Các loại lưới cư dân thường sử dụng

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 67 - 69)

STT Tên lưới Thời điểm Thời vụ

Ngày Đêm Mùa nắng Mùa mưa Cả năm

1 Lưới kìm + + 2 Lưới ép + + 3 Lưới + + + + 4 Lưới nậu + + 5 Chài + + (Nguồn: [24, tr. 67]) Ngoài các hình thức đánh bắt cá bằng lưới, cư dân còn đánh bắt cá bằng bả thực vật. Loại bả này được lấy từ hạt cây mác. Cư dân mua hạt, giã nhỏ đặt trong bao cát, sau đó khoanh lưới khu vực có cá và thả bao cát có bột hạt mác xuống đoạn sông nước ít chảy, cá lớn hay nhỏ đều bị cay mắt, nổi trên mặt nước. Họ dùng vợt để bắt cá hay dùng lưới để kéo cá. Hình thức đánh bắt này khá phổ biến và ít ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên.

Cư dân còn có hình thức đánh bắt cá bằng "đọt" hay "chỉa". Thân đọt, chỉa được làm bằng cây hóp nhỏ dài từ 1,2-1,5m, bên ngoài trơn và láng được gắn 3 hoặc 5 răng bằng thép và có mấu để khi đâm trúng cá rút lên không bị rơi... Đánh bắt cá bằng đọt/chỉa đơn giản nhưng đòi hỏi phải nhanh nhẹn, chính xác và kỹ năng. Hình thức đánh bắt này được thực hiện vào ban đêm và phụ thuộc con nước lên hay xuống. Thông thường cư dân chèo thuyền dọc dòng sông, dùng ánh sáng của đèn măng sông làm cá chói mắt, dùng đọt/chỉa đâm cá.

Ngoài các hình thức đánh bắt cá trên, cư dân còn đánh bắt cá bằng ắc quy. Họ dùng thuyền nhỏ và đèn măng sông men theo bờ sông, dùng đèn làm cho cá bị lóa mắt (đóng mắt) và dùng điện ắc quy làm cho cá bị tê liệt (trong phạm vi từ 0,2 - 0,4 m), tiếp đó họ dùng vợt để vớt cá. Đây là phương thức đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn thủy sản sông Hương, vùng cửa sông, đầm phá gây bất bình trong cộng đồng cư dân đánh bắt cá truyền

thống30. Đánh bắt cá bằng ắc quy là hoạt động đã nghiêm cấm từ lâu, vì mưu sinh có nhiều hộ gia đình vẫn duy trì hình thức này. Để đối phó với sự kiểm tra của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cư dân thường đánh bắt vào buổi đêm hoặc sáng sớm.

Trên thượng nguồn sông Hương cư dân còn đánh bắt bằng thuốc nổ. Đây là hình thức đánh bắt cá huỷ hoại tài nguyên động thực vật, môi trường và tính mạng. Tuy nhiên, ý thức của người dân là bất chấp hậu quả. Tham gia đánh bắt bằng thuốc nổ gồm cư dân vạn đò và cư dân sống trên đất liền.

+ Nuôi cá lồng

Nuôi cá lồng trên sông Hương đã có từ những năm 1970 của thế kỷ XX31. Nhưng từ năm 1986 trở đi, các hộ gia đình mới chú ý đến nuôi cá lồng. Nuôi cá lồng phù hợp với lối sống cư dân sông nước trong việc tận dụng thức ăn là rong, tảo và dễ quản lý, di chuyển lồng cá đến địa điểm thích hợp. Người nuôi cá lồng cần có kinh nghiệm và số vốn lớn tương đối để đầu tư lồng, con giống. Lồng cá được liên kết bởi nhiều thanh tre nhỏ. Các viền bên ngoài được kẹp bởi những cây tre, lồ ô, phía trong là các loại lưới tốt...Chiều cao lồng khoảng 1,7 - 2,0 mét, chiều dài từ 2-4 mét. Các thân tre tạo thành lồng khá đều và liên kết với bởi những sợi dây thép. Ở giữa mỗi mặt lồng được kẹp bởi hai cây tre lớn tạo sự chắc chắn nhằm khoá lồng không bị dịch chuyển hay dễ dàng chuyển lồng đến khu vực an toàn để tránh dịch bệnh và mùa mưa bão.

Trước đây, cư dân thường nuôi cá gáy (cá chép), cá mè, sau này cá rô phi, cá hồng và cá trê. Việc đầu tư vốn, con giống, kỹ thuật nuôi đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ Sở Thủy sản và họ đã được tập huấn, hướng dẫn trước TĐC32. Nuôi cá lồng tuy không mất nhiều thời gian, nhưng thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao nên người nuôi phải có kinh nghiệm và quyết đoán. Người đàn ông - chủ gia đình thường đứng ra phụ trách công việc này.

Nuôi cá lồng đã tạo nên sinh kế mới, tăng thu nhập hộ gia đình cư dân, điều này cũng thể hiện sự thích ứng với môi trường cư trú của cư dân. Tuy nhiên, đã có thời kỳ nhiều hộ tham gia nuôi cá lồng, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh, nhiều hộ không thu hồi được vốn. Chính vì vậy, cần có những quy định về địa điểm, cách thức tổ chức, hình thức nuôi cá lồng trên sông Hương để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan sông Hương và đô thị Huế.

30 Hình thức đánh bắt cá này đã cấm từ lâu, song vì lợi ích cá nhân có người vẫn tiếp tục khai thác trái phép. Chính quyền địa phương đã có những hình thức xử phạt đánh bắt cá bằng ắc quy [24, tr. 59].

31 Theo nhiều cư dân nuôi cá lồng cho biết số hộ gia đình cư dân sông Hương nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở các vạn Khương Thượng, Tân Lập.

32 Qua điều tra thực tế của chúng tôi từ năm 1995-1997 số lượng hộ nuôi cá lồng đã giảm đi đáng kể. Riêng ở tổ 41, 42, 43 khu vực VII phường Vỹ Dạ trước đây có khoảng 50-60 hộ gia đình nuôi cá lồng nhưng nay còn khoảng chưa đầy 10 hộ gia đình: ông Sanh, ông Cuộc, ông Chờ, ông Ca, ông Quả...Tại thời điểm này theo chúng tôi, hình thức nuôi cá lồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân trên sông Hương [24].

3.1.2.2. Khai thác cát, sỏi, vận chuyển tre nứa và thuyền du lịch

Những người lớn tuổi trong cộng đồng cho biết trước đây các vạn Vỹ Dạ, Kim Long, Phú Bình, Phú Hiệp có nhiều hộ gia đình khai thác cát, sỏi, vận chuyển tre nứa, thuyền du lịch. Khai thác cát, sỏi và vận chuyển tre nứa chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nghề nghiệp của cư dân vạn đò sông Hương trước TĐC. Theo đó, khai thác cát, sỏi vận chuyển tre nứa là những công việc có từ trước năm 1975, thuyền du lịch có từ những năm 1986 đến nay.

+ Khai thác cát, sỏi:

Thống kê của UBND Thành phố Huế năm 1995, cư dân vạn đò ở phường Vỹ Dạ, Kim Long, Phú Hiệp, Phú Bình là những vạn có nhiều hộ khai thác cát, sỏi.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)