Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 66 - 70)

2.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị tài chính tại trƣờng đại học công lập

2.4.1. Yếu tố khách quan

2.4.1.1. Chính sách của nhà nước đối với trường đại học công lập

Chính sách của Nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học công lập nói chung, không chỉ nhằm mục tiêu đảm bảo sự quản lý của Nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học mà còn là hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho các trƣờng đại học hoạt động và phát triển. Khi chính sách, chế độ của Nhà nƣớc phù hợp với quy luật khách quan và hoạt động của Nhà trƣờng thì sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của Nhà trƣờng và ngƣợc lại.

Thông qua việc ban hành chính sách, Nhà nƣớc đã tác động đến quá trình quản trị tài chính của trƣờng đại học công lập nói chung. Chúng ta có thể phân chính sách thành hai nhóm tác động trực tiếp và gián tiếp đến quản trị tài chính của các trƣờng đại học nhƣ sau:

i) Nhóm cơ chế chính sách tác động gián tiếp:

Bao gồm các cơ chế, chính sách về tự chủ đại học, tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, tuyển dụng, chế độ đãi ngộ đối với ngƣời lao động; về cơ chế tự chủ trong đào tạo, nghiên cứu nhƣ: mở mã ngành, chỉ tiêu đào tạo, tổ chức tuyển sinh, chế độ bảo hiểm y tế cho ngƣời bệnh, bảo hiểm nghề nghiệp, chế độ đối với ngƣời nghèo...

Ở nƣớc ta, thông qua các chính sách về tài chính, Nhà nƣớc tạo ra các động lực để khai thông, mở rộng các nguồn tài chính cho giáo dục đại học, nhƣ khuyến khích xã hội hóa giáo dục, giảm thuế cho các công ty tài trợ cho trƣờng đại học nghiên cứu hoặc miễn giảm thuế cho các trƣờng đại học nhằm tạo điều kiện cho việc tái đầu tƣ mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học. Cơ chế tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học công lập ngày càng đƣợc xác lập theo hƣớng nâng cao quyền tự chủ của Nhà trƣờng, gắn với tự chịu trách nhiệm về tài chính, tuy nhiên thực hiện tự chủ chƣa đƣợc thực chất, tự chủ đại học chƣa đƣợc toàn diện, vì vậy cũng là yếu tố làm ảnh hƣởng đến quản trị tài chính của các trƣờng.

ii) Nhóm chính sách tác động trực tiếp:

Bao gồm các cơ chế chính sách quy định về tài chính nhƣ: cơ chế phân bổ NSNN, chính sách học phí, chính sách giá dịch vụ công, các định mức kinh tế kỷ thuật về chuyên ngành đào tạo và y tế; chính sách thu hút đầu tƣ, chính sách thuế...

Các trƣờng ĐHCL hiện nay nguồn tài chính hoạt động bao gồm nguồn NSNN cấp và các nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị; vì vậy cơ chế phân bổ NSNN có vai trò tác động trƣợc tiếp đến nguồn thu của nhà trƣờng. Cơ chế giá dịch vụ công chƣa đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, mức trần thu học phí còn bị Nhà nƣớc khống chế, quy định cơ chế giá dịch vụ y tế còn thiếu hiệu lực thực thi. Đây là yếu tố có ảnh hƣởng lớn công tác quản trị tài chính của các trƣờng đại học công lập nói chung và ngành y nói riêng.

Ở nhiều nƣớc, Nhà nƣớc đặc biệt chú trọng đến đầu tƣ cho các trƣờng đại học, coi đầu tƣ cho giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng là đầu tƣ cho phát triển. Nhà nƣớc đã ƣu tiên đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các trƣờng đại học đạt đẳng cấp quốc tế, nâng cao chất lƣợng, thƣơng hiệu, từ đó thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ hơn và thu hút đƣợc nhiều

2.4.1.2. Sự phát triển của nền kinh tế và cơ chế thị trường

Trong bất kỳ một quốc gia nào, sự phát triển của nền kinh tế và cơ chế thị trƣờng là yếu tố quan trọng tác động đến mọi mặt của xã hội. Đối với ngành y tế và giáo dục, khi nền kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội càng lớn thì đòi hỏi nguồn nhân lực y tế trình độ cao ngày càng lớn, do đó đặt ra yêu cầu mới cho các trƣờng đại học ngành y phải tăng cƣờng công tác đào tạo nguồn nhân có trình độ cao cho xã hội. Mặt khác, khi nền kinh tế - xã hội phát triển chất lƣợng cuộc sống và thu nhập của ngƣời dân tăng, lại thúc đẩy và tạo điều kiện cho ngƣời dân có cơ hội đƣợc học tập nhiều hơn, qua đó thúc đẩy Nhà trƣờng phát triển.

