Tiêu chí đánh giá quản trị tài chính tại Trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 51 - 58)

2.1. Quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập

2.1.6. Tiêu chí đánh giá quản trị tài chính tại Trƣờng đại học công lập

Đánh giá quản trị tài chính tại trƣờng đại học công lập là quá trình thu thập và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của quá trình quản trị thông qua các chỉ tiêu kinh tế đạt đƣợc trong hoạt động của trƣờng đại học,

đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu theo chức năng nhiệm vụ của Nhà trƣờng. Ngoài ra, chúng ta còn đánh giá QTTC theo các chỉ tiêu phi tài chính nhƣ chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm tạo ra của Nhà trƣờng, đây là phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và kết quả đào tạo và nghiên cứu đạt đƣợc. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá QTTC tại các trƣờng ĐHCL nhƣ:

2.1.6.1. Tăng trưởng và phát triển đa dạng nguồn thu

Một trong những mục tiêu của QTTC tại trƣờng đại học công lập là đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động và thực hiện các mục tiêu phát triển của trƣờng đại học. Đây là một mục tiêu quan trọng đối với QTTC tại các trƣờng ĐHCL Việt Nam trong cơ chế tự chủ tài chính.

Đánh giá về sự tăng trƣởng và phát triển đa dạng nguồn thu của Nhà trƣờng trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kinh tế nhƣ: đánh giá nguồn thu thực hiện so với kế hoạch; đánh giá nguồn thu thực hiện năm kế hoạch so với năm trƣớc và tỷ lệ cơ cấu các nguồn thu của Nhà trƣờng.

a) Chỉ tiêu đánh giá nguồn thu thực hiện so với kế hoạch (A1):

A1

Số thu thực hiện (N)

(N là năm kế hoạch) =

Số thu kế hoạch (N)

b) Chỉ tiêu đánh giá nguồn thu năm kế hoạch so với năm trƣớc (A2):

A2

Số thu năm kế hoạch (N) =

Số thu năm trước (N - 1)

c) Chỉ số đánh giá tỷ lệ cơ cấu các nguồn thu (A3):

A3

Số thu của từng nguồn

100%

= x

Tổng số thu của đơn vị

2.1.6.2. Đáp ứng nguồn kinh phí cho nhu cầu hoạt động

Mục tiêu phát triển nguồn thu của trƣờng đại học công lập đều hƣớng tới đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động của Nhà trƣờng. Chỉ tiêu đánh giá nguồn thu đáp ứng nhu cầu hoạt động thông qua việc phân tích số liệu nguồn thu đạt đƣợc so với nhƣ cầu chi theo kế hoạch, nếu chỉ tiêu này

> 1,0 thì cho ta thấy nguồn thu đã đáp ứng đƣợc kế hoạch chi và ngƣợc lại và đánh giá nguồn thu đạt đƣợc so với số chi thực tế, chỉ tiêu này > 1,0 cho ta thấy nguồn thu đã đáp ứng nhƣ cầu chi thực tế; xác định chỉ tiêu trên cơ sở phân tích sau:

a) Chỉ tiêu đánh giá nguồn thu đảm bảo nhu cầu chi thực tế (B1):

B1

Tổng số nguồn thu = ---

Tổng số chi thực tế

b) Chỉ tiêu đánh giá nguồn thu đảm bảo nhu cầu chi theo kế hoạch (B2):

B2

Tổng số nguồn thu = ---

Tổng số kế hoạch chi

Các chỉ tiêu này cho biết sự phát triển nguồn thu và mức độ đảm bảo nguồn tài chính thực hiện các nhu cầu chi thực tế (B1) và mức độ đảm bảo so với nhu cầu chi theo kế hoạch (B2). Khi cả hai chỉ tiêu B1 và B2 lớn hơn hoặc bằng 1,0 điều đó thể hiện nguồn thu đảm bảo nhu cầu chi cho hoạt động của Nhà trƣờng theo kế hoạch chi và thực tế chi.

2.1.6.3. Kết quả kinh tế trong hoạt động

Việt Nam, các trƣờng đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng nhƣ bất kỳ một tổ chức nào, muốn ổn định và phát triển cũng cần có nguồn tài chính lành mạnh; điều đó thể hiện các hoạt động tài chính của nhà trƣờng phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động của trƣờng đại học, dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá về chỉ tiêu chênh lệch thu chi trong hoạt động của Nhà trƣờng.

a) Chỉ số đánh giá CLTC thực hiện so với kế hoạch đầu năm:

Chỉ số CLTC Thực hiện so với kế hoạch CLTC thực hiện năm N = CLTC kế hoạch năm N

Chỉ số CLTC năm KH so với năm trước CLTC năm N+1 = CLTC năm N

Chênh lệch thu - chi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong hoạt động của Nhà trƣờng khi nguồn thu đảm bảo chi phí và có tích luỹ.

