2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nƣớc
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của trƣờng đại học công lập
4.3.1.1.Trao quyền tự chủ tài chính cùng với quyền tự chủ đại học
Để đảm bảo quyền tự chủ tài chính đƣợc thực thi, đồng thời Nhà nƣớc cần thực hiện đồng bộ về trao quyền về tự chủ đại học, đây là hai nội dung ràng buộc lẫn nhau, không thể tách rời, mà cần đƣợc hoàn thiện đồng bộ để tính hiệu lực và hiệu quả của cơ chế đƣợc thực hiện đạt kết quả cao.
Trên Thế giới, sự phát triển theo xu hƣớng tự chủ đại học là yếu tố cơ bản của trƣờng đại học. Tự chủ đại học sẽ tạo động lực để các trƣờng đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của đơn vị, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các trƣờng đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động của Nhà trƣờng.
Theo European University Association (2013), tự chủ đại học gồm 4 (bốn) nội dung chính là: tự chủ về tổ chức; tự chủ về tài chính; tự chủ về nhân sự; tự chủ về học thuật [124]; trong đó:
- Tự chủ về tổ chức thể hiện ở các nội dung sau:
+ Tuyển dụng Hiệu trƣởng, xác định các tiêu chí để tuyển dụng Hiệu trƣởng. + Quyết định nhiệm kỳ/miễn nhiệm Hiệu trƣởng.
+ Lựa chọn thành viên bên ngoài trƣờng vào ban quản trị/ hội đồng trƣờng. + Quyết định về tổ chức các khoa, bộ môn.
+ Quyết định chu trình, tiêu chí bổ nhiệm giáo sƣ, phó giáo sƣ.
- Tự chủ về tài chính thể hiện ở các nội dung sau:
+ Quyết định mức học phí.
+ Trả lƣơng cho giảng viên theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy. + Phân bổ ngân sách một các độc lập.
+ Sở hữu bất động sản, tài sản tài chính. + Vay mƣợn, đầu tƣ ở thị trƣờng tài chính.
- Tự chủ về nhân sự thể hiện ở các nội dung sau:
+ Tuyển dụng giảng viên và nhân viên có năng lực mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
+ Quyết định tiêu chí, quy trình tuyển chọn, sa thải nhân sự. + Quyết định mức lƣơng theo năng lực của giảng viên, nhân viên. + Quyết định các tiêu chí tăng lƣơng, thƣởng.
- Tự chủ về học thuật thể hiện ở các nội dung sau:
+ Quyết định số lƣợng sinh viên tuyển sinh. + Quyết định tiêu chuẩn tuyển sinh.
+ Mở ngành học.
+ Lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy.
+ Lựa chọn cơ chế đảm bảo chất lƣợng. + Lựa chọn cơ quan kiểm định phù hợp.
+ Xây dựng nội dung giảng dạy theo những quy định khung
Tác giả luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các trƣờng đại học công lập theo mô hình nhƣ sau:
Bảng biểu 4.2. Mô hình cơ chế tự chủ đối với các trƣờng ĐHCL
Chínhphủ
Cấp Bộ, ngành
Trường Đại họccônglập
Đơn vị cấp3 thuộc trường đại học
Luật, cơ chế
Quản trị cấpcao
Quản trị cơ sở
Tự chủ về tổ chức Tự chủ về tài chính Tự chủ về nhân sự Tự chủ về học thuật
-Cơ chế, chính sách -Kiểmtra, giám sát
Trong đó:
- Nhà nƣớc là cơ quan xây dựng và ban hành luật pháp, có cơ chế chính sách và giám sát thực hiện pháp luật đối với trƣờng đại học, Nhà nƣớc không can thiệt vào hoạt động của trƣờng đại học.
- Bộ chủ quản, là cơ quan xây dựng cơ chế chính sách chuyên ngành và là cơ quan giám sát, kiểm tra hoạt động của trƣờng đại học.
- Trƣờng đại học đƣợc quyền tự chủ toàn diện và phân cấp mạnh công tác quản trị cho các đơn vị cấp 3 thuộc nhà trƣờng; nhà trƣờng chỉ thực hiện quản trị cấp cao. Đây là giải pháp đảm bảo quyền tự chủ tài chính của các trƣờng ĐHCL nƣớc ta thực hiện đƣợc thực chất, đề nghị Nhà nƣớc xem xét hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trên cơ sở hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học đối với các trƣờng đại học công lập.
