Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 63 - 64)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

3.1. Kinh tế của cư dân vạn đò sông Hương trước tái định cư

3.1.1.1. Cơ sở hạ tầng

Trước đây, các vạn đò tại thành phố Huế là nơi tập trung rất nhiều thuyền lớn, nhỏ, che chắn tạm bằng những thanh tre với ni lông; mui thuyền siêu vẹo, nghèo khó. Rác và chất thải sinh hoạt được cư dân thải trực tiếp xuống dòng sông, nguồn nước ô nhiễm. Tại các vạn đò cư dân không có nước sạch, điện sinh hoạt, nhà vệ sinh…

Nước sinh hoạt: Cư dân không có hệ thống nước sạch, các hộ dùng nước sông Hương ở thượng nguồn hay mua nước sạch trên đất liền để nấu ăn và đun nước uống. Sống trên song nhưng người dân không có nước sạch, nhiều hộ dùng chính nguồn nước bị ô nhiễm đó để tắm giặt, vệ sinh... Mù hè, nước sông Hương việc cạn dần, cư dân xả thải trực tiếp xuống sông làm nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ cư dân cũng như cảnh quan sông Hương và thành phố Huế.

Hệ thống điện: Các hộ gia đình thắp sáng chủ yếu bằng đèn dầu, nến. Hộ kinh tế khá hơn sử dụng ắc quy. Từ những năm 1999-2000, nhiều hộ mua điện của cư dân trên đất liền. Cư dân dựng những cây tre giữa sông và kéo điện về thuyền để thắp sáng.

Nhà vệ sinh: Sống trên thuyền, cư dân không có nhà vệ sinh. Một số hộ gia đình chỉ bắc những cây tre và che tạm bằng giấy xi măng hay áo mưa để làm chỗ vệ sinh trên sông.

Điều kiện sống thiếu thốn, không tiếp cận được CSHT cơ bản của cư dân sống tại đô thị nên vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân là điều đáng quan ngại đối với cộng đồng cư dân này. Để hiểu rõ hơn vấn đề về y tế và sức khoẻ, chúng tôi sử dụng số liệu khảo sát của các tổ chức nghiên cứu độc lập. Đó là số liệu khảo sát năm 2003 của 941 hộ gia đình . Nguồn nước sinh hoạt cư dân sử dụng trực tiếp nước sông Hương không qua xử lý, đun sôi để uống chiếm tỷ lệ 42%, số hộ dùng nước sông nấu ăn chiếm 9,7%, số hộ dùng nước sông để uống là 10,7%, tắm và rửa mặt lần lượt là 81,8% và 91,7%.

Theo ông Trần Xuân Anh, khu TĐC Phước Vĩnh cho biết: “Khi sống trên thuyền

thì đại tiện, tiểu tiện xuống sông. Mọi sinh hoạt đều gói gọn trên con thuyền đó. Chỉ có những hộ gia đình sống trên nhà chồ, ven sông hay các hòn đảo thì mới lấy bao xi măng, ny lông và thanh tre quây lại để đi vệ sinh. Nhưng mùa mưa thì không thể đi đâu được nên phải xả thải trực tiếp xuống dòng sông”.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ hộ sử dụng nước sông và xả thải trực tiếp

(Nguồn: [104 tr. 199-203) Tại Biểu đồ 3.1, nước thải và nhà vệ sinh, trong nghiên cứu này cũng cho thấy thực trạng: số hộ đại tiện, xả rác trực tiếp xuống sông là 85,4% và 54,0%. Cư dân sử dụng nước sông không qua xử lý là nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ và thể trạng của người dân. Nghiên cứu này cho rằng cần tạo cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch là rất cần thiết tại các vạn đò sông Hương.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)