Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 130 - 141)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

a) Cơ chế tự chủ chưa toàn diện và chính sách chưa đồng bộ

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã nhiều đổi mới cơ chế tự chủ đối với các trƣờng đại học; quyền tự chủ của các trƣờng đƣợc nâng cao, điều đó đã tạo điều kiện cho các trƣờng đại học công lập chủ động hơn và nâng cao trách nhiệm hơn trong hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhiều điều bất cập trong hệ thống chính sách, chế độ làm hạn chế sự chủ động, sáng tạo và hạn chế sự phát triển của Nhà trƣờng.

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán) đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá cơ chế tự chủ tài chính hiện nay chƣa thực chất và khó thực hiện.

Thực tiễn quyền tự chủ của các trƣờng đại học đƣợc quy định trong Điều 32 của Luật GDĐH 2012, nhƣ: tự chủ về quản trị (tổ chức và nhân sự); tự chủ về tài chính (tài chính và tài sản); và tự chủ về học thuật (đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lƣợng). Tuy nhiên, xem xét toàn bộ tất cả các điều khoản trong Luật GDĐH càng thấy quyền tự chủ thực sự của các trƣờng đại học khó có thể trở thành hiện thực; quyền tự chủ vừa đƣợc giao ở điều này bị hạn chế tại một điều khác, thậm chí có mâu thuẫn ngay giữa hai khoản trong cùng một điều luật; cụ thể nhƣ:

- Điều 34, Luật giáo dục 2012, quy định rõ các cơ sở giáo dục có quyền tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phƣơng thức tuyển sinh (Điều 34, Khoản 1,

Mục b và Khoản 2, Mục b). Tuy nhiên, Khoản 3 của Điều 34 này nêu rõ “Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh” cho thấy việc thể hiện quyền tự chủ trong hoạt động này cũng đƣợc khoanh vùng trong những quy định chặt chẽ và chi li của Bộ [72].

+ Điều 65, mục 1, Luật giáo dục 2012, quy định học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà ngƣ ời học phải nộp cho cơ sở giáo dục đại học để đắp chi phí đào tạo. Tuy nhiên, mục 2, Điều 65, Chính phủ quy định nội

dung, phƣơng pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, đối với các cơ sở giáo dục đa ̣i ho ̣c công l ập. Thực tế, trong NĐ 49/2010/NĐ-CP và NĐ số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định mức học phí chƣa đủ bù đắp chi phí đào tạo của các trƣờng đại học [72; 25; 32].

- Mặt khác, hệ thống chính sách của nƣớc ta còn chƣa đồng bộ và ban hành chƣa kịp thời. Nhiều văn bản ban hành chậm, khi có hiệu lực, nhiều nội dung đã lạc hậu và nhiều văn bản hƣớng dẫn còn chồng chéo hoặc chậm có văn bản hƣớng dẫn, làm giảm hiệu lực của văn bản, cụ thể nhƣ.

+ Chính sách học phí một thời gian dài (1998 - 2010) thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ; trong đó mức thu học phí cho đại học là 180.000đ/tháng và đƣợc áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo, không phân biệt khối ngành đào tạo có chi phí đào tạo cao hay thấp; chế độ này đã kéo dài hơn 12 năm không thay đổi, trong khi đó tỷ lệ trƣợt giá, chế độ tiền lƣơng tối thiểu điều chỉnh 5 lần (từ 290.000đ/tháng lên 650.000đ/tháng). Chế độ thu học phí này đã làm cho các trƣờng đại học không phát triển đƣợc nguồn thu và kinh phí hoạt động của đơn vị chủ yếu là NSNN bao cấp. Năm 2010, chính sách học phí đã thay đổi Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, mức thu học phí đã điều chỉnh tăng nhiều và phân mức theo các nhóm ngành và có lộ tình

tăng theo tỷ số trƣợt giá; tuy nhiên trong thực hiện cơ chế chuyển giá vẫn chƣa có cơ chế và hƣớng dẫn thực hiện [20; 25].

Năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đây là Nghị định quy định khung về cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đến nay vẫn chƣa có Nghị định cụ thể và các văn bản hƣớng dẫn để thực hiện.

+ Thời gian thực hiện đề án thí điểm Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ rất ngắn, chƣa đủ thời gian để thực hiện kế hoạch dài hạn. Một số quy định tại Nghị quyết 77 chƣa rõ, đồng thời chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, đặc biệt chƣa rõ thẩm quyền đƣợc tự chủ của các trƣờng còn chƣa đồng bộ giữa các văn bản, dẫn đến còn nhiều quan điểm khác nhau giữa trƣờng và các cơ quan quản lý, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện [28].

