Chính sách của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 50 - 52)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

2.2. Chính sách tái định cư cư dân vạn đò sông Hương

2.2.2. Chính sách của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Sau khi phân định lại địa giới hành chính (1989), chính quyền, đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đứng trước những thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh có nhiều thay đổi. Là tỉnh nghèo ở miền Trung, thiên tai, thời tiết quá khắc nghiệt… UBND tỉnh và Tỉnh uỷ đã xác định cơ cấu kinh tế: công nghiệp - du lịch, dịch vụ - nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, trong đó có chính sách định cư cư dân vạn đò sông Hương và vùng đầm phá, ven biển.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 564/2007/QĐ-UBND về phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực (Mục 4.2); trong kế hoạch “Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2006-2020” đã

nêu: “Tập trung các nguồn lực để thực hiện dự án dân vạn đò và giải tỏa dân vùng

Thượng thành, Hộ thành hào, sông Ngự Hà và các vùng di tích, các vùng giải tỏa để bố trí hợp lý dân cư, chỉnh trang đô thị, phòng chống bão lụt theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu đến năm 2010 giải quyết cơ bản về ổn định dân cư”21. Nhiệm vụ trọng tâm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng đến năm 2020 là “Xây dựng thành phố Huế

là đô thị trung tâm, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phù hợp với thành phố di sản…”. Đây là nhiệm

vụ của các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế nỗ lực thực hiện. Định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, xứng tầm đô thị khu vực và quốc tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định “Xây dựng Thừa Thiên Huế

sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao…”22.

Kết luận số 14-KL/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 12 ngày 7/7/2008, về Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng

21 Quyết định số 564/2007/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

22Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị, Kết luận về Xây dựng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Đô thị Huế đến năm 2020.

cuối năm 2008 có nêu các nhiệm vụ: “Tập trung hoàn thành các quy hoạch chung, quy

hoạch chi tiết và xem xét điều chỉnh các quy hoạch chi tiết xây dựng các trục đô thị không còn phù hợp. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: cải thiện môi trường nước thành phố Huế, các khu tái định cư dân vạn đò TP Huế...; phối hợp các ngành đẩy nhanh tiến độ dự án tái định cư dân vạn đò…”.

Chính quyền UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện23.

Tiếp đó, UBND tỉnh Thừa thiên Huế đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo dự

án định cư và cải thiện cuộc sống dân vạn đò thành phố Huế (Quyết định 460/2009

QĐ-UBND). Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo là giám sát chủ đầu tư của dự án (Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố Huế) triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung đã duyệt; đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu, quy mô, tiến độ và chất lượng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chính sách liên quan việc thực hiện dự án trong phạm vi thẩm quyền của UBND tỉnh; giúp UBND tỉnh phối hợp, đề xuất với các bộ, ngành trung ương hỗ trợ cơ chế, chính sách và nguồn lực thực hiện dự án. Đồng thời theo dõi, kiểm tra và rút kinh nghiệm việc thực hiện các chính sách liên quan. Lập kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện dự án theo tiến độ; chỉ đạo công tác giải ngân, thanh quyết toán, kiểm toán theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ban có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành, các địa phương, tổ chức và đơn vị liên quan để triển khai thực hiện dự án; chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát sinh. Việc thành lập Ban chỉ đạo đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong triển khai dự án, hoàn thành đúng tiến độ, cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá xã hội cư dân vạn đò sông Hương; quyết tâm xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

23 Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27.4.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP.Huế. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2021. Việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế theo nghị quyết trên là bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Tổng kết giai đoạn 2009-2011, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư trên 260,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương cấp 151,3 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và nguồn huy động khác. Dự án xây dựng và mở rộng 3 khu tái định cư tập trung: Khu TĐC Phú Hậu (mở rộng); Khu TĐC Hương Sơ và khu TĐC Phú Mậu bố trí định cư toàn bộ cư dân vạn đò sông Hương, chấm dứt tình trạng người dân vạn đò sống lênh đênh trên sông nước, hoàn thành công tác di dân vạn đò, theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của cư dân từ bao đời nay.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)