STT Nội dung Tốt hơn Không ảnh hưởng Khó đánh giá
1 Việc làm 62,5 25,0 12,5
2 Thu nhập 75,0 22,5 2,5
3 Thu nhập khác 62,5 31,5 6,0
4 Cơ sở hạ tầng 79,2 16,7 4,1
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019, Tỷ lệ: %) Theo các chủ hộ, sống trên thuyền bấp bênh nhưng cư dân không phải chi trả quá nhiều các khoản chi phí: điện, nước, phí vệ sinh môi trường. Hiện nay, tại khu TĐC, cư dân phải trả tiền nhiều khoản như: điện, nước, phí vệ sinh môi trường và tiền mua nhà/chung cư, đối với hộ nghèo, thu nhập thấp đây là những khó khăn kéo dài sau TĐC, nhiều chủ hộ rất không hài lòng về các khoản chi phí này.
TĐC cư dân vạn đò sông Hương đã tạo không gian thành phố Huế xanh, sạch và đẹp. Cư dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản (hệ thống giao thông, điện, nước sạch, y tế, giáo dục, quan hệ xã hội...), người dân bước đầu dần ổn định việc làm, thu nhập hộ gia đình cải thiện theo thời gian TĐC. Mặc dù có những khó khăn ban đầu nhưng những chủ trương, chính sách TĐC của chính quyền các cấp nhằm chỉnh trang đô thị, bảo đảm đời sống an sinh xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
3.2.3.2. Khả năng tiếp cận tài chính
Tiếp cận các nguồn tài chính góp phần quan trọng để cư dân đầu tư các trang thiết bị, máy móc sản xuất; lựa chọn tham gia các dịch vụ đào tạo nghề nhằm tăng cơ hội việc làm, thu nhập cho cư dân tại các khu TĐC. Trên thực tế, thông tin nguồn tài chính, lãi suất ngân hàng và chính sách vay vốn thì cơ hội tiếp cận cư dân là không giống nhau. Khảo sát tiếp cận tài chính của 160 hộ tại 4 khu TĐC chúng tôi có số liệu sau: