Theo mô hình này các chuyên gia kế toán đồng thời đảm nhiệm hai nhiệm vụ: thu thập và xử lý thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Kế toán trƣởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lƣu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo nhằm cung thông tin cho nhà quản trị. Các bộ phận kế toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp, chi tiết, đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý. Kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch định các chi phí trong hoạt động dịch vụ của đơn vị. Kế toán quản trị không sử dụng chế độ kế toán riêng, tách rời với kế toán tài chính mà sử dụng các tài khoản kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị kết hợp chung trong một hệ thống kế toán với kế toán tài chính. Kế toán tài chính và kế toán quản trị đƣợc tổ chức thành một bộ máy thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán. Kế toán tài chính sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết, sổ kế toán chi tiết
phù hợp, báo cáo kế toán nội bộ và còn sử dụng thêm các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp toán...để hệ thống hóa và xử lý thông tin. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin đƣợc tính đến cả mục đích của kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tƣợng bên trong và bên ngoài đơn vị. Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu thập, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp, vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý. Bộ phận kế toán quản trị chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thong tin cho nội bộ đơn vị, bộ phận kế toán tài chính sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để cung thông tin cho các đối tƣợng bên ngoài đơn vị.
4.2.6. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của quy chế thu chi nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ là hệ thống các quy phạm nội bộ của đơn vị, bao gồm các nguyên tắc, các quy định về nội dung thu, mức thu và các nội dung chi, mức chi mang tính bắt buộc chung trong đơn vị, trong từng lĩnh vực hoạt động hoặc từng hành vi cụ thể. Đây đƣợc xem là văn bản pháp lý rất quan trọng để giúp các nhà lãnh đạo quản lý, điều hành công việc có kế hoạch, cân đối đƣợc nguồn lực, phát triển đơn vị bền vững và giúp mọi ngƣời trong đơn vị chủ động điều phối thực hiện nhiệm vụ.
Trong cơ chế tự chủ tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ cần đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả hơn, giúp các nhà lãnh đạo quản lý, điều hành công việc có kế hoạch, cân đối đƣợc nguồn lực, phát triển đơn vị bền vững, trong đó cần thực hiện một số giải pháp:
i) Nâng cao nhận thức đúng về vai trò của quy chế chi tiêu nội bộ là hệ thống các quy phạm, quy tắc bắt buộc tất cả mọi ngƣời trong đơn vị nghiêm túc thực hiện theo quy chế, đảm bảo nguồn vốn cho chi thƣờng xuyên và có tích luỹ chi đầu tƣ phát triển.
ii) Thực hiện tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng quy chế, lấy ý kiến tham gia xây dựng quy chế của tất cả các đơn vị trong Nhà trƣờng và tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để thông qua. Quy định mức chi phải đảm bảo cân đối thu - chi và có tích lũy để Nhà trƣờng phát triển, ổn định thu nhập cho ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ đào tạo cho xã hội.
iii) Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn và kiểm tra thực hiện quy chế. - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các đơn vị và cá nhân trong Nhà trƣờng thực hiện quy chế.
- Tăng cƣờng hoàn thiện các công cụ kiểm tra, giám sát của Nhà trƣờng và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với việc xây dựng và thực hiện quy chế, nhằm phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế.
- Thƣờng xuyên đánh giá, bổ sung chỉnh sửa quy chế cho phù hợp với thực hiện và các chính sách chế độ của Nhà nƣớc khi thay đổi. Tính hiệu quả về quản lý thu tài chính không chỉ bao gồm việc thu đúng, thu đủ các khoản thu đƣợc quy định mà còn thể hiện ở việc huy động đƣợc một cách chủ động và sáng tạo các nguồn thu có tiềm năng và bền vững để tạo ra hiệu quả và giá trị xã hội lớn hơn. Tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc quản trị tài chính cần phải đƣợc thực hiện đồng bộ ở cả hai khía cạnh thu và chi để có thể sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực của Nhà trƣờng.
4.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình khai minh bạch và trách nhiệm giải trình
4.2.7.1. Hoàn thiện bộ máy kiểm tra, kiểm soát
Hiện nay, trong tổ chức bộ máy của các trƣờng đại học công lập ngành y đã thành lập Phòng Thanh tra giáo dục và và có Ban Thanh tra nhân dân trong tổ chức công đoàn nhà trƣờng. Tuy nhiên, đây là các tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thanh tra mang tính chuyên môn hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hoạt động mang tính kiêm nhiệm của Nhà trƣờng. Vì vậy, cần tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm tra, giám sát nhƣ Ban kiểm soát để thực hiện kiểm soát, giám sát thƣờng xuyên và định kỳ để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa sai phạm, phòng ngừa rủi ro trong mọi mặt hoạt động của đơn vị. Đồng thời chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và tính độc lập của các thành viên trong các bộ phận này; ban hành, cụ thể hoá quy chế hoạt động của kiểm soát viên, ban kiểm soát.
4.2.7.2. Hoàn thiện hệ thống quy chế làm cơ sở quản lý và công cụ để kiểm tra, giám sát.
Hệ thống các quy chế quản trị tài chính trong nội bộ của các trƣờng bao gồm: i) Quy chế thu chi nội bộ; ii) Kế hoạch tài chính; ii) Phân cấp thu - chi trong trƣờng đại học; iv) Xác định mức chi phí đào tạo; v) Khấu hao TSCĐ; vi) Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ tài chính trong trƣờng đại học. Đây là một bộ phận trong hệ thống văn bản để quản lý trƣờng, đảm bảo công khai về tài chính, cần đƣợc định kỳ xem xét và hoàn thiện.