4.3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong việc ban hành văn bản thực hiện cơ chế.
a) Tính đồng bộ và kịp thời
- Đồng bộ về việc ban hành văn bản. Hiện nay, nhiều văn bản ban hành nhƣng không thực thi đƣợc, vì phải chờ các văn bản hƣớng dẫn hoặc các văn bản quy định khác, ví dụ nhƣ: Chính phủ ban hành Nghị định 85/2012/NĐ- CP, trong đó quy định về quyền tự chủ về các khoản thu (Điều 14) và thẩm quyền quy định, quyết định giá dịch vụ y tế (Điều 19) lại phải chờ nhiều văn bản quy định cụ thể mới thực hiện đƣợc [26]. Tuy nhiên, đến nay đã 5 năm (năm) vẫn chƣa có văn bản ban hành cụ thể các nội dung này. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, thay thế NĐ số 43/2006/NĐ-CP, đây đƣợc xem là có nhiều thay đổi; tuy nhiên đây mới là Nghị định khung, đến nay vẫn chƣa có Nghị định quy định cụ thể để thực hiện [31].
- Tính kịp thời: tính kịp thời của hệ thống văn bản phải đạt đƣợc hai nội dung chính đó là: kịp thời ban hành văn bản và kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản. Hiện nay, nhiều văn bản ban hành chậm không đáp ứng đƣợc tính đồng bộ nhƣ đã phân tích trên và nhiều văn bản đã lạc hậu chậm sửa đổi làm giảm tính hiệu lực, hiệu quản của văn bản. Ví dụ 1: Quyết định số 70/1998/QĐ- TTg ngày 31/3/1998 của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân áp dụng trong 12 năm (từ 1998 đến năm 2010) [20]; trong khi đó nhiều nghị định của
Chính phủ đã thay đổi đó là: Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu ban hành đƣợc thay bởi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006 nhƣng mức thu học phí theo QĐ số 70/1998/QĐ-TTg cho tới năm 2010 Chính phủ mới ban hành NĐ số 49/2010/NĐ-CP thay thế [25].
b) Tính thống nhất và ổn định
Hiện nay các văn bản Luật và Nghị định đã ban hành nhƣng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhƣ thông tƣ ban hành nhiều nội dung lại thắt chặt cơ chế tự chủ, không thống nhất với Nghị định; hoặc văn bản này mở nhƣng văn bản khác lại đóng. Ví dụ: Bộ Y tế ban hành quyết định số 1232/QĐ-BYT ngày 08/4/2008 về việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm, sửa chữa tài sản từ kinh phí thƣờng xuyên và các quỹ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; trong đó Thủ trƣởng các đơn vị đƣợc phân cấp quyết định mua sắm, sữa chữa lớn tài sản có giá trị dƣới 1 tỷ từ nguồn giao tự chủ và không có giới hạn mức đối với nguồn quỹ cơ quan. Tuy nhiên, hƣớng dẫn số 180/VKHTC ngày 08/01/2010 của Bộ Y tế hạn chế không thực thi trọn vẹn nội dung phân cấp này [13].
Vì vậy, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính phải gắn liền với tính thống nhất của hệ thống văn bản, trách việc chồng chéo của văn bản. Tính thống nhất của văn bản giữa các luật với nhau, giữa các văn bản dƣới luật nhƣ các Nghị định, Thông tƣ; thống nhất giữa các Thông tƣ của các Bộ, các Ngành và thống nhất giữa các cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dƣới và ngay trong cùng một văn bản các nội dung phải thống nhất. Hiện nay, ngay trong một văn bản vẫn còn nhiều nội dung giữa các điều không thống nhất, vì vậy khi thực hiện khó khăn.
Mặt khác, bên cạnh sự thống nhất về nội dung của văn bản thì văn bản cần phải đảm bảo tính ổn định và sự phù hợp thực tiễn của văn bản. Đây là một nội dung rất quan trọng để nâng cao tính tự chủ của các trƣờng đại học
công lập. Tự chủ tài chính luôn đi kèm với sự đầu tƣ của đơn vị cho hoạt động, nếu chế độ không sự sự ổn định lâu dài thì khó cho các trƣờng xây dựng và lập kế hoạch phát triển của trƣờng đại học công lập, để các trƣờng chủ động trong việc huy động nguồn thu, tự chủ trong các khoản chi để nâng cao chất lƣợng đào tạo.