Khu TĐC Phước Vĩnh

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 36 - 37)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

1.4. Địa bàn nghiên cứu

1.4.2.1. Khu TĐC Phước Vĩnh

Vị trí địa lý: Khu TĐC Phước Vĩnh trước đây thuộc khu quy hoạch Đông Nam Thủy Trường (1987-1988); sau khi xây dựng và chia lại địa giới hành chính khu TĐC này thuộc phường Phước Vĩnh, nằm ở phía Tây Nam thành phố Huế. Ranh giới hiện nay của khu TĐC:

* Phía Bắc giáp phường Vĩnh Ninh. * Phía Đông giáp phường An Cựu. * Phía Nam giáp phường An Tây. * Phía Tây giáp phường Trường An.

Phường Phước Vĩnh có 7 khu vực với 22 tổ dân phố. Trong đó khu vực 7 gồm tổ 20, 21 và 22 là địa điểm quy hoạch xây dựng khu TĐC đón nhận cư dân vạn đò sông Hương.

Trước đây, phường Phước Vĩnh có mật độ dân cư thưa thớt. Hoạt động kinh tế của cư dân tại phường Phước Vĩnh chủ yếu buôn bán, dịch vụ trong đó nghề thủ công truyền thống là chằm nón, buôn bán nhỏ, dịch vụ. Năm 1989, khu TĐC tiếp nhận 148 hộ dân vạn đò; công việc chủ yếu của cư dân là: xích lô, xe thồ, đổ bê tông, thợ xây, làm thuê, buôn bán nhỏ và dịch vụ…

Khu TĐC nằm trong khu quy hoạch, giải toả cư dân các khu nhà tập thể, chung cư và phát triển đô thị Huế. Tại khu TĐC có trường Trung học cơ sở Trường An cách khu TĐC 100 mét, trường tiểu học Phước Vĩnh cách khu TĐC 400 mét, trường mầm non Phước Vĩnh nằm liền kề khu TĐC, trường mầm non dòng tu Bích Trúc cách khu TĐC 1 km. Trạm Y tế cách khu TĐC 600 mét. Ngoài ra, liền kề khu TĐC có Bệnh viện phục hồi chức năng của tỉnh.

Cơ sở tôn giáo: xen lẫn khu TĐC có 02 tổ chức tôn giáo cơ bản là Thiên chúa giáo và Phật giáo. Với Thiên chúa giáo, có nhà thờ Chánh toà Phú Cam, Hội đồng giáo xứ Phú Cam, 03 cơ sở dòng tu gồm Bích Trúc, Khâm Mạng và Hồng Ngọc. Đối với đạo Phật, có 02 chùa gồm chùa Phổ Quang và chùa Quốc Ân, 2 niệm phật đường Khuôn An Cựu Tây và Khuôn Xuân An. Trong đó chùa Quốc Ân gần sát khu TĐC. Cư dân vạn đò không có hộ gia đình nào theo Thiên chúa giáo. Sau TĐC nhiều hộ gia đình theo Phật giáo.

Tại phường Phước Vĩnh có chợ Phước Vĩnh (nằm trên đường Trần Phú) nhưng cư dân vạn đò chủ yếu buôn bán, làm thuê tại chợ Trường An, cách khu TĐC 300 mét nên rất thuận lợi để cư dân kinh doanh, buôn bán.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)