Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC
6. Bố cục của luận án
4.2. Biến đổi xã hội tại các khu tái định cư
4.2.3 .Y tế, dân số, sức khỏe và vệ sinh môi trường
- Mạng lưới y tế: Hiện nay, tại các khu TĐC đều có các Trạm y tế có từ 1 đến 2 bác sỹ và các y tá phục vụ cho nhân dân toàn phường. Trạm y tế đã hỗ trợ, thăm khám cho cư dân lúc ốm đau, sinh sản và đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của phòng khám chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của người dân…Các y bác sỹ đã bước đầu đẩy lùi được dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Ngoài ra phường có một trạm y tế, một số tiệm thuốc tân dược và đông dược phục vụ cho nhân dân toàn phường khi cần thiết. Đối với dân nghèo thì trạm xá là nơi gần gũi đối với họ vì chi phí thấp.
Trạm y tế kết hợp với cộng tác viên dân số khu vực để theo dõi, vận động chị em thực hiện kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 đến mức thấp nhất, giúp chị em biết cách tự chăm sóc sức khỏe và cách nuôi dạy con thông qua các buổi truyền thông tư vấn cộng đồng. Ngoài ra, UBND phường và Trạm Y tế phường đã hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các hộ nghèo và cận nghèo tại khu TĐC.
- Dân số: So với khi sống trên thuyền, tình hình gia tăng dân số tại các khu TĐC đã được cải thiện, thể hiện qua bảng sau62:
Bảng 4.7: Tình hình gia tăng dân số tại các khu TĐC qua các năm
Năm Tỷ lệ tăng dân số ở các khu TĐC
Phước Vĩnh Kim Long Bãi Dâu
1990 2,1 - - 1995 1,85 2,15 2,05 2000 1,25 1,80 1,67 2005 1,18 1,72 1,43 2006 1,20 1,25 - 2008 1,17 1,18 - (Nguồn: [25, tr. 57]; Tỷ lệ: %/năm) Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại khu TĐC Phước Vĩnh, gia đình anh Hùng có 02 con gái. Con gái thứ nhất tốt nghiệp ngành ngữ văn trường Đại học Khoa học năm 2014, hiện là giáo viên - chồng là Chủ tịch UBND phường Phước Vĩnh. Con gái thứ hai học Cao đẳng Du lịch, làm việc trong ngành du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế (sau khi lập gia đình đã theo gia đình chồng, không cư trú trong khu TĐC Phước Vĩnh).
62 Số liệu trên do UBND các phường cung cấp tháng 8/2008. Riêng số liệu về khu định cư Phú Hậu do quá trình di chuyển, TĐC trong năm 2008-2009 có nhiều thay đổi nên chúng tôi không cập nhật được số liệu chính xác. Các khoảng trống (-): thời điểm các khu TĐC chưa được hình thành hoặc không có số liệu.
Như vậy, so với trước đây số nhân khẩu trong hộ gia đình cư dân vạn đò sông Hương tại các khu TĐC có giảm; nhưng so với mặt bằng chung tại thành phố Huế còn khá cao.
- Sức khoẻ: Cư dân vạn đò tại các khu TĐC, do mức thu nhập thấp, không ổn định, công việc bấp bênh, môi trường vệ sinh không tốt là nguyên nhân cư dân bị các căn bệnh phổ biến: đường ruột, hô hấp, các bệnh ngoài da…
Bảng 4.8: Tình trạng sức khoẻ và những căn bệnh liên quan
Loại bệnh Phước Vĩnh Kim Long Bãi Dâu
Hô hấp 14,35 25,24 21,39 Mắt 6,47 8,23 6,78 Đường ruột 0,25 38,20 39,57 Ngoài da 13,82 25,43 22,34 Sốt xuất huyết 1,25 1,47 1,42 Các bệnh khác 33,86 1,43 8,50
(Số liệu cung cấp của các phường và [25, tr. 57-58]; Tỷ lệ %) Như vậy, các căn bệnh phổ biến của cư dân là đường ruột, hô hấp và các bệnh ngoài da. Nguyên nhân các căn bệnh trên do ăn uống thiếu vệ sinh, sử dụng nguồn nước chưa bảo đảm và môi trường sống chưa thật sự tốt trong thời gian đầu TĐC63.
Tại các khu TĐC, các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, kế hoạch hoá gia đình, phát miễn phí bao cao su điều trị các bệnh phụ khoa tại các khu TĐC được tiến hành thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám và chữa bệnh của cư dân.
- Môi trường:
Tại khu TĐC Kim Long, Phú Hậu, Hương Sơ có điều kiện CSHT tương đối hoàn chỉnh, có công viên, trang thiết bị vui chơi cho người dân và trẻ em sinh sống trong khu vực. Hiện tại khu TĐC Hương Sơ có nhà sinh hoạt cộng đồng, cư dân thường tổ chức hội họp, các lớp học tình thương cho trẻ em nghèo [PL5.11; 5.12].
Tại khu TĐC Phước Vĩnh, buổi đầu TĐC, cư dân được Công ty Vệ sinh Môi trường đô thị thành phố thu gom tận nhà, tình trạng ứ đọng rác thải ở ven đường hay tập trung ở các khu đất trống không còn như trước. Mỗi hộ gia đình đều có sọt đựng rác riêng, rác thải sinh hoạt của người dân cơ bản đã được giải quyết. Hiện nay tại khu
63Theo ông Dương Văn Hen nhà số 9, Kiệt 99 đường Đặng Huy Trứ, khu TĐC Phước Vĩnh cho biết: Gia đình TĐC tháng 7 âm lịch năm 1989, được cấp 200 m2 đất, 3 tháng lương thực và 1 chum đựng nước. Buổi đầu sử dụng nước giếng tại Kiệt 131 đường Trần Phú (PL5.67; 5.68) cách nơi cư trú 1 km; giặt áo quần ở xóm Khe (gần núi Ba Vành) hay xuống sông Bến Ngự; dùng đèn dầu thắp sáng. Những năm đầu, các gia đình TĐC không có hệ thống nước sạch và điện sinh hoạt.
TĐC có 100% hộ gia đình có hố xí tự hoại.
Một trong những vấn đề đặt ra là ý thức về bảo vệ môi trường tại các khu TĐC. Do lối sống sông nước, phóng khoáng, khi sinh sống tại các nhà chung cư/liền kề cư dân cần có thời gian thích nghi, làm quen lối sống đô thị và thực hiện nghiêm túc các quy định khu dân cư. Nhiều hộ gia đình dùng bếp than, đổ rác không đúng nơi quy định, dùng loa “kẹo kéo” giải trí khi rảnh rỗi…ảnh hưởng môi trường sống và tiếng ồn khu dân cư, gây bức xúc các hộ gia đình.
Nhìn chung, ý thức chấp hành các quy định khu dân cư, giữ gìn vệ sinh chung của cư dân vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng không tốt mỹ quan, môi trường sống tại các khu TĐC.