Đặc thù quản trị tài chính tại các Trƣờng đại học công lập ngàn hy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 62 - 66)

Đối với các trƣờng đại học công lập ngành y, ngoài các chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học nhƣ các trƣờng đại học khác, còn có chức năng trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định “Nghề y là

một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Từ những đặc thù đó mà trong quản trị tài chính của các trƣờng đại học

ngành y cũng có những đặc thù riêng so với các trƣờng đại học công lập các ngành khác đó là:

2.3.1. Sự hạn chế trong phát triển nguồn thu học phí

Nguồn thu học phí của các trƣờng đại học đƣợc phát triển dựa trên hai yếu tố là số lƣợng ngƣời học và mức thu học phí. Đối với đặc thù trong đào tạo ngành y gắn kết chặt chẽ 3 yếu tố là “đào tạo gắn liền với thực hành và nghiên cứu khoa học”. Thời gian đào tạo bác sĩ dài hơn các ngành đào tạo đại học khác, tối thiểu phải 6 năm và ngay từ đầu sinh viên trƣờng y đã vừa học lý thuyết vừa thực tập tại bệnh viện; do đó các trƣờng đại học ngành y không thể tuyển sinh đào tạo số lƣợng sinh viên nhiều đƣợc; các nƣớc phát triển trên thế chỉ tiêu đào tạo bác sĩ từ 200 đến 300 sinh viên (nhƣ Trƣờng Đại học Y Sydney, Australia bình quân tuyển sinh khoảng 300 sinh viên y đa khoa/năm

– Nguồn: Trao đổi kinh nghiệm giữa trường bạn và trường đại học Y Hà Nội,

2015). Bên cạnh đó là chi phí đào tạo ngành y lại cao hơn các ngành khác,

trong khi mức tăng học phí cũng có giới hạn. Đối với Việt Nam, sự phát triển kinh tế của xã hội còn chậm; sự chấp nhận, khả năng chi trả của ngƣời học chƣa cao và quy định mức trần thu học phí của Nhà nƣớc còn thấp. Vì vậy, phát triển nguồn thu dựa vào nguồn học phí là rất khó khăn đối với các trƣờng đại học công lập ngành y hiện nay.

2.3.2. Xu hƣớng phát triển nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh gắn kết với đào tạo và nghiên cứu của nhà trƣờng với đào tạo và nghiên cứu của nhà trƣờng

Để học lâm sàng tốt phải có 2 yếu tố là “bệnh nhân và thầy thuốc giỏi”, đây cũng chính là đặc thù trong đào tạo của ngành y. Nhìn lại ông cha ta ngày xƣa trong đào tạo nghề y, hầu hết học trò đƣợc chọn để đào tạo nghề y là từ học trò theo giúp việc (thực hành) và chọn những học trò có năng khiếu, tố chất để truyền nghề (đào tạo). Ngày nay chúng ta đã chuyển từ lựa chọn khả năng trƣớc và thực hiện đào tạo bài bản cả lý thuyết và thực hành. Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo nghề y đã có từ xa xƣa không thể tách rời. Ngày nay, sự gắn kết này càng phát triển mạnh, đây là cơ sở và là điều kiện thuận lợi để các trƣờng đại học ngành y phát triển nguồn thu từ hoạt động khám chữa bệnh. Với đội ngũ giảng viên vừa là bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân; các trƣờng đại học ngành y nói chung đã kết hợp rất tốt công tác đào tạo và hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, từ đó đã tạo nên nguồn thu rất đáng kể cho trƣờng đại học ngành y. Vì vậy, các trƣờng đại học ngành y cần biết xu hƣớng phát triển của nguồn thu này để xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển nguồn thu cho Nhà trƣờng.

2.3.3. Chi phí đào tạo đại học ngành y cao hơn so với ngành khác

Chi phí đào tạo đại học trên góc độ của Nhà trƣờng là toàn bộ chi phí nhà trƣờng bỏ ra để đào tạo sinh viên trong một thời hạn theo niên độ ngân sách (01 năm). Đối với đào tạo đại học ngành y, chi phí đào tạo cao hơn các ngành khác, đây là một đặc thù khách quan do một số nguyên nhân:

- Thời gian đào tạo dài, các trƣờng đại học khác đào tạo một cử nhân hay một kỹ sƣ chỉ từ 3 đến 5 năm; trong khi đó đào tạo một bác sĩ thời gian đào tạo tối thiểu là 6 năm, ngoài ra khi học xong 6 năm, các bác sĩ phải học thêm 3 năm BSNT khi đó mới trở thành bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.

- Trong đào tạo nghề y cần có nhiều thời gian học thực hành liên quan đến các phòng thí nghiệm (Labo), các máy móc thiết bị và vật tƣ hóa chất phục vụ thực hành; điều đó làm tăng chi phí:

+ Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và máy móc thiết bị: trong đào tạo ngành y đòi hỏi học thực hành rất lớn, vì vậy cần đầu tƣ nhiều Labo, trang thiết bị cho công tác đào tạo và nghiên cứu. Đặc biệt ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh làm nhiều máy móc thiết bị y tế bị lạc hậu không còn phù hợp với phƣơng pháp đào tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật mới,… , do đó nhu cầu vốn cho tái đầu tƣ là rất lớn. Đây là một trong những yếu tố làm cho chi phí đào tạo ngành y cao hơn các ngành khác.

+ Chi phí cho vật tƣ tiêu hao hàng ngày phục vụ học thực hành cho sinh viên tại các Labo và tại Bệnh viện, là chi phí không thể thiếu và không nhỏ.

Xuất phát từ đặc thù trên đã làm chi phí đào tạo đại học ngành y tăng cao hơn các trƣờng đại học các ngành khác. Đây là một đặc thù chung của các trƣờng đào tạo đại học ngành y trên Thế giới và hiện nay mức học phí của các trƣờng đại học ngành y đang cao hơn các trƣờng đại học các ngành khác.

2.3.4. Đặc thù trong quan hệ kinh tế giữa Nhà trƣờng và Bệnh viện trong đào tạo và khám chữa bệnh

Quan hệ giữa Nhà trƣờng và các bệnh viện trong đào tạo ngành y là mối quan hệ phối hợp trách nhiệm xã hội vì sự nghiệp đào tạo và chăm sóc sức khỏe con ngƣời, mà còn là mối quan hệ về kinh tế giữa hai đơn vị trong hoạt động.

a) Nội dung mối quan hệ phối hợp

- Đối với bệnh viện: đƣợc công nhận là cơ sở thực hành của trƣờng đại học và các bác sỹ của Nhà trƣờng thuộc các bộ môn lâm sàng và các chuyên ngành gắn với lâm sàng thƣờng xuyên làm việc tại bệnh viện nhƣ là bác sỹ của bệnh viện.

- Đối với trƣờng đại học: đƣợc đƣa sinh viên, học viên đến học tập thực hành tại các bệnh viện nhƣ là một cơ sở thực hành của Nhà trƣờng.

b) Đặc thù trong quan hệ kinh tế

i) Đối với trƣờng đại học

+ Đƣợc sử dụng cơ sở vật chất của bệnh viện, nhƣ các labo, máy móc, trang thiết bị y tế do bệnh viện đầu tƣ cho học viên, sinh viên học tập; giảm đƣợc nguồn vốn đầu tƣ của Nhà trƣờng.

+ Kịp thời đƣa kiến thức thực tế vào giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm giữa trƣờng và bệnh viện;

+ Đƣợc sử dụng một phần vật tƣ, hóa chất tiêu hao trong khám và điều trị khi học viên, sinh viên tham gia hoạt động của bệnh viện.

ii) Đối với bệnh viện

+ Bệnh viện có thêm đội ngũ bác sỹ, giảng viên của Nhà trƣờng đang trả lƣơng, làm việc tại bệnh viện nhƣ một bác sỹ của bệnh viện; tạo ra nguồn thu cho bệnh viện.

+ Đội ngũ sinh viên, học viên đến bệnh viện học tập là nguồn nhân lực giúp việc, phụ việc và hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện; đối với học viên cao học, bác sỹ nội trú, NCS đã tham gia công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện nhƣ bác sỹ của bệnh viện;

+ Đối với một số lĩnh vực bệnh viện có thể phải chi phí thêm một phần hóa chất, và vật tƣ tiêu hao nhƣ khẩu trang, găng tay…

2.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị tài chính tại trƣờng đại học công lập ngành y

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quản trị tài chính tại các trường đại học công lập ngành y ở việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)