các trƣờng đại học công lập chƣa tự chủ quyết định mức thu học phí không vƣợt mức trần quy định của Nhà nƣớc (trong năm 2013 các khoản phí do nhà nƣớc quy định: sinh viên 254 € và Tiến sĩ 388 €). Đối các trƣờng đại học tự chủ đƣợc quy định mức học phí đại học trong giới hạn ở mức do Bộ Giáo dục quy định; các nghiên cứu sau đại

học và tiến sĩ có thể đƣợc các trƣờng đại học tự do đặt ra. Trong năm 2013, 90% các trƣờng đại học của Pháp đã chọn cơ chế tự chủ [95].

Đối với trƣờng công lập, mức học phí áp dụng cho sinh viên trong nƣớc và sinh viên Quốc tế nhƣ nhau. Năm học 2014 - 2015, học phí đại học vào khoảng $210 một năm cho cả sinh viên trong nƣớc và quốc tế. Theo số liệu của OECD, năm 2011 chính phủ Pháp tài trợ đến 80,8% chi phí của hệ thống đại học công. Mỗi sinh viên đại học đƣợc tài trợ $12.500/năm so với con số $7.700 vào những năm 1980 [125].

Nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Paris-Sud (tiếng Pháp: Université Paris-Sud 11) là một trong những trƣờng đại học công lập của vùng Paris chƣa tự chủ. Đây là Trƣờng đại học danh tiếng và đa ngành có thành phần khoa học và khoa học sức khoẻ, Université Paris-Sud nổi tiếng Thế giới nhờ chất lƣợng nghiên cứu, sự hấp dẫn của các chƣơng trình học tập. Mức học phí Nhà trƣờng quy định đối với hệ cử nhân là 208usd/năm và học viên cao học 285 usd/năm [96].

2.5.6. Bài học đối với các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam

Qua tìm hiểu và phân tích trên ta có thể thấy, nhiều trƣờng đại học công lập các nƣớc trên Thế giới đã xây dựng đƣợc mô hình quản trị đại học nói chung và quản trị tài chính nói riêng rất thành công. Đó là kết quả của những cải cách và đổi mới về quản trị nhằm đáp ứng sự phát triển của Nhà trƣờng và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trên Thế giới hiện nay đang có nhiều mô hình quản trị đại học khác nhau, tuy nhiên có hai mô hình nổi bật nhất là mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp (corporate model) và mô hình quản trị kiểu dân sự (civil Service model). Trong mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp, các trƣờng đại học là những tổ chức công ty tự quản, mà điển hình là mô hình của các trƣờng đại học công của Úc, Anh và Hoa Kỳ. Mô hình quản trị kiểu dân sự là mô hình

khá phổ biến ở các nƣớc châu Âu, theo đó, trƣờng đại học là một cơ quan trực thuộc Chính phủ và đƣợc quản lý bởi một cơ quan chủ quản (Bộ). Trong hai mô hình trên đều có điểm giống nhau là các trƣờng đại học đƣợc trao quyền tự do học thuật. Tuy nhiên, mô hình quản trị kiểu doanh nghiệp hiện đang là mô hình chiếm ƣu thế, đƣợc nhiều nƣớc áp dụng và hơn 3/4 số trƣờng trong nhóm 100 trƣờng hàng đầu thế giới hiện đang áp dụng mô hình này.

i) Trƣớc hết có thể thấy các trƣờng đại học công lập trên các nƣớc đƣợc trao quyền tự chủ rất cao và vẫn có sự kiểm soát của Nhà nƣớc và có thể khẳng định xu hƣớng chung của các nƣớc trên Thế giới là Nhà nƣớc giảm dần bao cấp cho giáo dục đại học, chuyển chi phí cho giáo dục sang cho ngƣời học, đồng thời đƣa ra các chƣơng trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Đây có thể đƣợc xem là một xu hƣớng tất yếu trong bối cảnh chi phí cho giáo dục ngày càng tăng nhanh và nhu cầu theo học của mọi ngƣời ngày càng lớn.

ii) Thực tế trên Thế giới cho thấy, nguồn lực tài chính của các trƣờng đại học công lập trên Thế giới đƣợc lấy từ các nguồn chủ yếu sau: Nguồn ngân sách tài trợ; Nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; Nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ và Nguồn thu học phí.

ii) Đối với chính sách học phí của các nƣớc trên thế giới qua nghiên cứu trên thấy có một số điểm chung nhƣ:

- Nhà nƣớc trao quyền tự chủ cao cho các trƣờng đại học công lập tự quyết định mức thu học phí của trƣờng mình;

- Chính sách học phí đại học của các địa phƣơng không giống nhau; - Chính sách học phí không có quy định cố định mà phụ thuộc vào danh tiếng, thƣợng hiệu của từng trƣờng;

- Chi phí đào tạo và học phí không đồng nghĩa với nhau, nhiều nƣớc phát triển NSNN vẫn trợ cấp cho các trƣờng.

iii) Một số bài học từ kinh nghiệm của các nƣớc trên Thế giới trong quản trị tài chính tại các trƣờng ĐHCL ở Việt Nam:

- Thực hiện giao quyền tự chủ toàn diện cho các trƣờng đại học công lập, các trƣờng đƣợc quyền quyết định thu, chi tài chính và cơ chế hoạt động của trƣờng đại học xu hƣớng chuyển sang cơ chế tài chính doanh nghiệp.

- Đổi mới phƣơng thức phân bổ NSNN cho các trƣờng đại học theo xu hƣớng của các nƣớc trên Thế giới là giảm dần sự bao cấp của NSNN cho giáo dục đại học; NSNN cấp theo đơn đặt hàng hoặc cấp học bổng cho ngƣời học và tăng chi cho đầu tƣ phát triển đảm bảo cơ sở vật chất cho Nhà trƣờng.

- Chuyển dần chi phí đào tạo sang ngƣời học để đảm bảo nguồn tài chính cho chi phí đào tạo của Nhà trƣờng, không làm giảm chi phí đào tạo cần

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)