2.1.6.4. Trích lập các quỹ và tăng thu nhập cho người lao động

Đối với các trƣờng ĐHCL, kết quả hoạt động tài chính hằng năm đƣợc xác định là số chênh lệch thu chi. QTTC có vai trò quan trọng trong cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, đảm bảo trích lập các quỹ cơ quan cho sự phát triển ổn định của Nhà trƣờng và chi thu nhập tăng thêm khuyết khích ngƣời lao động nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc.

a) Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu trích lập quỹ và chi thu nhập tăng thêm. - Chỉ số đánh giá trích lập quỹ cơ quan trong tổng CLTC:

Chỉ số trích lập các quỹ cơ quan

trong năm KH

Trích lập quỹ cơ quan =

Tổng số CLTC

- Chỉ số đánh giá chi TNTT trong tổng CLTC:

Chi thu nhập tăng thêm

Số chi TNTT =

Tổng số CLTC

Chỉ tiêu này chỉ mang tính tƣơng đối, vì mỗi một giai đoạn phát tiển phụ thuộc và chính sách, mục tiêu ƣu tiên khác nhau mà tỷ lệ trong các chỉ tiêu này cũng khác nhau.

b) Chỉ tiêu đánh giá mức độ tích lũy hằng năm.

Đánh giá mức độ tích lũy của đơn vị thông qua phân tích và đánh giá số liệu trích lập quỹ thực tế so với số kế hoạch và số trích lập quỹ năm kế hoạch và năm trƣớc. Tính bền vững nguồn tài chính không chỉ dừng lại ở sự đánh giá

luỹ cho sự phát triển ổn định lâu dài thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ cơ quan nhƣ quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ ổn định thu nhập, quỹ phúc lợi.

- Chỉ số đánh giá trích lập quỹ cơ quan so với kế hoạch:

Chỉ số trích lập quỹ cơ quan

so với KH

Số trích lập quỹ thực hiện =

Số trích lập quỹ theo kế hoạch

- Chỉ số đánh giá trích lập quỹ cơ quan so với năm trƣớc:

Chỉ số trích lập quỹ cơ quan so với năm trước

Số trích lập quỹ năm N+1 =

Số trích lập quỹ năm N

Nhu cầu nguồn lực tài chính cho các trƣờng đại học là rất lớn, trong khi nguồn thu của Nhà trƣờng hạn chế, việc đảm bảo nguồn tài chính cho sự phát triển bền vững của nhà trƣờng càng trở nên quan trọng.

2.1.6.5. Đánh giá quản trị tài chính trên một số chỉ tiêu phi tài chính

a) Tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện quy chế quản trị tài chính nội bộ của Nhà trường

Chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và quy chế quản trị nội bộ trong đơn vị vừa là công cụ, vừa là môi trƣờng về hành lang pháp lý cho các trƣờng đại học làm cơ sở để tổ chức triển khai hoạt động và vừa là các nội dung để kiểm tra, đánh giá về trình độ, năng lực quản lý của các cơ quan quản lý cấp trên kiểm tra xử lý vi phạm. Đánh giá sự tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học công lập trong các nội dung nhƣ:

+ Chấp hành công tác “Lập, chấp hành và quyết toán NSNN” theo quy định của Luật ngân sách. Đây là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động, quản lý sử dụng các nguồn tài chính và quyết toán các khoản thu chi tại đơn vị với các cơ quan có thẩm quyền.

+ Chấp hành công tác tổ chức chế độ kế toán theo quy định của Luật kế toán và các chuẩn mức về kế toán.

+ Thực hiện quy chế tài chính nội bộ trong đơn vị, đảm bảo công khai, minh bạch và quản lý tập trung nguồn lực tài chính để phát triển đơn vị.

Đồng thời với việc chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, Nhà trƣờng cần xây dựng và thực hiện tốt hệ thống quy chế quản trị tài chính nội bộ trong đơn vị. Mỗi đơn vị có những quy chế QTTC nội bộ riêng theo đặc thù của từng trƣờng, đƣợc Nhà trƣờng xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ và bắt buộc mọi ngƣời tròn đơn vị phải tuân thủ thực hiện. Trong đó, đặc biệt quan trọng là quy chế thu - chi nội bộ của từng đơn vị. Đây là quy chế rất quan trọng trong QTTC tại các đơn vị. Thực hiện tốt quy chế quản trị tài chính nội là cơ sở và nền tảng để thực hiện tốt quản trị tài chính tại các đơn vị, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trƣờng.

b) Nâng cao chất lượng đào tạo và giá trị thương hiệu của Nhà trường

Thƣơng hiệu là một tài sản phi vật chất đối với mỗi đơn vị đƣợc xây dựng và nâng cao giá trị phụ thuộc vào cả một quá trình hoạt động của đơn vị. Ba yếu tố cơ bản làm nên thƣơng hiệu mạnh của trƣờng đại học đó là:

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trƣờng, đây là yếu tố quyết định.

