Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC
6. Bố cục của luận án
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.3. Những kết quả luận án kế thừa và các vấn đề đặt ra cần được giả
- Những kết quả luận án kế thừa
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có không ít học giả trong nước và nước ngoài dành công sức nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư dân các làng chài/vạn đò trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương.
Một là, bằng nhiều cách tiếp cận, dưới nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu thông
qua những nghiên cứu cư dân vạn đò sông Hương trước TĐC, các công trình này đã đề cập đến kinh tế, xã hội, văn hóa, thực hành tín ngưỡng và quá trình TĐC cư dân vạn đò sông Hương với các cấp độ và mức độ khác nhau.
Hai là, trong quá trình tiếp cận và xử lý tài liệu phục vụ đề tài luận án với
nguồn tài liệu ở Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chưa tiếp cận được công trình nào mang tính chuyên khảo tập trung nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương một cách tổng thể và có hệ thống từ sau năm 1975 và đặc biệt từ năm 1989 đến nay tại các khu TĐC ở thành phố Huế.
Ba là, các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông
Hương không nhiều, nội dung tập trung đời sống văn hóa, y tế giáo dục của cư dân vạn đò sông Hương lại thu hút được rất nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu trước TĐC.
6Phạm Thị Cúc (2011), “Thực trạng về lao động và việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư trên bờ ở Bãi Dâu - Phường Phú Hậu thành phố Huế”, Phạm Thị Phương Hảo (2014), “Dự án khu chung cư Bãi Dâu và tác động của nó đến người dân vạn đò Thành phố Huế”, Phạm Thị Liễu (2013), “Thực trạng đời sống, lao động, việc làm của người dân vạn đò sau khi định cư lên bờ phường Kim Long thành phố Huế”, Châu Lê Xuân Thi (2013), “Sinh kế và thu nhập của các hộ dân sau khi định cư tại khu tái định cư vạn đò phường Hương Sơ, Thành phố Huế”, Nguyễn Ngọc Châu (2015), “Một số giải pháp nhằm sử dụng lao động và tạo việc làm ổn định cho cộng đồng cư dân vạn Đò tái định cư ở phường Kim Long, thành phố Huế” [11; 16; 28; 40; 66], đã nêu lên thực trạng sinh kế, việc làm, thu nhập tại các khu TĐC cư dân vạn đò sông Hương và đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho cư dân vạn đò tại các khu TĐC.
Từ đó, các tác giả đã đưa ra những nhận xét về thực trạng đời sống, văn hóa, y tế, giáo dục như là những khuyến nghị, cảnh báo, đề xuất với chính quyền địa phương.
Bốn là, ngoài vấn đề trọng tâm nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa
của cư dân vạn đò sông Hương từ năm 1975 đến nay, chúng tôi còn tiếp cận được hồ sơ các công trình, kỹ thuật hạ tầng cơ sở, quy hoạch đô thị...; mặc dù các tài liệu này không liên quan trực tiếp đến những giải pháp về kỹ thuật trong luận án, song chúng tôi vẫn chọn lọc những thông tin cần thiết để tham khảo, thực hiện luận án với hàm ý đánh giá khách quan tổng thể về các vấn đề chính sách, quy hoạch TĐC cộng đồng cư dân.
Như vậy, nghiên cứu về cư dân vạn đò sông Hương được đặt ra từ khá sớm, nhưng các công trình chỉ dừng lại ở các khía cạnh, lĩnh vực lịch sử, văn hóa là chủ yếu,…Riêng vấn đề biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu TĐC đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện từ lý luận đến những khảo sát thực tiễn.
- Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Tiếp thu, kế thừa những thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước trong và ngoài nước, trong luận án này, NCS tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu và phân tích rõ bối cảnh lịch sử đã tác động đến quá trình
biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của cư dân vạn đò sông Hương. Đặc biệt, bối cảnh lịch sử tại thời điểm TĐC, chính sách TĐC qua các thời kỳ đã tác động đến quá trình biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của cư dân vạn đò sông Hương tại thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Hai là, đánh giá biến đổi kinh tế, xã hội; trình bày những thành tựu, hạn chế
cũng như thuận lợi và khó khăn trong quá trình TĐC. Đồng thời, luận án đưa ra các giải pháp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội cư dân vạn đò sông Hương trong bối cảnh hiện nay.