Giai đoạn 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 91 - 95)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập ngành

3.2.1. Giai đoạn 2006-2015

Giai đoạn này các trƣờng ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các trƣờng đƣợc phân 3 loại [23].

- Đơn vị tự đảo đảm chi phí hoạt động, là đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên trên 100%.

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: là đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dƣới 100%.

- Đơn vị do ngân sách nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, là các đơn vị có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống và các đơn vị không có nguồn thu.

- Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên

của đơn vị

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

= x 100 % Tổng số chi hoạt động thường xuyên

3.2.1.1. Nội dung tự chủ về nguồn thu

Trƣờng đại học công lập thực hiện tự chủ theo từng nguồn thu, bao gồm nguồn NSNN cấp và các nguồn thu sự nghiệp về các nội dung nhƣ:

a) Nguồn Ngân sách nhà nước cấp:

- Nguồn NSNN cấp không thƣờng xuyên theo nhiệm vụ và nguồn NSNN cấp thƣờng xuyên trên cơ sở mức độ tự chủ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhà trƣờng đƣợc tự chủ quản lý, sử dụng qua kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc.

b) Nguồn thu sự nghiệp tại trường:

- Nguồn thu học phí, lệ phí: Nhà trƣờng đƣợc tự chủ thu và quản lý sử dụng qua kiểm soát của KBNN. Mức thu theo quy định của Nhà nƣớc.

Thời kỳ này, học phí từ năm 2006 đến năm 2009 áp dụng mức thu học phí theo quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 [20].

Bảng biểu 3.5. Bảng mức thu học phí theo QĐ số 70/1998/QĐ-TTg

Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên

Trình độ đào tạo Mức thu học phí

1. Đại học Từ 50.000đ đến 180.000đ

2. Đào tạo thạc sĩ Từ 75.000đ đến 200.000đ

3. Đào tạo tiến sĩ Từ 100.000đ đến 250.000đ

Nguồn: Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Chính phủ

Từ năm 2010 đến năm 2015, mức thu học phí tại trƣờng công lập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP [25], cụ thể quy định nhƣ sau:

+ Đối với đào tạo trình độ đại học:

Bảng biểu 3.6. Bảng mức thu học phí theo NĐ số 49/2010/NĐ-CP

Đơn vị: 1.000 đồng/sinh viên/tháng

Nhóm ngành Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015

1. Khoa học xã hội, kinh tế,

luật;nông, lâm, thủy sản 290 355 420 485 550

2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 310 395 480 565 650 3. Y dƣợc 340 455 570 685 800

+ Đối với học phí hệ sau đại học:

Trình độ đào tạo Hệ số so với đại học

1. Đào tạo thạc sĩ 1,5

2. Đào tạo tiến sĩ 2,5

- Nguồn thu hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết: đƣợc quyền quyết định mức thu trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy. Nguồn thu đƣợc quản lý sử dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại theo quy định của pháp luật.

- Nguồn thu khác (nhƣ vốn vay, viện trợ…): thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2.1.2. Nội dung tự chủ về chi phí

- Trƣờng đại học đƣợc tự chủ trong chi hoạt động thƣờng xuyên và tự chủ các khoản chi hoạt động dịch vụ theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng. Chi không thƣờng xuyên nhƣ: chi đầu tƣ phát triển, chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, chƣơng trình mục tiêu quốc gia thực hiện quản lý theo quy định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên, Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định (theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị).

- Đối với các đơn vị Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ kinh phí, Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhƣng tối đa không vƣợt quá mức chi do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

- Một số nội dung chƣa giao tự chủ cho các trƣờng đại học công lập, nhƣ: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; định mức về nhà làm việc; định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nƣớc ngoài; chế độ tiếp khách nƣớc ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); chế độ

quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định.

3.2.1.3. Nội dung tự chủ quản lý, sử dụng kết quả tài chính

Nhà trƣờng đƣợc tự chủ quyết định sử dụng chêch lệch thu chi để chi thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động và trích lập các quỹ cơ quan, bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thƣởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Đối với các trƣờng đại học công lập tự đảm bảo kinh phí và đảm bảo một phần chi thƣờng xuyên mức trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiếu 25%; quỹ thu nhập tăng thêm không vƣợt quá 3 (ba) lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ.

3.2.1.4. Những kết quả đã đạt được

Cơ chế tự chủ tài chính hiện nay đƣợc quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao tính tự chủ về tổ chức bộ máy và tài chính; tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính, kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động, giảm dần sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc vào hoạt động của đơn vị.

Các trƣờng đại học công lập từng bƣớc tự chủ trong huy động nguồn kinh phí hoạt động, để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Đây là bƣớc chuyển biến mạnh mẽ “cởi trói”, trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị và giảm sự bao cấp của Nhà nƣớc. Nhiều trƣờng đại học công lập đã nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tăng chi thu nhập cho ngƣời lao đông.

3.2.1.5. Một số hạn chế

- Cơ chế tự chủ còn chƣa thực chất, trƣờng đại học chƣa đƣợc tự chủ trong quyết định tổ chức bộ máy, biên chế và quyết định mức thu, nội dung thu. Mức thu học phí theo quy định của Chính phủ còn thấp, chƣa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế. Vì vậy, các trƣờng đại học công lập rất khó khăn trong tăng nguồn thu và chủ yếu các trƣờng đều trong nhóm “tự chủ một phần kinh phí chi thƣờng xuyên” và phần còn lại NSNN cấp.

- Cơ chế NSNN cấp kinh phí chƣa phù hợp: Ngân sách NN cấp cho các trƣờng chƣa căn cứ vào chi phí đào tạo và chất lƣợng đào tạo. Hiện nay NSNN cấp trên cơ sở xác định mức độ tự chủ theo nguồn thu tại đơn vị sơ với tổng chi phí là chƣa phù hợp, vì nếu nguồn thu sự nghiệp thấp thì NSNN sẽ cấp nhiều và ngƣợc lại; điều đó chƣa tạo động lực để đơn vị phấn đấu tăng nguồn thu mà còn trông chờ vào sự bao cấp của NSNN và chƣa đảm bảo công bằng giữa các nhóm ngành nghề đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)