Xu hƣớng phát triển của trƣờng đại học công lập ngàn hY

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 141 - 144)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

4.1. Xu hƣớng phát triển của trƣờng đại học công lập ngàn hY

4.1.1. Xu hƣớng phát triển của các trƣờng đại học trên Thế giới

Xu hƣớng trên Thế giới hiện nay đối với các trƣờng đại học công lập nói chung là chuyển dịch dần từ mô hình Nhà nƣớc kiểm soát (state control) sang mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, Nhà nƣớc giám sát (state supervison); nhƣ Nhật Bản thông qua Đạo luật Hiệp hội Đại học Quốc gia từ năm 2003 trao quyền tự chủ về mặt pháp lý cho tất cả các trƣờng đại học với quyền lực nhiều hơn cho Giám đốc/Hiệu trƣởng và Ban quản trị trƣờng. Năm 2005, Singapore cũng thông qua một Luật tƣơng tự trao quyền tự chủ cho 3 trƣờng đại học của nƣớc này. Gần đây, bang Nord Rhein-Westfalia, Đức cũng trao quyền tự quyết định cho 33 trƣờng đại học trong việc tuyển dụng các giáo sƣ và các khóa đào tạo của trƣờng. Trong mô hình Nhà nƣớc kiểm soát thì cơ sở GDĐH vẫn đƣợc hƣởng một mức độ tự chủ nhất định và trong mô hình độc lập thì vẫn có quyền của Nhà nƣớc [85].

Bên cạnh đó là xu hƣớng phát triển của các trƣờng đại học theo định hƣớng nghiên cứu, nhà trƣờng cần nhiều kinh phí và hiệu quả lâu dài, khó nhìn thấy ngay. Điều này đòi hỏi các trƣờng đại học phải có chiến lƣợc và kế hoạch phát triển nhà trƣờng đảm bảo cân đối nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài.

Hiện nay, sự hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục đại học và y tế đang diễn ra mạnh mẽ. Đối với các trƣờng đại học ngành y sự hợp tác quốc tế trong đào tạo ngày cành phát triển khi mà sự bùng phát nhiều căn bệnh trên các nƣớc, đòi hỏi sự hợp tác trong điều trị, phòng ngừa và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng và

chống các căn bệnh thế kỷ nhƣ ƣng thƣ, HIV,... Điều đó mang đến nhiều cơ hội cùng với không ít những thách thức đối với các trƣờng đại học công lập ngành y. Trong đối cảnh đó, các trƣờng đại học phải đổi mới toàn diện để nâng cao chất lƣợng đào tạo, chuẩn đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa. Trong đó nội dung chƣơng trình và giáo trình cần đƣợc tổ chức xây dựng và triển khai theo hƣớng mở (cho phép cập nhật thƣờng xuyên về kiến thức trong và ngoài nƣớc, sử dụng giáo trình, học liệu trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc một cách linh hoạt để giảng dạy cho ngƣời học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà ngƣời học đang theo đuổi. Về phƣơng pháp, cho phép sử dụng đa dạng các phƣơng pháp dạy học trực tuyến, online… theo nguyên tắc “lấy ngƣời học là trung tâm”, giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để ngƣời học có thời gian tự học và tự nghiên cứu.

4.1.2. Xu hƣớng phát triển của các trƣờng trong nƣớc

Hiện nay cùng với xu hƣớng phát triển của Thế gới, các trƣờng đại học ngành y trong nƣớc đang phát triển theo xu hƣớng tự chủ đại học là một tất yếu khách quan. Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang đổi mới mạnh mẽ về hoạt động của các trƣờng đại học theo hƣớng tự chủ toàn diện; bối cảnh hiện nay, thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đổi mới căn bản về giáo dục đại học và trao quyền tự chủ toàn diện cho các trƣờng đại học; điều đó đã thể hiện trong Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ quy định về đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các cơ sở giáo dục đại học công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 15/2/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công và các chính sách của Nhà nƣớc trong những năm gần đây đã mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trƣờng đại học công lập. Trong đó Trƣờng Đại học Y dƣợc Cần Thơ đã đƣợc Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ toàn diện từ tháng 4 năm 2017.

Quá trình phát triển của hệ thống các trƣờng đại học công lập nói chung và đại học công lập ngành y nói riêng ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, hệ thống các trƣờng đại học công lập phát triển chậm cả về số lƣợng và chất lƣợng, nguồn kinh phí hoạt động của Nhà trƣờng từ ngân sách NN cấp. Khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với những đổi mới về kinh tế - xã hội, hệ thống các trƣờng đại học ngành y Việt Nam đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 1902 chỉ có 01 trƣờng và đến năm 2016 đã có rất nhiều trƣờng đại học đào tạo ngành y, trong đó có 20 trƣờng ĐHCL ngành y.

Cùng với sự phát triển về lƣợng, các trƣờng đại học công lập ngành y cũng đã thay đổi căn bản về chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu và khám chữa bệnh; qua đó đã làm thay đổi căn bản về cơ chế quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng, nguồn kinh phí hoạt động của các trƣờng đa dạng hơn. Sự phát triển của bệnh viện trong trƣờng đại học, cùng với sự phát triển của các Viện đào tạo, Viện nghiên cứu,… đánh dấu bƣớc chuyển biến từ mô hình quản trị tài chính 2 cấp sang mô hình quản trị tài chính 3 cấp. Do đó, cũng mở ra những yêu cầu mới trong quản trị tài chính của các trƣờng đại học công lập ngành y, đòi hỏi các trƣờng phải năng động và tự chủ cao hơn trong hoạt động, chuẩn hóa sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội và sự hội nhập quốc tế.

Trƣớc bối cảnh đó đòi hỏi các trƣờng phải nâng cao nội lực tự chủ, phát triển đa dạng các nguồn thu đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động và triển khai các kế hoạch phát triển của Nhà trƣờng. Trong bối cảnh đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho các trƣờng đại học công lập ngành y Việt Nam tăng cƣờng hợp tác đào tạo đa dạng hơn về nhiều chuyên ngành, mở ra nhiều chƣơng trình đào tạo hơn, quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu phát triển mạnh

nhƣng cũng tạo ra nhiều thách thức mới về công tác đổi mới đào tạo, đổi mới quản lý đại học và huy động nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục, trong khi nguồn đầu tƣ của NSNN hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi các trƣờng đại học công lập ngành y cần phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới công tác quản trị tài chính là một nội dung hết sức quan trọng để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động của nhà trƣờng đạt mục tiêu, là tiền đề để thực hiện tự chủ đại học của Nhà trƣờng.

4.2. Khuyến nghị một số giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính đối với các trƣờng đại học công lập ngành y trong cơ chế tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)