Cơ chế tự chủ tài chính của các trƣờng đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 58 - 62)

2.2.1. Khái niệm cơ chế tự chủ tài chính

Cơ chế là chuyển ngữ của từ mécanisme của phƣơng Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".

Tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, không bị ai chi phối (từ điển bách khoa).

Cơ chế tự chủ tài chính là những quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị, theo đó các đơn vị đƣợc trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi và các quan hệ tài chính phát sinh của đơn vị mình theo mức độ đƣợc Nhà nƣớc trao quyền.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, tự chủ tài chính là một trong những nội dung rất quan trọng của tự chủ đại học và là điều kiện tiền đề để thực hiện tự chủ đại học. Vì tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, có nguồn lực tài chính, chúng ta mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác nhƣ con ngƣời, cơ sở vật chất… những yếu tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục.

2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính các trƣờng đại học công lập

2.2.2.1. Tự chủ trong quản lý nguồn thu

Là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, khai thác, huy động các nguồn thu; theo đó các đơn vị đƣợc quyền quyết định nội dung thu, mức thu và tổ chức quản lý, phát triển nguồn thu nhằm huy động đảm bảo nguồn tài chính cho nhu cầu chi phí của đơn vị.

Nguồn thu của các trƣờng đại học công lập là những khoản thu mà đơn vị thu đƣợc trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ và đƣợc quản lý sử dụng để chi tiêu theo cơ chế tự chủ tài chính của nhà nƣớc. Đối với trƣờng đại học công lập, nguồn thu hiện nay của Nhà trƣờng bao gồm:

i) Nguồn thu từ ngân sách nhà nước

Hàng năm, Nhà nƣớc cấp một khoản ngân sách cho các trƣờng đại học chi hoạt động thƣờng xuyên theo mức độ tự chủ của từng trƣờng và giao quyền tự chủ cho các trƣờng quản lý, sử dụng theo các mức độ tự chủ.

ii) Nguồn thu từ học phí, lệ phí

Học phí, lệ phí là khoản tiền mà ngƣời học phải nộp cho trƣờng đại học để chi phí hoạt động đào tạo cho ngƣời học. Thực hiện cơ chế tự chủ Nhà trƣờng sẽ đƣợc quyền chủ động xây dựng mức thu học phí theo cơ chế giá tính đủ chi phí.

iii) Thu sự nghiệp từ các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ

Nguồn thu này dựa trên các hoạt động tƣ vấn, nghiên cứu khoa học hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, chuyển giao công nghệ, bán các bằng phát minh sáng chế, các hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ v.v…

iv) Nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của mỗi trƣờng đại học sẽ có những hoạt động dịch vụ khác nhau, dựa trên năng lực chuyên môn và thƣơng hiệu của mỗi trƣờng để phát triển nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của từng trƣờng. Nhà trƣờng đƣợc tự chủ khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn thu này theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng; nhƣ: đào tạo theo nhu cầu xã hội, hoạt động dịch vụ theo nghề nghiệp của từng trƣờng.

v) Nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Hiện nay cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tăng quyền tự chủ cho các trƣờng đại học; các trƣờng đại học có nhiều cơ hội để tăng cƣờng hợp tác, liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tƣ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nƣớc để nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học, qua đó đã thu hút đƣợc nhiều khoản viện trợ, đầu tƣ của nƣớc ngoài và tổ chức quốc tế cho đầu tƣ và hoạt động của nhà trƣờng.

vi) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, các trƣờng ĐHCL còn có một số nguồn thu khác nhƣ: tài trợ, viện trợ, quà biếu tặng, đóng góp của các tổ chức xã hội và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài. Các khoản thu dịch vụ cho thuê phòng học, thuê kiốt, dịch vụ trông giữ xe, cho thuê ký túc xá.. v.v…

2.2.2.2. Tự chủ trong quản lý chi tiêu

Tự chủ trong quản lý chi tiêu, là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động của nhà trƣờng, bao gồm cả nguồn NSNN cấp và nguồn thu tại nhà trƣờng; theo đó các trƣờng

đƣợc quyền quyết định nội dung chi, mức chi nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, cân đối nguồn tài chính và thực hiện hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch của Nhà trƣờng đề ra.

Các khoản chi tiêu của các trƣờng đại học công lập nếu phân theo tính chất các khoản chi, bao gồm các khoản chi thƣờng xuyên và chi không thƣờng xuyên:

i) Chi hoạt động thường xuyên

Là các khoản chi cho hoạt động của Nhà trƣờng, đảm bảo duy trì và thực hiện nhiệm vụ có tính chất thƣờng xuyên của Nhà trƣờng; bao gồm: chi cho ngƣời lao động, chi hành chính, hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ; mua sắm sửa chữa thƣờng xuyên v.v... Nội dung chi, mức chi và chênh lệch thu chi đơn vị đƣợc quyền tự chủ.

ii) Chi hoạt động không thường xuyên

Đây là các khoản chi ngoài các nhiệm vụ hoạt động thƣờng xuyên, nó bao gồm các khoản chi nhƣ: đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản và các dự án đầu tƣ, dự án chuyên môn, đề tài nghiên cứu khoa học, ... Mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc.

2.2.2.3. Tự chủ quản lý, sử dụng kết quả tài chính

Tự chủ quản lý, sử dụng kết quả tài chính của các trƣờng đại học công lập, là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trƣờng trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ cơ quan đƣợc hình thành từ chênh lệch thu chi của các hoạt động kinh tế của Nhà trƣờng.

Một là: tự chủ trích lập các quỹ cơ quan

Hàng năm, các khoản thu của Nhà trƣờng sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế cho ngân sách Nhà nƣớc theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động của Nhà trƣờng đƣợc trích lập các quỹ tiền tệ trong Nhà trƣờng; mức trích lập tối thiểu các quỹ theo quy định của Nhà nƣớc và theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trƣờng quyết định theo

trình tự các quỹ nhƣ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ khen thƣởng; Quỹ phúc lợi và các Quỹ khác theo quy định.

Hai là: tự chủ quản lý, sử dụng các quỹ cơ quan

Trƣờng đại học công lập đƣợc quyền tự chủ sử dụng các quỹ cơ theo quy chế chi tiêu nội bộ; đảm bảo tuân thủ quy trình, thủ tục theo các quy định của nhà nƣớc. Các loại quỹ cơ quan Nhà trƣờng đƣợc mởi tài khoản gửi ở ngân hàng thƣơng mại để quản lý và giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)