Lý thuyết sinh thái văn hoá

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 28 - 30)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

1.2. Cở sở lý luận

1.2.2.1. Lý thuyết sinh thái văn hoá

Lý thuyết sinh thái văn hóa8 tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trường sống và hoạt động sinh tồn của cư dân. Các hoạt động đó là: hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa; toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của cư dân. Sinh thái văn hóa mỗi tộc người là nhận thức thế giới quan, phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt, cấu trúc xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán; trong đó con người thích nghi với môi trường sinh thái tự nhiên gồm đất đai, sông suối, ao hồ, rừng, biển…với hệ động thực vật, khí hậu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Sinh thái văn hóa là sự trải nghiệm của mỗi cộng đồng thích ứng với môi trường tự nhiên, sáng tạo những dạng thức văn hóa. Thông qua sự nhận thức hợp lý về môi trường sinh thái tự nhiên con người quyết định phương thức sản xuất và lựa chọn hình thức cư trú, hành vi ứng xử nhất định với thế giới tự nhiên [78, tr.10].

Những năm 60 của thế kỷ XX, quan điểm hệ sinh thái tự nhiên và khái niệm

8 Nhân học sinh thái có năm hướng nghiên cứu là sinh thái học linh trưởng (primate ecology); sinh thái học văn hóa

(cultural ecology), sinh thái học lịch sử (historical ecology), sinh thái học chính trị (political ecology) và sinh thái học tín ngưỡng (spiritual ecology).

“thích nghi” được đề cập nhiều trong nghiên cứu nhân học sinh thái của nhà nhân học Mỹ Julian Steward (1902 - 1972), nhằm lý giải hành vi văn hóa của con người đối với môi trường tự nhiên. Ông cho rằng, có nhiều cách con người có thể thích ứng với cùng một điều kiện môi trường (quan niệm sau này được khái niệm hóa thành thuật ngữ tiến

hóa đa tuyến - multilineal evolution); những tương đồng văn hóa có thể xuất phát từ

những thích nghi giống nhau với các điều kiện môi trường tương đồng. Luận điểm chính và hướng nghiên cứu của ông là: các nguồn tài nguyên có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tự cung, tự cấp; kỹ thuật và việc tổ chức lao động nhằm khai thác các nguồn tài nguyên đó; tác động/ảnh hưởng các khía cạnh khác của văn hóa. Cách tiếp cận này nhấn mạnh mối quan hệ giữa môi trường sinh học, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật, lao động, kinh tế và tổ chức xã hội, giữa văn hóa và môi trường…xem đó là cơ sở quan trọng để có hiểu biết đầy đủ về văn hóa (Steward 1949, 1972). Tìm hiểu những biến đổi xã hội bên trong mang tính chất tiến hóa bắt đầu từ sự thích nghi với môi trường trong một nền văn hóa tĩnh. Bên cạnh Steward, tên tuổi một số học giả khác cũng cần được nhắc đến như: Fredrick Barth, Robert Netting…

Những nhà nhân học Mỹ mà tiêu biểu là Andrew Vayda và Roypaport đã áp dụng quy tắc sinh thái sinh vật học vào nghiên cứu sinh thái văn hóa. Theo quan điểm của họ, môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển các đặc điểm văn hóa; trong đó “Các cá nhân cư xử theo các cách khác

nhau sẽ có những mức độ thành công khác nhau trong việc sinh tồn và tái sản xuất và kết quả tạo ra sự biến đổi các cư xử của họ từ thế hệ này sang thế hệ khác” [13, tr.28].

Dựa vào lý thuyết sinh thái văn hóa, luận án tìm hiểu biến đổi, thách thức và sự thích nghi về kinh tế, xã hội, văn hoá, thực hành tín ngưỡng của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu TĐC trong bối cảnh thay đổi về môi trường sống, cư trú qua không gian và thời gian.

Ngoài ra, chúng tôi tiếp cận quan điểm Nhân học sinh thái mới [63, tr. 95] để nhận biết xu thế, tác động của chính sách, thể chế chính trị, áp lực về bối cảnh môi trường (ô nhiễm môi trường sông Hương, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, phát triển đô thị, biến đổi khí hậu), gia tăng dân số, quản lý cộng đồng cũng như cải thiện đời sống kinh tế và các mối quan hệ xã hội, tiếp cận dịch vụ đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực ra sao?

Luận án vận dụng lý thuyết Sinh thái văn hóa để tìm hiểu các khía cạnh:

- Tự nhiên tác động đến con người; con người tác động/cải biến tự nhiên; hệ quả của sự tác động.

- Ứng xử, thích nghi của cư dân đối với môi trường tự nhiên và xã hội.

- Sự biến đổi trong kinh tế (cơ cấu ngành nghề, điều kiện cư trú, mức sống, thu nhập) và xã hội (quản lý cộng đồng, dòng họ, gia đình, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, văn hóa tín ngưỡng...) của cư dân do ảnh hưởng của sự biến đổi về môi trường.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)