Mặt khác giữa các địa phƣơng trong mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội, làm ảnh hƣởng đến thu nhập và nhu cầu cuộc sống, học tập của ngƣời dân, vì thu nhập của ngƣời dân khác nhau sẽ tác động đến khả năng chi trả của ngƣời học khác nhau; mỗi địa phƣơng khác nhau sẽ có chi phí sinh hoạt khác nhau và sự hấp dẫn thu hút ngƣời học khác nhau. Đây là một nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến nguồn thu, chi phí của các trƣờng và chính sách thu hút nguồn nhân lực của Nhà trƣờng.

Đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn tài chính lành mạnh và bền vững đối với các trƣờng đại học công lập. Một nền kinh tế thị trƣờng phát triển đúng hƣớng và vận hành hiệu quả sẽ tạo ra nền tảng cho sự phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Thông qua sự phát triển và vận hành của nền kinh tế thị trƣờng, vai trò của Nhà nƣớc sẽ điều chỉnh từ vai trò của ngƣời quản lý trực tiếp toàn bộ các quá trình hoạt động của trƣờng đại học sang vai trò quản lý vĩ mô và tạo ra định hƣớng phát triển dài hạn của các trƣờng đại học, qua đó tác động đến chiến lƣợc phát triển của các trƣờng đại học nói chung.

Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, các trƣờng đại học công lập sẽ dịch chuyển dần từ hoàn toàn chịu sự kiểm soát của Nhà nƣớc sang mô hình tự chủ hơn, phát huy năng lực quản trị tài chính, phát huy khả năng sáng tạo, sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của bộ máy quản lý Nhà trƣờng. Sự thay đổi đó đã làm thay đổi cơ chế quản trị tài chính của các trƣờng đại học công lập nói chung sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với sự phát triển của trƣờng đại học. Vì vậy, sự phát triển và vận hành của cơ chế thị trƣờng có ý nghĩa quan trọng và có tác động lớn đến quản trị tài chính tại các trƣờng đại học công lập Việt Nam.

2.4.1.3. Sự phát triển khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế

Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực; trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con ngƣời. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cƣờng độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm.

Đối với giáo dục, khi khoa học công nghệ phát triển đã làm thay đổi nhiều hình thức đào tạo, nhƣ đào tạo bài giảng điện tử, trực tuyến, online,… điều đó nó đã tác động đến quản trị đại học và tác động đến quản trị tài chính của các trƣờng đại học. Đặc biệt đối với đào tại đại học ngành y, khi KHCN phát triển sẽ làm thay đổi phƣơng thức đào tạo truyền thống về thực tập, thực hành trên động vật và thay vào đó là trên các mô hình, mô phỏng, hình ảnh điện tử, mặt khác nhiều thế hệ máy móc hiện đại trong đào tạo ngành y đƣợc áp dụng vào học thực tập và điều trị bệnh nhân.

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội, các bệnh viện tại Việt Nam cũng đã và đang không ngừng trang bị thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại,

nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh nhƣ: Máy xét nghiệm tự động, X quang kỹ thuật số, máy siêu âm 3D, 4D, PET-CT, máy chụp cắt lớp, cộng hƣởng từ... Những thiết bị y tế này đã giúp hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh tốt hơn, đồng thời góp phần đƣa nền y tế Việt Nam đi lên, bắt kịp sự tiến bộ của nền y tế khu vực, tuy nhiên đi cùng với sự tiến bộ KHCN thì cần chi phía đầu tƣ nhiều hơn và làm thay đổi về QTTC trong Nhà trƣờng.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không chỉ mang lại những cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức mới. Trong bối cảnh đó, hệ thống cơ sở giáo dục đại học nói chung cũng đã có những thay đổi không nhỏ, xuất phát từ nhu cầu đổi mới toàn diện, từ chất lƣợng và phƣơng pháp giáo dục, cho đến mô hình tổ chức và quản lý, điều đó nó đã tác động mạnh mẽ đến quản trị tài chính của trƣờng đại học ngành y và các bệnh viện của Nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)