Khái niệm quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 37 - 39)

2.1. Quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

2.1.2. Khái niệm quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

Mô hình quản trị tài chính trong mỗi đơn vị phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và đặc điểm hoạt động của đơn vị đó. Đối trƣờng đại học công lập có chức năng chung là đào tạo và nghiên cứu khoa học và mục tiêu không vì lợi nhuận nên quản trị tài chính tại các trƣờng đại học cũng có

những đặc điểm và mục tiêu khác đối với doanh nghiệp là tổ chức hoạt động vì lợi nhuận.

Xuất phát từ mục tiêu, đặc điểm hoạt động của các trƣờng đại học công lập, mà quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập khác biệt với quản trị tài chính tại các doanh nghiệp hay các tổ chức chính trị xã hội khác, đó là:

Thứ thất, quản trị tài chính trƣờng đại học công lập không vì lợi nhuận.

Các nguồn thu của nhà trƣờng là nhằm phục vụ trực tiếp cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng và thực hiện cơ chế tự chủ, đòi hỏi quản trị tài chính của các trƣờng phải đảm bảo nguồn thu để bù đắp chi phí và có tích luỹ. Vì vậy, quản trị tài chính tại các trƣờng đại học phải kết hợp hài hòa các yếu tố về con ngƣời, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, mục tiêu và trách nhiệm của Nhà trƣờng đối với xã hội.

Thứ hai, nguồn thu của các trƣờng đại học công lập bao gồm nguồn

NSNN cấp, nguồn thu học phí của ngƣời học, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, thu sự nghiệp và đóng góp, tài trợ của các tổ chức, xã hội... trong đó nguồn NSNN cấp đang có xu hƣớng giảm, nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu chính của nhà trƣờng, nguồn thu học phí bị phụ thuộc nhiều vào quy mô đào tạo và chính sách học phí của Nhà nƣớc.

Thứ ba, quản trị tài chính tại các trƣờng đại học phụ thuộc nhiều vào

chính sách tài chính của Nhà nƣớc đối với giáo dục đại học nhƣ: cơ chế tự chủ đại học; mức đầu tƣ của Nhà nƣớc cho các trƣờng; chính sách học phí của nhà nƣớc; mức chi ngân sách của Nhà nƣớc cho nghiên cứu khoa học ở các trƣờng đại học và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Thứ tư, quản trị tài chính tại các trƣờng cũng phụ thuộc lớn vào chính

nội lực của bản thân trƣờng đại học, nhƣ quy mô đào tạo, thƣơng hiệu của Nhà trƣờng, năng lực quản trị đại học, năng lực đào tạo và nghiên cứu, mối quan hệ giữa Nhà trƣờng với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Từ các nội dung đã phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm về quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập: Quản trị tài chính tại các trường đại

học công lập là quá trình nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính phát sinh trong các hoạt động của nhà trường thông qua thực hiện các chức năng cơ bản của tài chính như: Lập kế hoạch tài chính, tạo nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính và thực hiện công tác kiểm tra giám sát để đạt các mục tiêu phát triển của Nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)