Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 125 - 130)

2.5.3 .Kinh nghiệm tại Đại học Boston, Hoa kỳ

3.4.2. Những hạn chế

3.4.2.1. Mức thu học phí thấp chưa phù hợp chi phí đào tạo của từng trường

Mức thu học phí hiện nay của các trƣờng đại học công lập ngành y thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015; hằng năm thực hiện tăng theo lộ trình và tính đủ chi phí vào năm 2021 cho các trƣờng tự chủ toàn bộ chi phí chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ; tuy nhiên thực tế hiện nay mức thu học phí đối với trƣờng ĐHCL ngành y chỉ đạt 25% so với chi phí đào tạo bình quân (trong 5 năm 2011-2015) của 5 trƣờng khảo sát (chƣa bao gồm chi phí đào tạo tại bệnh viện).

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 (năm) trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá: Chính sách học phí hiện nay là chƣa phù hợp, Nhà trƣờng chƣa đƣợc tự chủ quyết định chính sách học phí; mức thu học phí hiện nay của Nhà nƣớc quy định đối với các trƣờng đại học công lập ngành y còn thấp,

chƣa dựa trên chí phí thực tế của các cơ sở đào tạo là chƣa phù hợp. Thực tiễn số liệu tính toán của tác giả cho thấy, mặc dù cùng trong khối các trƣờng đại học ngành y, tuy nhiên chi phí đào tạo của các trƣờng không nhƣ nhau.

Bảng biểu 3.29. Bảng so sánh mức thu học phí và chi phí đào tạo đại học bình quân của khối ngành y

Tên trƣờng Chi phí đào tạo bình quân năm 2011-2015 (đ/1SV/năm) Mức thu học phí bình quân năm 2011-2015 (đ/1SV/năm) Tỷ lệ mức học phí bình quân/chi phí đào tạo bình quân 1. Trƣờng Đại học Y Hà Nội 28.038.000 5.700.000 20% 2. Trƣờng Đại học Y Hải phòng 16.238.000 5.700.000 35% 3. Trƣờng Đại học Y Thái Bình 20.540.000 5.700.000 28% 4. Trƣờng Đại học Y HCM 26.101.000 5.700.000 22% 5. Trƣờng Đại học Y Cần Thơ 21.892.000 5.700.000 26% Bình quân của 5 trƣờng 22.562.000 5.700.000 25%

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các đơn vị (chưa tính chi phí tại Bệnh viện thực hành)

Mặt khác, đối với nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Chính phủ đã có Nghị định 85/2012/NĐ-CP quy định lộ trình tính giá dịch vụ, tuy nhiên chƣa có Thông tƣ hƣớng dẫn, vì vậy các đơn vị lúng túng trong thực hiện, đặc biệt là chƣa quy định rõ cấp thẩm quyền phê duyệt.

3.4.2.2. Quan hệ kinh tế giữa Nhà trường và Bệnh viện chưa được xác định

Quan hệ giữa Nhà trƣờng và bệnh viện trong đào tạo ngành y là mối quan hệ không đơn thuần về góc độ đào tạo và khám chữa bệnh; đây còn là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà trƣờng và bệnh viện. Đối với Nhà trƣờng cử

bác sỹ đến làm việc tại bệnh viện nhƣ cán bộ của bệnh viện và đƣa sinh viên, học viên sang học tập tại bệnh viện nhƣ cơ sở thực hành của Nhà trƣờng; bệnh viện đƣợc đội ngủ giảng viên, bác sỹ làm việc tại bệnh viện mà không trả lƣơng; xét trên góc độ kinh tế, đây là sự hợp tác trong hoạt động giữa Nhà trƣờng và bệnh Viện và cần đƣợc xác định minh bạch thu chi trong hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay đây chỉ là quan hệ phối hợp, không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính.

3.4.2.3. Chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư của các doanh nhiệp

Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tƣ cho các trƣờng đại học công lập ngành y là rất lớn, trong khi đó nguồn vốn NSNN đầu tƣ có hạn, nguồn thu của nhà trƣờng còn hạn chế; trong khi đó nguồn nhân lực của Nhà trƣờng lại dồi dào. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có nguồn lực về tài chính, nhƣng lại thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cao. Tuy nhiên, đến nay các trƣờng đại học vẫn chƣa thu hút đƣợc nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp đầu tƣ cho các trƣờng học. Qua phỏng vấn cán bộ là công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá, hiện nay việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp đối với các cơ sở y tế chủ yếu là hoạt động liên doanh liên kết trong một số lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn cao nhƣ: liên kết đặt máy trong các bệnh viện. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: việc lựa chọn thiết bị liên doanh, liên kết chƣa sát nhu cầu của bệnh viện, chủ yếu lựa chọn các loại thiết bị có hoạt động mang lại doanh thu cao; những loại thết bị có hoạt động mang lại doanh thu thấp không đƣợc liên doanh, liên kết mặt dù đơn vị đang cần. Hạch toán doanh thu, chi phí và phân phối doanh thu chƣa minh bạch, hoạt động liên doanh, liên kết tại các bệnh viện hiện nay chủ yếu là hạch toán