Khi thực hiện thí điểm đổi mới toàn diện, nếu cùng một nhóm ngành đào tạo y, nếu trƣờng nào thực hiện tự chủ toàn bộ thì sẽ đƣợc thu học phí cao (hiện nay mức trần thu học phí khối trƣờng y tự chủ toàn bộ cao gấp gần 5 lần so với trƣờng không tự chủ toàn bộ), điều này đã tạo sự bất bình đẳng nghiêm trọng và tăng khó khăn cho các trƣờng thực hiện tự chủ toàn diện, vì mức thu học phí cao, ngƣời học có xu hƣớng đi học trƣờng có mức thu học phí thấp; làm cho số thu của các trƣờng tự chủ có thể giảm, điều này là không khuyến khích các trƣờng thực hiện tự chủ toàn diện.

- Đối với cơ chế huy động vốn từ các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ vào các trƣờng đại học, các bệnh viện; mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 về một số chính sách phát triển Y tế; tuy nhiên đây mới chỉ là “Nghị quyết” đến nay vẫn chƣa có Thông tƣ hay văn bản

hƣớng dẫn để thực hiện. Vì vậy các đơn vị chƣa thể thu hút đƣợc nguồn vốn từ các doanh nghiệp [29].

b) Cơ chế phân bổ NSNN còn chưa phù hợp

Các trƣờng đại học công lập ngành y hiện nay thuộc nhóm tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng xuyên, một phần kinh phí đƣợc NSNN cấp. Cơ chế phân bổ NSNN cho các trƣờng đại học công lập chủ yếu dựa trên cơ sở phân loại theo mức độ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của các trƣờng và hằng năm Chính phủ dựa trên một tỷ lệ trƣợt giá dao động trong khoảng 10%.

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá cơ chế này chƣa khuyến khích đƣợc các Trƣờng tăng nguồn thu, vì khi tăng nguồn thu thì tỷ lệ đảm bảo cao và NSNN sẽ cấp thấp. Do đó, tạo ra tƣ tƣởng ỷ lại sự bao cấp của NSNN hoặc báo cáo số thu giảm để đƣợc NSNN cấp tỷ lệ cao. Một số hạn chế trong cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay nhƣ:

- Mức độ tự chủ xây dựng trên cơ sở đề nghị của các trƣờng là thiếu khách quan, vì theo số liệu quyết toán hiện nay, số thu thực tế của các trƣờng hơn nhiều so với số thu các đơn vị lập dự toán, điều đó chứng tỏ khi lập dự toán của các trƣờng đã tính số thu thấp và số chi cao, làm cho mức độ tự chủ tài chính thấp để đƣợc NSNN cấp nhiều. Điều này là không đảm bảo tính công bằng trong cơ chế thị trƣờng và tạo ra tính thụ động, trông chờ vào sự bao cấp của NSNN.

- Mặt khác, giữa các ngành nghề đào tạo khác nhau sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau, có sự hấp dẫn ngƣời học khác nhau và nhu cầu nhân lực của xã hội về mỗi một ngành nghề đào tạo cũng khác nhau. Tuy

trƣờng đào tạo ngành y có chi phí đào tạo cao và nhu cầu vốn cho đầu tƣ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị thực hành, vật tƣ hóa chất tiêu hao nhiều, nhƣng không có cơ chế đặc thù cho các trƣờng đại học công lập ngành y, nguồn vốn NSNN cấp cho đầu tƣ còn quá thấp, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu và quy mô phát triển của các trƣờng.

- Vùng miền địa phƣơng của Nhà trƣờng ở: đây là một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến mức độ tự chủ của các trƣờng; mỗi một vùng miền có sự thu hút học sinh khác nhau và chi phí hoạt động của các trƣờng cũng có sự khác nhau; điều đó nó tác động đến nguồn thu và chi phí đào tạo của các trƣờng. Tuy nhiên cơ chế phân bổ NSNN chƣa xem xét yếu tố vùng miền trong phân loại mức độ tự chủ của các trƣờng để đảm bảo yếu tố cạnh tranh và cân bằng xã hội.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã quy định NSNN cấp cho các Trƣờng đại học theo cơ chế đặt hàng, tuy nhiên đó mới chỉ là nghị định khung và mới chỉ áp dụng đối với các đơn vị đƣợc duyệt đề án tự chủ chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có quy định định mức chi phí đào tạo để làm cơ sở phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

c) Kinh tế xã hội các địa phương chưa đều và phát triển chậm

Nền kinh tế xã hội phát triển chƣa đều, tạo ra sự khác biệt thu nhập và chi phí, nhu cầu cuộc sống của nhân dân giữa các vùng miền. Trong giáo dục, khi ngƣời dân có thu nhập cao và nhận thức cao, họ sẽ có nhu cầu cuộc sống cao hơn, trong đó việc học tập và chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân đƣợc chú trọng và họ sẵn sàng bỏ ra chi phí cao cho việc học tập và chăm sóc sức khỏe của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để trƣờng đại học và bệnh viện mở rộng và phát triển và ngƣợc lại khi các địa phƣơng có khó khăn, kinh tế chậm phát

triển, thu nhập và nhu cầu cuộc sống chƣa cao, thì sẽ ảnh hƣởng đến sự mở rộng và phát triển của trƣờng đại học. Mặt khác, đối với các trƣờng đại học ở các thành phố sẽ thu hút đƣợc ngƣời học hơn các trƣờng đại học ở các địa phƣờng xã thành phố lớ, đây là lý do có tính khách quan làm nguồn thu của các trƣờng đại học công lập ngành y trên các vùng miền của Việt Nam có sự thay đổi và cơ cấu tỷ lệ các nguồn thu của các trƣờng khác nhau.

