2.1. Quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập
2.1.3. Mục tiêu quản trị tài chính của các trƣờng đại học công lập
Trƣờng đại học công lập là một tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận, tuy nhiên để hoạt động của Nhà trƣờng có hiệu quả thì Nhà trƣờng cũng nhƣ bất kỳ một tổ chức nào, cần có một nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động ổn định và có tích lũy để thực hiện các mục tiêu phát triển của đơn vị. Đối với trƣờng đại học công lập, QTTC cũng nhằm hƣớng tới phát triển nguồn thu, đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả và kiểm roát hoạt động của Nhà trƣờng, nâng cao tính tự chủ hƣớng tới thực hiện các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng; cụ thể một số mục tiêu nhƣ:
Một là: đảm bảo nguồn tài chính thực hiện các mục tiêu phát triển của Nhà trường.
Để thực hiện chức năng đào tạo và nghiên cứu, các trƣờng đại học rất cần có nguồn lực tài chính lành mạnh để đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu của nhà trƣờng. Nguồn tài chính hiện nay của các trƣờng đại học công lập chủ yếu bao gồm các nguồn thu từ ngân sách Nhà nƣớc, nguồn thu học phí của ngƣời học và các nguồn thu hợp pháp khác. Đối với nguồn NSNN cấp xu hƣớng giảm dần, nguồn thu học phí do các quy định về mức trần học phí của Nhà nƣớc và chỉ tiêu tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên nguồn thu này phát triển còn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đào tạo cũng đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lƣợng và cần có nguồn tài chính lớn; với
mục tiêu đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong trƣờng đại học hiện nay, việc tăng cƣờng đầu tƣ để phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu lại cần có thêm nguồn tài chính; trong khi hoạt động nghiên cứu lại chƣa tạo ra đƣợc ngay nguồn thu cho hoạt động.
Vì vậy, mục tiêu của quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập hiện nay hƣớng tới phát triển nguồn thu, đảm bảo nguồn tài chính thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển của nhà trƣờng và tích luỹ cho đầu tƣ phát triển bền vững của Nhà trƣờng.
Hai là: tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài chính
Hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của trƣờng đại học là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức quản lý chi phí và chất lƣợng sản phẩm của Nhà trƣờng đạt kết quả cao nhất với chi phí hợp lý. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài chính đƣợc thể hiện:
Công tác lập kế hoạch chiến lƣợc hoạt động của Nhà trƣờng xác định mục tiêu đầu tƣ đúng đắn; các khoản chi đƣợc tính toán cân đối, phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc và mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng. Việc chi trả các khoản chi phải đƣợc thực hiện một cách hợp lý, tiết kiệm, không thất thoát, lãng phí; đảm bảo sử dụng các nguồn lực của Nhà trƣờng một cách hiệu quả nhất, nhằm mục tiêu phát triển năng lực của Nhà trƣờng, bao gồm phát triển cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu - cả về mặt chất lƣợng và số lƣợng, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh của Nhà trƣờng.
Tính hiệu quả trong quản trị tài chính còn đƣợc thể hiện đối với kết quả cuối cùng là tăng thu nhập cho ngƣời lao động và trích lập các quỹ cơ quan cho mục tiêu phát triển của Nhà trƣờng.
Tính hiệu quả của sử dụng nguồn tài chính đƣợc đánh giá trên góc độ ngƣời học, mang lại các dịch vụ tiện ích phù hợp cho sinh viên, giảng viên,
cán bộ và cộng đồng, thông qua việc cung cấp các dịch vụ phù hợp với chi phí hợp lý, đảm bảo nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ cho xã hội.
Ba là: Kiểm soát và giám sát chặt chẽ các mặt hoạt động
Tài chính thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thƣờng xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính nhƣ: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trƣng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trƣng về khả năng sinh lời… Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép Nhà trƣờng có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ƣu trong công tác xây dựng kế hoạch và chiến lƣợc phát triển của đơn vị.
Tự chủ đại học là xu thế tất yếu của xã hội phát triển, hoạt động trong môi trƣờng mới, các trƣờng ĐHCL có cơ hội để tự khẳng định mình nhƣng cũng phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh vốn có của kinh tế thị trƣờng. Vai trò của kiểm tra, giám sát sẽ giúp các trƣờng ĐHCL giảm bớt rủi ro trong mọi hoạt động. Trên cơ sở quản lý rủi ro sẽ đảm bảo cho các trƣờng hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ƣu các nguồn lực, có khả năng đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển và hội nhập. Hoạt động kiểm tra, giám sát cần chú trọng công tác kiểm soát toàn bộ hoạt động của đơn vị, quản lý rủi ro và định hƣớng phòng ngừa, điều chỉnh các hoạt động phù hợp.