Thực trạng quản trị nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 101 - 108)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.3. Thực trạng tình hình quản trị tài chính tại các Trƣờng đại học công lập

3.3.1. Thực trạng quản trị nguồn thu

Các trƣờng ĐHCL ngành y hiện nay thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp công lập “Tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng xuyên” và đƣợc NSNN cấp bổ sung một phần kinh phí. Hằng năm nhà trƣờng lập dự toán thu – chi, nguồn thu gồm nguồn NSNN cấp và các nguồn thu sự nghiệp của Nhà trƣờng trình Bộ Y tế phê duyệt giao dự toán thu - chi.

Hiện nay các trƣờng có hai nguồn thu chính: i) Nguồn NSNN cấp (chi hoạt động thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên); ii) Nguồn thu sự nghiệp tại trƣờng (ngoài NSNN), bao gồm: thu học phí, thu dịch vụ đào tạo, thu dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn thu khác.

Bảng biểu 3.9. Tình hình thực hiện nguồn thu

3.3.1.1. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn kinh phí NSNN cấp cho các trƣờng đại học công lập ngành y thuộc Bộ Y tế, đƣợc Bộ Y tế giao dự toán và cấp qua KBNN kiểm soát chi. Tình hình số liệu NSNN cấp kinh phí chi thƣờng xuyên và nguồn không thƣờng xuyên của 5 trƣờng từ năm 2011 - 2015 qua phân tích số liệu thực trạng cho thấy: nguồn NSNN cấp cho các trƣờng có tỷ lệ rất khác nhau so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng (bảng biểu 3.9):

Nhóm 1: Các trƣờng ở thành phố lớn, có điều kiện kinh tế - xã hội của

thành phố phát triển và có quy mô đào tạo lớn, thì có nguồn thu phát triển hơn và nguồn NSNN cấp chiếm tỷ lệ thấp và có xu hƣớng giảm; cụ thể nhƣ: Trƣờng ĐHY Hà Nội, năm 2011 tỷ lệ NSNN cấp 21,8% đến năm 2015 là 14,9% so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng; Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 là 6,8% đến năm 2015 là 6,0% so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng.

Nhóm 2: Các trƣờng khu vực ở địa phƣơng điều kiện kinh tế xã hội

phát triển chậm hơn, thì nguồn thu của Nhà trƣờng chƣa phát triển và có tỷ lệ NSNN cấp cao hơn, nhƣ: Trƣờng ĐHYD Hải Phòng năm 2011 có tỷ lệ NSNN cấp là 34,2% và năm 2015 là 42,8% so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng; Trƣờng ĐHYD Thái Bình năm 2011 có tỷ lệ NSNN cấp là 32,7% và năm 2015 là 31,2% so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng; Trƣờng ĐHYD Cần Thơ năm 2011 có tỷ lệ NSNN cấp là 66,3% và năm 2015 là 26,9% so với tổng nguồn thu của Nhà trƣờng.

a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp hoạt động thường xuyên

Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp chi hoạt động thƣờng xuyên căn cứ vào mức độ tự chủ của từng trƣờng và định mức ngân sách, dựa trên khả năng của ngân sách nhà nƣớc. Nguồn kinh phí NSNN cấp qua hệ thống KBNN để kiểm soát thanh toán.

Bảng biểu 3.10. Tình hình nguồn NSNN cấp chi thƣờng xuyên

Nguồn : Báo cáo tài chính của đơn vị năm 2011-2015

Qua phân tích số liệu tại bảng biểu 3.10, cho thấy hằng năm NSNN cấp chi hoạt động thƣờng xuyên cho các trƣờng chiếm tỷ lệ rất khác nhau; trong đó: Trƣờng ĐHYD Hải Phòng và Trƣờng ĐHYD Thái Bình có tỷ lệ NSNN cấp dao động từ 22,5% (Trƣờng ĐHYD Thái Bình năm 2015) đến 28,0% (Trƣờng ĐHYD Hải Phòng năm 2013); Đại học Y Dƣợc TP. HCM có tỷ lệ NSNN cấp thấp hơn, từ 6,5% (năm 2015) và 4,1% (năm 2015).

b) Nguồn NSNN cấp không thường xuyên

Nguồn ngân sách cấp chi không thƣờng xuyên chủ yếu là thực hiện các dự án đầu tƣ, mua sắm thiết bị. Các khoản chi không thƣờng xuyên kết thúc năm NSNN không sử dụng hết, phải trả lại NSNN hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho chuyển nhiệm vụ chi sang năm sau, khi cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đƣợc phép sử dụng.

