Thực trạng quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 108 - 112)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.3. Thực trạng tình hình quản trị tài chính tại các Trƣờng đại học công lập

3.3.2. Thực trạng quản trị chi phí

Theo tính chất các hoạt động của trƣờng ĐHCL ngành y, có thể chia chi phí làm hai nhóm: Chi phí không thƣờng xuyên và chi phí thƣờng xuyên. Chi không thƣờng xuyên Nhà nƣớc chƣa giao tự chủ; chi phí thƣờng xuyên các trƣờng đƣợc giao tự chủ, trên cơ sở các quy định của Nhà nƣớc các trƣờng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện theo quy trình lập dự toán để xác định nhu cầu chi phí cho hoạt động và tổ chức thực hiện.

Bảng biểu 3.13. Tình hình chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Nhìn vào bảng biểu trên cho thấy, chủ yếu là các chi hoạt động thƣờng xuyên, chi không thƣờng xuyên của các trƣờng còn chiếm tỷ lệ thấp, số liệu thực hiện [phụ lục bảng biểu 3.13].

a) Chi hoạt động thường xuyên

Chi hoạt động thƣờng xuyên của các nhà trƣờng theo đối tƣợng chi bao gồm: Chi cho con ngƣời; Chi mua sắm sửa chữa thƣờng xuyên; chi hoạt động chuyên môn đào tạo; chi hoạt động dịch vụ KCB và các khoản chi khác. Các khoản chi từ nguồn NSNN cấp và nguồn thu học phí đƣợc KBNN kiểm soát chi. Chi hoạt động dịch vụ Nhà trƣờng đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng thƣơng mại để thanh toán.

Bảng biểu 3.14. Tình hình các khoản chi hoạt động thƣờng xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn : Báo cáo tài chính của đơn vị năm 2011-2015

Tuỳ theo đặc điểm của từng trƣờng mà các khoản chi này có tỷ lệ khác nhau trong tổng chi phí của từng trƣờng. Trong số 5 trƣờng khảo sát số liệu, các khoản chi có thể chia làm 2 nhóm trƣờng:

Nhóm 1: Trƣờng ĐHY Hà Nội và Đại học Y Dƣợc TP.HCM là những

trƣờng có hoạt động dịch vụ đang phát triển mạnh, tỷ lệ chi hoạt động dịch vụ KCB cao nhất trong tổng số chi, sau đó là khoản chi con ngƣời. Cụ thể nhƣ:

Trƣờng ĐHY Hà Nội, năm 2011 có tỷ lệ chi con ngƣời là 36,3%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,2%; chi hoạt động chuyên môn 8,6%; chi hoạt động dịch vụ KCB 50,4% và chi khác 4,6%. Năm 2015, có tỷ lệ chi con ngƣời là 32,2%; chi mua sắm, sửa chữa là 2,4%; chi hoạt động chuyên môn 4,7%; chi hoạt động dịch vụ KCB 53,8% và chi khác 6,9%.

Đại học Y Dƣợc TP. HCM, năm 2011 có tỷ lệ chi con ngƣời là 21,6%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,04%; chi hoạt động chuyên môn 3,8%; chi hoạt động dịch vụ KCB 73,2% và chi khác 1,3%. Năm 2015, có tỷ lệ chi con ngƣời là 23,6%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,4%; chi hoạt động chuyên môn 3,4%; chi hoạt động dịch vụ KCB 71,9% và chi khác 0,7%.

Nhóm 2: Trƣờng ĐHYD Hải Phòng; Trƣờng ĐHYD Thái Bình và

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ. Đây là các trƣờng hoạt động dịch vụ KCB chƣa phát triển nhiều, chủ yếu là hoạt động đào tạo. Trong tổng số chi có tỷ lệ các khoản chi cụ thể nhƣ:

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng, năm 2011 có tỷ lệ chi con ngƣời là 34,8%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,3%; chi hoạt động chuyên môn 39,9%; chi hoạt động dịch vụ KCB 22,8% và chi khác 2,2%. Năm 2015, có tỷ lệ chi con ngƣời là 48,4%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,3%; chi hoạt động chuyên môn 26,3%; chi hoạt động dịch vụ KCB 23,7% và chi khác 1,3%.

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình, năm 2011 có tỷ lệ chi con ngƣời là 42,7%; chi mua sắm, sửa chữa là 2,2%; chi hoạt động chuyên môn 16,4%; chi hoạt động dịch vụ KCB 38,2% và chi khác 0,5%. Năm 2015, có tỷ lệ chi con ngƣời là 42,5%; chi mua sắm, sửa chữa là 0,8%; chi hoạt động chuyên môn 20,9%; chi hoạt động dịch vụ KCB 34,2% và chi khác 1,6%.

Trƣờng Đại học Y Dƣợc Cần Thơ, năm 2011 có tỷ lệ chi con ngƣời là 41,0%; chi mua sắm, sửa chữa là 31,7%; chi hoạt động chuyên môn 23,1%;

chi hoạt động dịch vụ KCB 1,8% (năm đầu Bệnh viện của Nhà trƣờng đi vào hoạt động) và chi khác 2,4%. Năm 2015, có tỷ lệ chi con ngƣời là 37,5%; chi mua sắm, sửa chữa là 20,0%; chi hoạt động chuyên môn 15,2%; chi hoạt động dịch vụ KCB 23,2% và chi khác 4,1% [Phụ lục bảng biểu 3.14].

b) Chi không thường xuyên

Chi không thƣờng xuyên đƣợc NSNN cấp theo các dự án và kiểm soát chi qua KBNN, nội dung chi và mức chi theo quy định của Nhà nƣớc. Hết năm kế hoạch các trƣờng không sử dụng hết NSNN sẽ thu hồi hoặc cho chuyển sang năm sau để thực hiện. Những năm qua nguồn chi thƣờng xuyên của các trƣờng chủ yếu là nguồn vốn đầu tƣ XDCB và Dự án ADB chi cho mua sắm và nâng cao năng lực đào tạo của các trƣờng. Kết thúc dự án Nhà trƣờng lập báo cáo quyết toán theo dự án hoàn thành trình Bộ Y tế phê duyệt.

Bảng biểu 3.15. Tình hình nguồn NSNN cấp không thƣờng xuyên

Đơn vị: Triệu đồng

Trong 5 năm, NSNN đầu tƣ cho Trƣờng ĐHY Hà Nội là 325.980 triệu đồng; Trƣờng ĐHYD Hải Phòng là 162.769 triệu đồng; Trƣờng ĐHYD Thái Bình là 148.081 triệu đồng; ĐHYD TP. Hồ Chí Minh là 303.995 triệu đồng và Trƣờng ĐHYD Cần Thơ đƣợc NSNN cấp chi đầu tƣ XDCB cao hơn các trƣờng, do thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng và mở rộng Nhà trƣờng là 667.126 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)