Đối tượng thờ cúng

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 111 - 113)

STT Đối tượng thờ cúng Số hộ trả lời

Có Không

Tỷ lệ

1 Bàn thờ Phật 5 155 3,2

2 Ông bà, tổ tiên, người thân đã mất 160 0 100

3 Trang ông/ bà, Am/miếu vong hồn, Tinh tà57 (ma quỷ) 120 40 75,0

4 Thờ Mẫu, Bà Thuỷ và các vị chư thần 140 20 80

(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2018-7/2019; Tỷ lệ: %) Trước TĐC, thực hành tôn giáo tín ngưỡng cư dân có thờ Phật chiếm tỷ lệ không cao, chỉ 3,2% số hộ gia đình được khảo sát58. Tuy nhiên, số hộ gia đình thờ ông bà, tổ tiên là 100%; thờ Mẫu, Bà Thuỷ và các vị chư thần là 80% và thờ trang ông/bà, am miếu, tinh tà là 75%.

Sống trong môi trường đặc thù, cuộc sống sông nước bấp bênh và phụ thuộc điều kiện của tự nhiên, quan hệ với cộng đồng cư dân trên đất liền có phần biệt lập, nên cư dân có kiêng kỵ sau:

- Khi gió bão, làm ăn không thuận lợi, cư dân sửa soạn dĩa hoa quả và thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên, bàn thờ thủy thần để cầu mong Bà Thủy phù hộ tai qua nạn khỏi, may mắn.

- Không được gọi tên các thần linh một cách vô cớ, như con rái cá thì gọi là Ông Rái và khi đánh bắt cá cũng không nói đến ông Hà Bá, rái cá và các con hổ, mèo, khỉ.

- Kiêng người lạ lên thuyền; không được bước ngang qua dây, ngư cụ đánh bắt cá và dụng cụ khai thác cát, sỏi.

- Kiêng phụ nữ mang thai lên thuyền, kiêng thăm phụ nữ sinh nở hay phụ nữ hư thai, sẩy thai do lo sợ những điều không may mắn, bất trắc xảy ra trong quá trình làm nghề.

Các nghi lễ cúng tế, tín ngưỡng thờ Mẫu, Bà Thuỷ, Thuỷ thần, những kiêng kỵ và các thực hành tín ngưỡng liên quan là nhu cầu văn hoá tâm linh cư dân sinh kế gắn liền sông nước; là điểm tựa, niềm tin để cư dân tồn tại, thích ứng trong môi trường đầy bất trắc và hy vọng.

57Ông Trần Văn Thương, 60 tuổi cho biết: “Trước đây, khi còn sống trên thuyền, khi chưa lập gia đình ở chung với bố mẹ thì không thờ, khi tách hộ ở riêng trên thuyền lập bát nhang trên thuyền để cầu mong làm ăn thuận lợi, để tránh Tinh tà (ma quỷ).

58Theo ông Nguyễn Toàn (63 tuổi, khu TĐC Kim Long): “Khi sinh sống trên thuyền cư dân đặt các am nhỏ trênmui thuyền; trong khoang thuyền cư dân thờ Phật (nhưng rất ít). Cá biệt có những hộ gia đình lập am/điện ngay trong thuyền để thờ tự”. Theo ông Trần Vinh (63 tuổi, khu TĐC Kim Long) và ông Dương Văn Hen (62 tuổi, khu TĐC Phước Vĩnh): Trước đây, cư dân vạn đò có rất ít hộ gia đình thờ Phật. Chỉ có những ngày lễ lớn của Phật giáo cư dân mới đi chùa. Nhưng kể từ khi sống trên đất liền số hộ gia đình có bàn thờ Phật, đi chùa vào dịp lễ rất đông.

4.2. Biến đổi xã hội tại các khu tái định cư

4.2.1. Biến đổi về tổ chức xã hội và quản lý nhà nước

4.2.1.1. Biến đổi cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Tại các khu TĐC, vai trò Vạn trưởng và Hội đồng Liên gia trưởng không còn hiện hữu; tính tự trị, tự quản truyền thống của cộng đồng cư dân đã thay đổi; thay vào đó là hệ thống các tổ chức chính trị, xã hội của chính quyền địa phương. Hệ thống các tổ chức chính trị, xã hội đã tác động trực tiếp đến đời sống văn hoá cũng như thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại các khu TĐC.

Tại khu TĐC, Chi bộ Đảng, Tổ dân phố và các tổ chức chính trị, xã hội: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…đã thể hiện và phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vấn đề quản lý, điều hành cư dân nơi cư trú. Trong đó bí thư chi bộ là người đại diện tổ chức Đảng, tổ trưởng tổ dân phố là người đại diện chính quyền. Quyền hạn và trách nhiệm có sự phân biệt, chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, Tổ dân phố động viên cư dân phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện nhiệm vụ trật tự, an toàn tại khu dân cư.

Bên cạnh Chi bộ Đảng và Tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc phường gồm: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc phường và Chi hội trưởng của các tổ chức: Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ đã vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội giải quyết các mâu thuẫn; hỗ trợ hộ gia đình vay vốn, xoá mù (lớp học ban đêm), đào tạo nghề, phát triển kinh tế hộ gia đình59.

Tổ trưởng dân phố là người có năng lực, kinh nghiệm tập hợp đoàn kết, được cư dân tín nhiệm và quý trọng. Tổ trưởng thường phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước; phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội vận động người dân thực hiện “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

cư”; đề đạt nguyện vọng chính đáng của cư dân với các cấp chính quyền địa phương.

Tổ trưởng vận động quỹ hỗ trợ các gia đình khó khăn, người ốm đau, tang lễ; quỹ hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi sự đóng góp của các cá nhân để tổ chức các dịp lễ: Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, tết trung thu; vận động cư dân khu TĐC tham gia các phong trào thể dục thể thao, ngày hội Quốc phòng toàn dân…Cư dân đã chủ động liên hệ, trao đổi ý kiến trực tiếp với lãnh đạo các đoàn thể về vấn đề hộ khẩu, chứng minh nhân dân, chứng nhận hộ nghèo, vay vốn sản xuất…Nhận thức được vai trò các tổ

59 Theo chị Trần Thị Huế: “Trước đây, ở trên thuyền không tham gia các đoàn, hội. Tại khu TĐC được chính quyền địa phương, Hội phụ nữ vận động buổi tối học lớp học bình dân tại nhà văn hoá.”. Chị và chồng tham gia Hội chữ thập đỏ, Hội từ thiện của Phường.

chức chính trị trong đời sống xã hội, cư dân đã tích cực tham gia các tổ chức chính trị, xã hội:

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)