Bảng biểu 3.11. Tình hình nguồn NSNN cấp không thƣờng xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Qua số liệu tại bảng biểu 3.11 cho thấy mức độ NSNN cấp chi đầu tƣ, mua sắm cho các trƣờng nhìn chung còn rất thấp so với tổng nguồn kinh phí của Nhà trƣờng, cụ thể:

Trƣờng Đại học Y Hà Nội đƣợc NSNN cấp so tổng nguồn kinh phí của Nhà trƣờng năm cao nhất là 10,5% (năm 2014) và năm 2015 là 3,8%; Đại học Y dƣợc TP.HCM năm 2012 đƣợc NSNN cấp cao nhất là 3,4% và năm 2015 đƣợc cấp 1,9%;

Trƣờng ĐHYD Hải Phòng đƣợc NSNN cấp cao nhất là 29,6% (năm 2013); Trƣờng ĐHYD Thái Bình đƣợc NSNN cấp cao nhất 20,8% (năm 2014) và Trƣờng ĐHYD Cần Thơ đƣợc NSNN cấp tỷ lệ cao hơn do đƣợc đầu tƣ dự án xây dựng mở rộng trƣờng, có tỷ lệ NSNN cấp 56,5% (năm 2011) và năm 2015 là 17,8% so với tổng số chi.

3.3.1.2. Nguồn thu sự nghiệp của Nhà trường (Ngoài NSNN cấp)

Nguồn thu sự nghiệp tại các trƣờng đại học công lập ngành y những năm qua đang có chiều hƣớng phát triển, tuy nhiên vẫn chỉ mới tập trung ở các nguồn thu truyền thống nhƣ: Nguồn thu học phí; nguồn thu từ dịch vụ về đào tạo, chuyển giao công nghệ; nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh và nguồn thu khác nhƣ trông giữ xe, lãi tiền gửi, tài trợ, v.v…

Bảng biểu 3.12. Tình hình nguồn thu sự nghiệp tại các trƣờng

Đơn vị: Triệu đồng

Phân tích số liệu bảng biểu 3.12 cho thấy kết quả nguồn thu sự nghiệp đạt đƣợc của các trƣờng có mức độ rất khác nhau; trong đó có thể chia 5 trƣờng đã khảo sát làm hai nhóm:

Nhóm 1: Trƣờng Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dƣợc TP.HCM là

những trƣờng trọng điểm quốc gia, có thƣơng hiệu và có lợi thế về mặt địa lý và kinh tế xã hội. Nguồn thu lớn hơn các trƣờng khác và cơ cấu nguồn thu có sự khác các trƣờng; nguồn thu học phí chiếm tỷ lệ thấp, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng nguồn thu; cụ thể nhƣ:

Trƣờng Đại học Y Hà Nội, năm 2011 có tỷ lệ thu học phí là 8,5%; thu dịch vụ đào tạo là 7,6%; thu dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) là 76,1% và thu khác là 7,8%; năm 2015, tỷ lệ thu học phí là 7,8%; thu dịch vụ đào tạo là 8,8%; thu dịch vụ KCB là 80,1% và thu khác là 3,3%.

Đại học Y Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có tỷ lệ thu học phí là 3,2%; thu dịch vụ đào tạo là 3,1%; thu dịch vụ KCB là 92,4% và thu khác là 1,4%; năm 2015, tỷ lệ thu học phí là 3,9%; thu dịch vụ đào tạo là 6,1%; thu dịch vụ KCB là 87,9% và thu khác là 2,1%.

Nhóm 2: các trƣờng chƣa có lợi thế nhiều về thƣơng hiệu, vị trí địa lý

và kinh tế xã hội nhƣ: Trƣờng ĐHYD Hải Phòng; Trƣờng ĐHYD Thái Bình và Trƣờng ĐHYD Cần Thơ; cơ cấu tỷ lệ các nguồn thu học phí, dịch vụ đào tạo, dịch vụ KCB tƣơng đối ổn định và không chênh lệch nhiều giữa các nguồn thu của Nhà trƣờng, nhƣ:

Trƣờng ĐHYD Hải Phòng, năm 2011 có tỷ lệ thu học phí là 30,6%; thu dịch vụ đào tạo là 22,4%; thu dịch vụ KCB là 44,3% và thu khác là 2,8%; Năm 2015, tỷ lệ thu học phí là 41,2%; thu dịch vụ đào tạo là 21,2%; thu dịch vụ KCB là 35,4% và thu khác là 2,1%.

Trƣờng ĐHYD Thái Bình, năm 2011 có tỷ lệ thu học phí là 29,7%; thu dịch vụ đào tạo là 28,1%; thu dịch vụ KCB là 40,9% và thu khác là 1,2%; năm 2015, tỷ lệ thu học phí là 37,4%; thu dịch vụ đào tạo là 23,8%; thu dịch vụ KCB là 38,0% và thu khác là 0,9%.

Trong đó, đối với Trƣờng ĐHYD Cần Thơ các năm qua nguồn thu có cơ cấu thay đổi lớn do đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ mở rộng Nhà trƣờng, xây dựng mới bệnh viện và thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng nguồn nhân lực cho các tỉnh Tây Nam Bộ, cụ thể: Năm 2011 tỷ lệ thu học phí là 21,4%; thu dịch vụ đào tạo là 67,2%; thu dịch vụ KCB là 1,2% (năm tiên đầu bệnh viện hoạt động) và thu khác là 10,2; đến năm 2015, tỷ lệ thu học phí là 12,1%; thu dịch vụ đào tạo là 63,0%; thu dịch vụ KCB là 21,4% và thu khác là 3,4% [phụ lục bảng biểu 3.12].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)