Tình trạng sức khoẻ và những căn bệnh liên quan

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 119 - 121)

Loại bệnh Phước Vĩnh Kim Long Bãi Dâu

Hô hấp 14,35 25,24 21,39 Mắt 6,47 8,23 6,78 Đường ruột 0,25 38,20 39,57 Ngoài da 13,82 25,43 22,34 Sốt xuất huyết 1,25 1,47 1,42 Các bệnh khác 33,86 1,43 8,50

(Số liệu cung cấp của các phường và [25, tr. 57-58]; Tỷ lệ %) Như vậy, các căn bệnh phổ biến của cư dân là đường ruột, hô hấp và các bệnh ngoài da. Nguyên nhân các căn bệnh trên do ăn uống thiếu vệ sinh, sử dụng nguồn nước chưa bảo đảm và môi trường sống chưa thật sự tốt trong thời gian đầu TĐC63.

Tại các khu TĐC, các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, kế hoạch hoá gia đình, phát miễn phí bao cao su điều trị các bệnh phụ khoa tại các khu TĐC được tiến hành thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám và chữa bệnh của cư dân.

- Môi trường:

Tại khu TĐC Kim Long, Phú Hậu, Hương Sơ có điều kiện CSHT tương đối hoàn chỉnh, có công viên, trang thiết bị vui chơi cho người dân và trẻ em sinh sống trong khu vực. Hiện tại khu TĐC Hương Sơ có nhà sinh hoạt cộng đồng, cư dân thường tổ chức hội họp, các lớp học tình thương cho trẻ em nghèo [PL5.11; 5.12].

Tại khu TĐC Phước Vĩnh, buổi đầu TĐC, cư dân được Công ty Vệ sinh Môi trường đô thị thành phố thu gom tận nhà, tình trạng ứ đọng rác thải ở ven đường hay tập trung ở các khu đất trống không còn như trước. Mỗi hộ gia đình đều có sọt đựng rác riêng, rác thải sinh hoạt của người dân cơ bản đã được giải quyết. Hiện nay tại khu

63Theo ông Dương Văn Hen nhà số 9, Kiệt 99 đường Đặng Huy Trứ, khu TĐC Phước Vĩnh cho biết: Gia đình TĐC tháng 7 âm lịch năm 1989, được cấp 200 m2 đất, 3 tháng lương thực và 1 chum đựng nước. Buổi đầu sử dụng nước giếng tại Kiệt 131 đường Trần Phú (PL5.67; 5.68) cách nơi cư trú 1 km; giặt áo quần ở xóm Khe (gần núi Ba Vành) hay xuống sông Bến Ngự; dùng đèn dầu thắp sáng. Những năm đầu, các gia đình TĐC không có hệ thống nước sạch và điện sinh hoạt.

TĐC có 100% hộ gia đình có hố xí tự hoại.

Một trong những vấn đề đặt ra là ý thức về bảo vệ môi trường tại các khu TĐC. Do lối sống sông nước, phóng khoáng, khi sinh sống tại các nhà chung cư/liền kề cư dân cần có thời gian thích nghi, làm quen lối sống đô thị và thực hiện nghiêm túc các quy định khu dân cư. Nhiều hộ gia đình dùng bếp than, đổ rác không đúng nơi quy định, dùng loa “kẹo kéo” giải trí khi rảnh rỗi…ảnh hưởng môi trường sống và tiếng ồn khu dân cư, gây bức xúc các hộ gia đình.

Nhìn chung, ý thức chấp hành các quy định khu dân cư, giữ gìn vệ sinh chung của cư dân vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng không tốt mỹ quan, môi trường sống tại các khu TĐC.

4.2.4. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội

Tại các khu TĐC, hệ thống chính quyền cơ sở đã được thiết lập, song do tình hình gia tăng dân số, quan niệm và lối sống cư dân vạn đò và cư dân tại chỗ vẫn còn những khoảng cách nên an ninh trật tự tại các khu TĐC vẫn chưa được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm.

Tại các khu TĐC, chơi cờ bạc không chỉ có cư dân trên tại địa phương mà còn có nhiều cư dân vạn đò tham gia. Người chơi là đàn ông, cá biệt cũng có phụ nữ. Họ thường chơi cờ bạc khi rảnh rỗi, không có việc làm hay nghỉ tết Nguyên đán. Hệ lụy từ cờ bạc khiến nhiều gia đình lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, mâu thuẫn dẫn đến tình trạng mất trật tự; cá biệt nhiều hộ gia đình phải bán đất, bán nhà tại khu TĐC [5.59].

Cư dân rất thích chơi số đề. Số đề là loại hình chọn các số dựa vào kết quả xổ số kiến thiết. Chơi đề là vi phạm pháp luật, tuy nhiên số lượng cư dân các khu TĐC chơi số đề chiếm số lượng không nhỏ. Theo ông Nguyễn Bôn, tổ trưởng tổ dân phố 21, khu vực 7 phường Phước Vĩnh từ năm 2015-2019 cho biết: “Cư dân chơi số đề với

lượng tiền không nhiều, nhưng ngày nào cũng chơi từ 10.000 đến 20.000 đồng. Cá biệt có những thanh niên sau một ngày lao động vất vả, trừ tiền cà phê, tiền ăn trưa, số tiền làm được trong ngày dùng để ghi số đề”.

Người lớn chơi đánh bạc, số đề; thanh niên và các em nghỉ học vào quán NET64

chơi “game online” hay truy cập các trang mạng nước ngoài. Cha mẹ lo làm ăn nên không có thời gian quản lý, quan tâm các em. Để duy trì thói quen chơi game, cần phải có tiền, và phát sinh nạn ăn cắp tại khu TĐC và vùng lân cận.

Thực tế tại các khu TĐC Phước Vĩnh, Kim Long, Bãi Dâu và Hương Sơ số lượng thanh niên không có việc làm chiếm tỷ lệ từ 20-30%. Các tệ nạn như hút bồ đà,

64 Quán NET hay còn có tên gọi khác là phòng game, tiệm net, quán net, quán game, phòng máy, điểm truy cập internet…là loại hình kinh doanh mà chủ sở hữu lắp đặt máy tính có kết nối internet và tính phí theo thời gian sử dụng.

ma túy, trộm cắp ở thanh niên diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt, nhiều thanh niên đến tuổi lao động không kiếm việc làm, thường tụ tập, uống rượu, bia, đánh nhau gây mất trật tự, an toàn trong khu vực. Nhiều em bắt buộc phải đến các trại giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện do làm gái mại dâm hay sử dụng cần sa, ma tuý. Cá biệt có nhiều em đi tù vì buôn bán thuốc phiện và ma túy tại khu TĐC Phước Vĩnh, Kim Long, Bãi Dâu. Đây là thực trạng gây bức xúc trong cư dân về an ninh trật tự và quản lý xã hội tại khu dân cư.

Tại 4 điểm nghiên cứu, khu vực TĐC cư dân vạn đò sông Hương là những điểm giáp ranh các phường, xã, địa bàn đông dân cư. Tình trạng người dân mua đất làm nhà trọ, cho thuê nhà để kinh doanh Internet, buôn bán tại khu TĐC đã gây nên khó khăn cho công tác quản lý cư trú. Sau những đợt truy quét, trấn áp tội phạm, các đối tượng các khu vực đều “dạt về” khu TĐC, địa bàn giáp ranh để lẩn trốn, ẩn nấp…

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)