2.1. Quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập
2.1.1. Khái niệm về quản trị tài chính
Quản trị và quản lý đều là những khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau, chƣa có sự thống nhất hoàn toàn nào về khái niệm này. Theo tiếng Anh quản trị là “Administration” và quản lý là “Management. Quản trị và quản lý là hai khái niệm song hành, thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau có thể dẫn đến hiểu lầm. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những sự khác biệt nhất định. Thuật ngữ “quản lý” gắn liền với quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội tức là quản lý ở tầm vĩ mô. Còn thuật ngữ “quản trị” thƣờng dùng ở phạm vi nhỏ hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp.
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính có các chức năng chủ yếu [34].
Một là: chức năng huy động, tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả
năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trƣờng, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn;
Hai là: chức năng phân phối, là một khả năng khách quan của phạm trù
tài chính. Con ngƣời nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dƣới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính đƣợc sử dụng với tƣ cách một công cụ phân phối, nhờ đó, các nguồn tài lực của cải xã hội đƣợc đƣa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau của
đời sống xã hội. Kết quả phân phối của tài chính là sự hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Ba là: chức năng giám sát, kiểm tra sự vận động của các nguồn tài
chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Qua đó để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dƣới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ.
Việt Nam, khái niệm quản trị tài chính đƣợc dùng phổ biến đối với quản trị tài chính doanh nghiệp và hiện nay còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên khái niệm đang đƣợc dùng phổ biến trong một số sách, giáo trình viết về quản trị tài chính định nghĩa là: Quản trị tài chính là một môn khoa
học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiêp hay một tổ chức. Nói một cách khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu - khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp hay một tổ chức [57].
Khái niệm trên phù hợp đối với quản trị tài chính của doanh nghiệp; vì mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh vì lợi nhuận và mục tiêu QTTC là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, không phù hợp đối với các trƣờng đại học công lập, vì trƣờng đại học công lập nƣớc ta là một tổ chức do Nhà nƣớc thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu quản trị tài chính tại trƣờng đại học công lập không vì lợi nhuận.