- Rà soát, sửa đổi, ban hành đầy đủ hệ thống quy chế quản lý nội bộ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát nội bộ.
- Quán triệt các nguyên tắc kiểm soát nội bộ trong phân công nhiệm vụ, cần rà soát và xây dựng các quy chế về quản lý nhằm cụ thể hoá, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban chức năng trong nhà trƣờng, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây tính ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, xử lý các công việc liên quan đến nhiều phòng ban, đơn vị khác nhau trong nội bộ đơn vị.
4.2.7.3. Hoàn thiện quy trình, nội dung kiểm tra, giám sát
kiểm soát nội bộ theo chiều dọc có nghĩa là thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo cơ cấu tổ chức quản lý dọc từ trên xuống các bộ phận và cá nhân theo sự phân công phân nhiệm cho từng cá nhân. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo chiều ngang là việc xây dựng các cơ chế, thủ tục kiểm soát thông qua các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của đơn vị. Các trƣờng ĐHCL cần phải xác định các chức năng cơ bản, các mục tiêu và rủi ro của từng quy trình, từ đó đƣa ra các cơ chế kiểm soát áp dụng phù hợp với quy trình đó. Kết hợp lại sẽ có đƣợc mạng lƣới kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với mọi thành viên và mọi hoạt động trong Nhà trƣờng, đảm bảo kiểm soát trên toàn bộ hoạt động và các lĩnh vực không bị chồng chéo hoặc bỏ trống, đảm bảo sự phân chia tách bạch giữa các chức năng; đảm bảo sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các quá trình thực hiện công việc.
- Hàng năm, các trƣờng ĐHCL cần thƣờng xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện công tác tài chính kế toán. Các trƣờng có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài hoặc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ với các thành viên là những ngƣời có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính kế toán nhằm thực hiện công tác kiểm toán đạt hiệu quả. Thông qua công tác kiểm toán giúp cho các đơn vị phát hiện ra đƣợc những thiếu sót, kịp thời thực hiện chấn chỉnh lại những sai sót trong công tác quản lý tài chính và đƣa công tác quản lý tài chính các trƣờng đi vào nề nếp theo đúng quy định của Nhà nƣớc.
4.3. Một số đề xuất, khuyến nghị đối với Nhà nƣớc
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng đại học công lập
4.3.1.1.Trao quyền tự chủ tài chính cùng với quyền tự chủ đại học
Để đảm bảo quyền tự chủ tài chính đƣợc thực thi, đồng thời Nhà nƣớc cần thực hiện đồng bộ về trao quyền về tự chủ đại học, đây là hai nội dung ràng buộc lẫn nhau, không thể tách rời, mà cần đƣợc hoàn thiện đồng bộ để tính hiệu lực và hiệu quả của cơ chế đƣợc thực hiện đạt kết quả cao.
Trên Thế giới, sự phát triển theo xu hƣớng tự chủ đại học là yếu tố cơ bản của trƣờng đại học. Tự chủ đại học sẽ tạo động lực để các trƣờng đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của đơn vị, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trƣờng đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động của Nhà trƣờng.
Theo European University Association (2013), tự chủ đại học gồm 4 (bốn) nội dung chính là: tự chủ về tổ chức; tự chủ về tài chính; tự chủ về nhân sự; tự chủ về học thuật [124]; trong đó:
- Tự chủ về tổ chức thể hiện ở các nội dung sau:
+ Tuyển dụng Hiệu trƣởng, xác định các tiêu chí để tuyển dụng Hiệu trƣởng. + Quyết định nhiệm kỳ/miễn nhiệm Hiệu trƣởng.
+ Lựa chọn thành viên bên ngoài trƣờng vào ban quản trị/ hội đồng trƣờng. + Quyết định về tổ chức các khoa, bộ môn.
+ Quyết định chu trình, tiêu chí bổ nhiệm giáo sƣ, phó giáo sƣ.
- Tự chủ về tài chính thể hiện ở các nội dung sau:
+ Quyết định mức học phí.
+ Trả lƣơng cho giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy. + Phân bổ ngân sách một các độc lập.
+ Sở hữu bất động sản, tài sản tài chính. + Vay mƣợn, đầu tƣ ở thị trƣờng tài chính.
- Tự chủ về nhân sự thể hiện ở các nội dung sau:
+ Tuyển dụng giảng viên và nhân viên có năng lực mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
+ Quyết định tiêu chí, quy trình tuyển chọn, sa thải nhân sự. + Quyết định mức lƣơng theo năng lực của giảng viên, nhân viên. + Quyết định các tiêu chí tăng lƣơng, thƣởng.
- Tự chủ về học thuật thể hiện ở các nội dung sau:
+ Quyết định số lƣợng sinh viên tuyển sinh. + Quyết định tiêu chuẩn tuyển sinh.
+ Mở ngành học.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy.
+ Lựa chọn cơ chế đảm bảo chất lƣợng. + Lựa chọn cơ quan kiểm định phù hợp.
+ Xây dựng nội dung giảng dạy theo những quy định khung
Tác giả luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các trƣờng đại học công lập theo mô hình nhƣ sau: