Số lượng thuyền du lịch tại thành phố Huế năm 1997

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 71 - 73)

STT Đơn vị Số lượng thuyền

1 Hợp tác xã đường sông 34 2 Khách sạn Hương Giang 5 3 Công ty lữ hành 5 4 Khách sạn Kinh Đô 3 5 Đội thuyền 26/3 6 6 Đội thuyền Đập Đá 5

7 Đội thuyền trước trường Đại học Sư phạm 11

8 Nhà hàng nổi sông Hương 7

9 Số lượng thuyền của cư dân vạn đò 13

Tổng cộng 89

(Nguồn: [24, tr. 77]) Thuyền rồng phục vụ du lịch là hoạt động kinh tế có nhiều hộ cư dân vạn đò sông Hương tham gia. Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới (1993), khách du lịch trong nước và quốc tế đến Huế ngày càng nhiều, nhu cầu tham quan các lăng tẩm, chùa, đầm phá ven biển và nghe ca Huế trên sông Hương cũng không ngừng tăng lên. Một bộ phận cư dân đã thay đổi nghề nghiệp, chuyển sang kinh doanh thuyền rồng phục vụ du lịch. Đây là hướng đi mới, tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống kinh tế, xã hội của cư dân[PL5.17].

3.1.2.3. Hoạt động chăn nuôi

Vào mùa hè, mực nước sông Hương xuống thấp, cư dân làm những nhà "chồ", nhà tạm cạnh thuyền. Dựa vào địa hình, nhiều hộ đã nuôi lợn, gà...bằng thức ăn có sẵn ở sông Hương như: rong rêu (công việc này trẻ em có thể vớt được), thu mua, nhặt rau dập nát tại chợ Đông Ba, Bến Ngự để làm thực phẩm chăn nuôi. Lợn, gà cư dân nuôi được chủ yếu để cúng, kỵ trong gia đình, rất ít khi buôn bán, trao đổi34.

34 Theo ông Võ Văn Kèn, các hộ gia đình thường nuôi lợn, gà trên nhà chồ để sử dụng cúng kỵ trong gia đình, không nuôi để bán như cư dân trên đất liền.

3.1.2.4. Các hoạt động kinh tế khác

Cư dân vạn đò sông Hương làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Trong đó một bộ phận cư dân không có tư liệu, phương tiện làm ăn buộc phải đi làm thuê, bốc vác. Ngoài ra, một số lượng không nhỏ cư dân buôn bán ở chợ, thợ may, bán hàng rong...Khi nhu cầu xây dựng nhà cửa, chỉnh trang đô thị và phát triển các dịch vụ du lịch nhiều thanh niên có sức khoẻ đi làm phụ thợ nề, đổ bê tông hay đạp xích lô, xe thồ phục vụ khách du lịch…Đây là những công việc đem lại thu nhập chính cho cư dân trước trong và sau TĐC.

Trong nghiên cứu của Đỗ Minh Khuê về thực trạng việc làm cư dân vạn đò sông Hương trước TĐC đã nhận xét:“Rất nhiều dân vạn đò làm các nghề trên bờ. Dọc hai

bờ sông gần chợ Đông Ba, cầu Gia Hội có những vạn đò đậu san sát và chủ của chúng hàng ngày lên đất liền làm đủ các thứ lao động giản đơn, thu nhập thấp: bán hàng rong, bốc vác, đạp xích lô, bán vé số…” [39, tr.62].

Nguồn gốc cư dân vốn là những cư dân làm nông nghiệp, từ khi cư trú trên thuyền cư dân không trồng bất cứ loại rau, quả nào để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Các loại rau, quả trong bữa ăn được cư dân mua ở chợ. Tuy nhiên, bữa ăn của cư dân vẫn luôn mang nét đặc trưng của cư dân Việt gồm: cơm - rau - cá, trong đó không thiếu cá, nguồn nguyên liệu có sẵn của cư dân sông nước.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế truyền thống của cư dân là những công việc phổ thông, đòi hỏi sức khoẻ, chưa qua đào tạo và dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm của cá nhân, hộ gia đình. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nghề, việc làm cho cư dân trước TĐC đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình hội nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình trong tương lai.

3.1.3. Thu nhập và tiếp cận tài chính

3.1.3.1. Thu nhập

Số liệu thống kê các nguồn thu nhập bằng tiền của cư dân tại thời điểm trước TĐC rất khó xác định. NCS đã sử dụng số liệu trong Luận văn cao học (1999) khi điều tra thu nhập theo ngành nghề các hộ gia đình cư dân vạn đò sông Hương tại các điểm nghiên cứu:

- Đối với các hộ gia đình khai thác cát sỏi, trung bình mỗi ngày, một gia đình có thu nhập từ 40.000 - 50.000 đồng (theo thời giá năm 1993-1996).

- Đối với các hộ gia đình vận chuyển cát, sỏi, trung bình mỗi ngày họ có thể vận chuyển được từ 2 - 3 thuyền cát. Theo thời giá năm 1996, mỗi hộ thu nhập từ 25.000 - 35.000 đồng/chuyến.

- Đối với các hộ làm thuyền du lịch vào năm 1993-1995, mỗi ngày chạy một chuyến chủ thuyền thu nhập khoảng 50.000 - 60.000 đồng. Trong một ngày nếu chở được hai chuyến chủ thuyền thu nhập khoảng 100.000 - 120.000 đồng. Những chủ thuyền có mối liên hệ tốt với các chủ khách sạn, đơn vị du lịch- lữ hành sẽ có thu

nhập ổn định và cao hơn nhiều các chủ thuyền khác.

- Đối với các hộ gia đình khai thác, vận chuyển tre nứa: cư dân mua tre trên thượng nguồn sông Hương giá từ 3.000 - 4.000 đồng/cây, kết bè chuyển về thành phố bán từ 7.000-10.0000 đồng/cây [24].

Trong nghiên cứu của Lê Hiền (2007), khi trình bày về thu nhập/tháng của cư dân vạn đò trước TĐC, tác giả sử dụng số liệu trong Dự án tái định cư của UBND thành phố Huế năm 2007 như sau:

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)