- Cơ sở vật chất của Nhà trƣờng, đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lƣợng.

- Sản phẩm đầu ra đƣợc xã hội chấp nhận và đánh giá cao, tạo nên uy tín trƣờng đại học.

Quản trị tài chính có vai trò rất quan trọng trong công tác đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ ngƣời lao động để góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm đầu ra, từ đó nâng cao giá trị thƣơng hiệu của Nhà trƣờng.

Sản phẩm của trƣờng đại học là con ngƣời có trình độ nhận thức và chuyên môn cao, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trƣờng vận dụng tốt kiến thức

đã học phục vụ đất nƣớc, đặc biệt là đối với các trƣờng đại học ngành y, sản phẩm là con ngƣời và phục vụ chăm sóc sức khỏe con ngƣời.

Đánh giá thƣơng hiệu của Nhà trƣờng là cả một quá trình và có nhiều phƣơng pháp để đánh giá. Đối với các trƣờng đại học công lập đang thực hiện kiểm định đánh giá trƣờng đại học, tuy nhiên đây chỉ là khâu đánh giá sự tuân thủ, mang nhiều về hành chính; cần đánh giá xác định giá trị thƣơng hiệu thông qua phƣơng pháp “dựa trên hành vi ngƣời tiêu dùng”. Phƣơng pháp này dựa trên nhiều yếu tố chất lƣợng và các yếu tố mang tính tâm lý (nhƣ sự nổi tiếng của thƣơng hiệu, giá trị cảm nhận của ngƣời bệnh, sự đánh giá của ngƣời tuyển dụng, sự trung thành của nhân dân, v.v. . .). Các chỉ tiêu xác định theo phƣơng pháp này thƣờng đƣợc thu thập thông qua phiếu điều tra sự đánh giá phản hồi của ngƣời tuyển dụng, ngƣời bệnh và dƣ luận xã hội, mang nhiều tính chủ quan, khó lƣợng hoá bằng tiền cho thƣơng hiệu phải xác định.

c) Tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình

Công khai gắn với minh bạch, vì có công khai nhƣng không thuyết minh rõ tính xác thực, căn cứ đúng đắn của những vấn đề đã công khai thì chƣa đủ. Đặc biệt đối với hoạt động tài chính thực hiện công khai, minh bạch có giá trị lớn trong tạo niềm tin, sự đoàn kết, thực hiện tiết kiệm chống tiêu cực, gắn bó xây dựng nhà trƣơng phát triển. Bên cạnh việc công khai, minh bach về tài chính, thì việc công bố công khai, minh bạch quá trình hoạch định và thi hành các cơ chế, chính sách là rất cần thiết. Đƣợc thảo luận và tranh luận công khai, dân chủ, thì cơ chế, chính sách đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh, do đó sẽ sát thực tế, đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của Nhà trƣờng.

Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm của cơ quan, của ngƣời đứng đầu cơ quan báo cáo, trình bày trƣớc cơ quan, tổ chức đại diện của ngƣời lao động. Đây cũng là một hoạt động thể hiện quyền giám sát của ngƣời lao động

đối với hoạt động của Nhà trƣờng, tránh đƣợc tình trạng khi có khuyết điểm, thiếu sót thƣờng đùn đẩy, không rõ cá nhân chịu trách nhiệm.

Nội dung giải trình không chỉ là trình bày những việc đã làm, nêu đúng đƣợc những ƣu, khuyết điểm trong công tác quản lý, nhất là trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Yêu cầu của việc giải trình là chân thực, khách quan, đúng sự thật, đúng trách nhiệm, không né tránh, đùn đẩy. Qua kết quả giải trình, có thể lấy ý kiến về sự tín nhiệm đối với cán bộ. Qua đó, có thêm căn cứ trong việc đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, viên chức và ngƣời lao động.

Đối với các trƣờng đại học công lập ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong cơ chế thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trong hoạt động, thì công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là rất cần thiết. Ngoài các chỉ tiêu công khai về tài chính, các trƣờng cần phải xây dựng bộ tiêu chí thực hiện công khai toàn diện các mặt hoạt động của Nhà trƣờng.

Quá trình thực hiện minh bạch và trách nhiệm giải trình không hề dễ dàng, đòi hỏi ngƣời đứng đầu cơ quan và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ, viên chức đặt lợi ích của tập thể trên. Đây là yếu tố đảm bảo để các thực hiện đƣợc tính hiệu quả và bền vững trong cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)