chung, không hạch toán riêng; điều đó chƣa minh bạch trong xác định doanh thu, chi phí và phân chia thu nhập cho các bên, khó xác định mức độ hiệu quả của hoạt động liên doanh, liên kết (lỗ hay lãi, phân chia thu nhập hợp lý hay chƣa hợp lý…).

3.4.2.4. Hiệu lực, hiệu quả của quy chế chi tiêu nội bộ còn hạn chế

Trong những năm qua vai trò của quy chế chi tiêu nội bộ ngày càng đƣợc các trƣờng đề cao và đã xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện khá tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí và tạo đƣợc sự minh bạch trong quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy chế thu, chi nội bộ của các trƣờng vẫn còn một số hạn chế nhƣ:

i) Quy chế thu, chi nội bộ chƣa bao quát hết các nguồn thu, các khoản

chi. Đây là một hạn chế khá phổ biến của các đơn vị sự nghiệp nói chung, không chỉ trong các trƣờng đại học công lập.

ii) Một số mức thu, mức chi thấp chƣa phù hợp với hoạt động của đơn

vị và một số nội dung chi quy định chƣa cụ thể, vì vậy khi thực hiện còn nhiều lúng túng. Chi lƣơng và các khoản phụ cấp đang thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc, vì vậy chƣa thu hút và đãi ngộ đƣợc ngƣời giỏi về làm việc ở các Trƣờng vùng khó khăn. Mặt khác, trong chi hoạt động nhiều mức chi thấp chƣa phù hợp với thực tiễn và chƣa khuyến khích đƣợc ngƣời lao động chƣa nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo và làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của quy chế.

iii) Chƣa thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung quy chế kịp thời khi nhiều hoạt động của đơn vị đã thay đổi và khi có chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đã thay đổi.

iv) Xây dựng các hệ số trong chi trả thu nhập còn thiếu cơ sở xác định

và chi thu nhập tăng thêm còn có tính chất cào bằng, chƣa đánh giá phân loại cán bộ theo kết quả công việc để chi trả thu nhập.

v) Công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện quy

chế chƣa đƣợc thực hiện kịp thời. Tổ chức xây dựng quy chế chƣa tạo đƣợc sự quan tâm rộng rãi để tất cả mọi ngƣời trong cơ quan.

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có nhận xét đánh giá quy chế thu - chi nội bộ thời gian qua đã triển khai khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ đa phân tích trên.

3.4.2.5. Tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải tình chưa cao

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đã nỗ lực hàng năm đánh giá chỉ số minh bạch đối với từng quốc gia bằng cách phân tích các quy định của pháp luật, đánh giá việc thực thi pháp luật và đo mức độ cảm nhận của ngƣời dân.

Ở Việt Nam, đối với các trƣờng đại học công lập ngành y đã có nhiều đổi mới trong quá trình thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên mức độ còn rất hạn chế, công tác công khai về hoạt động tài chính mới dừng lại công khai tổng số thu - chi, số liệu quyết toán đƣợc duyệt chƣa xây dựng hệ thống các tiêu chí công khai và đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan các cấp đang đƣợc xem nhƣ là một tài liệu “Mật”.

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý tài chính của 5 trƣờng đại học khảo sát, số ngƣời đƣợc phỏng vấn có 15 ngƣời là cán bộ quản lý về tài chính kế toán của các trƣờng (Kế toán trƣởng, Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng Phòng Tài chính kế toán), đã cho kết quả: 15/15 ngƣời đƣợc hỏi đều có đánh giá các trƣờng thực hiện còn hạn chế. Thực tế, qua khảo sát và qua tìm hiểu trang web của các trƣờng đại học công lập ngành y cho thấy, số liệu công khai chƣa thƣờng xuyên, thiếu chi tiết, số liệu đƣợc trên trang web của

Nhà trƣờng còn hạn chế và theo Báo cáo kết quả kiểm toán NSNN năm 2014 tại Bộ Y tế cho thấy các trƣờng thực thực hiện công khai thông qua các hình thức khác còn nhiều hạn chế [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)