Đặc thù trong đào tạo của trƣờng đại học công lập ngàn hy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 87 - 89)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.1. Khái quát về các trƣờng đại học công lập ngành yở Việt Nam

3.1.2. Đặc thù trong đào tạo của trƣờng đại học công lập ngàn hy

3.1.2.1. Thời gian đào tạo dài

Thông thƣờng, các trƣờng đại học có thời gian đào tạo từ 3 đến 5 năm; tuy nhiên trong đào tạo đại học ngành y hệ bác sỹ tối thiểu là 6 năm, đối với bác sĩ nội trú (BSNT) phải học thêm 3 năm sau khi tốt nghiệp bác sỹ. Ngoài ra, để trở thành một bác sỹ giỏi, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thì các bác sĩ còn phải học tập không ngừng tại các trƣờng đại học, tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Các nƣớc trên Thế giới, bác sĩ sau khi tốt nghiệp còn phải học xong Bác sĩ nội trú mới đƣợc hành nghề. Ở Pháp, bác sĩ học 6 năm, sau đó học tiếp BSNT từ 3 đến 5 năm tùy theo từng chuyên ngành; ở Hoa Kỳ, trƣớc khi học chƣơng trình bác sĩ 4 năm, sinh viên cần hoàn thành chƣơng trình dự bị (pre-med) 3 - 4 năm. Giai đoạn tiếp theo là chƣơng trình nội trú kéo dài từ 3 - 7 năm đối với từng chuyên ngành; sau đó, các bác sĩ còn phải trải qua chƣơng trình thực tập chuyên khoa 1 - 3 năm và vƣợt qua đƣợc kỳ thi chuyên ngành mới đƣợc cấp giấy phép hành nghề. Còn ở Úc, tính từ lúc đào tạo cấp cử nhân đến lúc hành nghề độc lập nhƣ là một bác sĩ đa khoa phải qua gần 9 năm học và thực tập; để trở thành bác sĩ chuyên khoa, thời gian học và thực hành bệnh viện có thể dao động từ 12 đến 15 năm [86].

Mặt khác, trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con ngƣời không dừng lại ở một quốc gia mà nó mang tính toàn cầu, do đó phải thƣờng xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức, mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho ngƣời bệnh. Chính vì vậy, ngƣời ta nói “nghề y là học suốt đời”.

3.1.2.2. Chi phí đào tạo đại học ngành y cao hơn các ngành khác

Chi phí đào ta ̣o đ ại học đƣợc xem xét trên nhiều góc độ: chi phí của ngƣời học; chi phí của cơ sở đào tạo; chi phí của xã hội; chi phí của Nhà nƣớc. Với các đặc thù của các trƣờng đại học ngành y, chỉ tiêu đào tạo hàng

năm thấp hơn nhiều so với các trƣờng đại học ngành khác, trong khi chi phí biến đổi và chi phí cố định cho đào tạo ngành y lại tăng, đặc biệt là hai yếu tố thời gian đào tạo dài và chi phí đầu tƣ máy móc thiết bị, cơ sở thực tập, thực hành lớn, cùng với chi phí vật tƣ, hóa chất nhiều đã làm tăng chi phí đào tạo của đại học ngành y cao hơn các ngành khác. Thực tế đã đƣợc Chính phủ khẳng định trong việc ban hành chính sách học phí.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tƣớng Chính phủ số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 thì chi phí đào tạo khi tính đủ chi phí trong năm 2021 [10].

Bảng biểu 3.3. Bảng so sánh chi phí đào tạo đại học của các ngành

TT Khối ngành đào tạo

Chi phí đào tạo (đồng/1 sinh viên/năm) So sánh chi phí ngành khác với ngành y dƣợc I Nhóm 1 (trung bình nhóm) 20.458.583 1 Nông – Lâm – Ngƣ 21.313.778 42,0% 2 Kinh tế 19.092.249 37,6% II Nhóm 2 (trung bình nhóm) 23.936.158 1 Khoa học cơ bản 23.203.210 45,7% 2 Công nghiệp 25.694.719 50,6% 3 Nghệ thuật 22.852.927 45,0% III Nhóm 3 (trung bình nhóm) 50.757.021 1 Y, Dƣợc 50.757.021 100%

Nguồn: Báo cáo số 593/TTr-BGDĐT, ngày 13/7/2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ

Nhƣ vậy, mặc dù chi phí đào tạo đại học ngành y ở Việt Nam cũng đã khẳng định cao hơn các ngành khác (chi phí đào tạo đại học ngành công nghiệp cao thứ 2 sau ngành y, cũng chỉ bằng 50,6% so với ngành y), tuy nhiên so với các nƣớc trên Thế giới thì chi phí này còn rất thấp.

Lịch sử phát triển tất cả các Trƣờng Đại học Y khoa ở mọi đất nƣớc đều đƣợc xây dựng trên nền tảng bệnh viện mà phải là bệnh viện đa chuyên khoa, có tầm kiểm soát bệnh tật rộng lớn. Nếu chỉ có giảng đƣờng và phòng thí nghiệm mà không có bệnh viện thì chỉ đào tạo ra ngƣời quan sát y khoa, chứ không thể đào tạo đƣợc thầy thuốc. Chỉ có trong môi trƣờng bệnh viện mới thực hiện đào tạo Y khoa cho các sinh viên đƣợc.

Ở Việt Nam, trƣớc khi có Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng (năm 1902) đã có nhà thƣơng Bạch Mai, nhà thƣơng Phủ Doãn, nhà thƣơng Đồn Thủy. Khi có các nhà thƣơng, chính quyền thực dân Pháp mới cho mở Trƣờng Y khoa Đông Dƣơng, mà giảng viên 100% là các giáo sƣ Y khoa giỏi, trẻ từ Pháp sang xây dựng trƣờng, giảng dạy và thực hành y khoa tại các bệnh viện [87].

Truyền thống đó đến nay đã 115 năm vẫn đƣợc duy trì và mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)