Nhận thức và quan niệm về học phí của ngƣời dân trong giáo dục đại học vẫn còn nhiều hạn chế. Quan niệm về giáo dục đại học miễn phí hoặc học phí thấp và chƣa nhận thức đúng về vai trò của học phí đối với chất lƣợng giáo dục đại học cần đƣợc nâng cao. Do vậy, việc tăng học phí đại học thƣờng gặp nhiều sự phản đối từ ngƣời dân. Điều này cũng khiến các nhà hoạch định chính sách học phí đại học chƣa thể thực hiện những cải cách trong học phí đại học một cách triệt để.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ nội bộ của các trường

a) Năng lực QTTC còn hạn chế và thiếu sẵn sàng thực hiện tự chủ

Các trƣờng đại học công lập ngành y hiện nay, chủ yếu thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí và đƣợc NSNN cấp một phần kinh phí. Một thời gian dài thực hiện cơ chế bao cấp của NSNN làm ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng thụ động trong quản trị của Nhà trƣờng. Khi thực hiện cơ chế đổi mới theo xu hƣớng tự chủ, tƣ duy còn có sự hạn chế và chƣa sẵn sàng thực hiện tự chủ.

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá tính năng động, tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng hạn

chế, triển khai thực hiện đổi mới còn chậm trễ, lúng túng trong xây dựng đề án tự chủ.

Đối với các trƣờng đại học công lập ngành y, cán bộ lãnh đạo quản lý đều trƣởng thành từ làm chuyên môn bác sỹ, chƣa đƣợc đào tạo trình độ về quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Trong số 5 (năm) trƣờng đại học ngành y, chỉ có 1 (một) trƣờng đại học trong Ban Giám hiệu có 1 Hiệu phó phụ trách kinh tế có chuyên môn tài chính, 4 (bốn) trƣờng còn lại BGH đều không có ngƣời chuyên môn về quản lý kinh tế. Vì vậy, trình độ quản lý kinh tế của Nhà trƣờng còn hạn chế, chƣa theo kịp sự đổi mới hoạt động trong cơ chế tự chủ tài chính. Mặt khác, công tác tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự của nhà trƣờng còn một số hạn chế nhƣ: bộ máy tổ chức, biên chế còn cồng kềnh; công tác tuyển dụng còn thi tuyển hình thức, vì vậy chƣa tuyển dụng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ chuyên môn cao; công tác đào tạo, quy hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Về tổ chức bộ máy chƣa thực hiện đầy đủ việc thành lập Hội đồng trƣờng quy định cụ thể tại Mục 1, Điều 16 của Luật GDĐH năm 2012. Trong 5 trƣờng khảo sát đều chƣa thành lập Hội đồng trƣờng. Vì vậy, vai trò của Hội đồng trƣờng trong quản trị đại học không đƣợc thực thi, làm hạn chế năng lực tổ chức quản lý trong trƣờng đại học. Mặt khác, ở các trƣờng đại học công lập Việt Nam có tổ chức Đảng, là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, từ chiến lƣợc phát triển dài hạn, kế hoạch hàng năm về tổ chức, nhân sự, tài chính, các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng. Mối quan hệ giữa tổ chức Đảng với Hội đồng trƣờng chƣa đƣợc Luật GDĐH quy định rõ nên Hội đồng trƣờng chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền.

Thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các trƣờng ĐHCL; tuy nhiên, tính đến thời điểm tác giả điều tra số liệu thực trạng năm 2015, trong khối các trƣờng Đại học công lập ngành y

chƣa có trƣờng nào thực hiện cơ chế tự chủ theo NQ 77, điều đó khẳng định các trƣờng thiếu sự chủ động, thiếu sự sẵn sàng thực hiện tự chủ.

Tính đến tháng 4/2017 có Trường ĐHYD Cần Thơ là trường đầu tiên được Chính phủ phê duyệt đề án tự chủ [33].

b) Công tác kế toán quản trị chưa được tổ chức thực hiện

Kế toán quản trị xuất hiện trên thế giới từ trƣớc năm 1950 và đƣợc đề cập ở Việt Nam vào đầu những năm 1990. Từ đó đến nay, kế toán quản trị hình thành và phát triển, trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các trƣờng đại học công lập nói chung chƣa áp dụng chế độ kế toán quản trị. Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều trả lời chƣa tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị và cần thiết tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 130 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)