Khu TĐC Đánh nhau Rượu, cờ bạc Trộm cắp Tệ nạn xã hội
(Bồ đà, ma tuý) 1. Phước Vĩnh 8 5 12 4 2. Kim Long 4 6 5 3 3. Bãi Dâu 3 4 12 2 4. Hương Sơ 3 5 4 2 Tổng cộng 18 20 33 11
(Nguồn: Số liệu do các Tổ trưởng cung cấp 9/2020) Tại các khu TĐC ở thành phố Huế đều có các em vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh, trật tự tại các khu vực này đều là các điểm nóng nên cần có các giải pháp đồng bộ của chính quyền địa phương và gia đình trong việc động viên, giáo dục nhắc nhở và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm này.
4.2.5. Tôn giáo tín ngưỡng cư dân
Hiện nay, tại các khu TĐC cư dân thực hành các nghi lễ liên quan đến cộng đồng giống với cư dân trên đất liền như: Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu (15/1 âm lịch), cúng Đất (Mẫu Địa), Lễ cúng Âm hồn (23/5 âm lịch), Rằm tháng 7, cúng ngày 30 và 14, 15 âm lịch hàng tháng, cúng tất niên, đầu năm... [PL 5.43; 5.44].
Khác với khi sinh sống trên thuyền, cấu trúc, sắp xếp bàn thờ, am thờ của cư dân đã có sự thay đổi. Am thờ được đặt trong nhà và dựng các am ngoài trời, hành lang chung cư… Có những gia đình có từ 3-5 cái am. Cư dân đã lập các am/điện ngay tại nhà [PL5.41; 5.42; 5.46]. Việc lập am cô, am cậu65 trong khuôn viên nhà ở của cư
65Am phía ngoài thờ Cậu, am phía trong thờ Cô là những vong linh của người trong gia đình chết lúc còn nhỏ, những cô gái đồng trinh, chết oan trong dòng họ... Trong mỗi am có thờ một hay nhiều bát hương, một tách đựng nước, một
dân tại khu chung cư hay nhà riêng là nét riêng biệt trong tín ngưỡng của cư dân khi thay đổi môi trường sống. Điều này được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh xem là nét độc đáo của văn hóa Huế: “Tùy vào điều kiện gia đình thì cư dân Huế còn thiết lập
một am cô hay am cậu ngoài sân nhà để thờ phụng hương khói hay sóc vọng…Điều này thể hiện nét độc đáo trong văn hóa, tín ngưỡng cư dân Huế”66 [PL 5.5;5.8].
Cư dân vạn đò sông Hương tại các khu TĐC không còn tham gia các lễ ở đền, điện như trước đây. Lễ vật so với trước đây đã có sự thay đổi về số lượng đồ cúng tế, như áo quan, tiền bạc, hình nhân so với khi họ còn sống ở đò trên sông Hương. Hiện nay, nhiều thầy cúng đã lập các am/điện ngay tại nhà để cư dân thực hành nghi lễ liên quan đến Bà Thủy. Điều này cho thấy, niềm tin của cư dân vạn đò sông Hương vào các yếu tố huyền bí, linh thiêng, chữa bệnh tật, tai nạn, chết không rõ nguyên nhân tuy không còn nhiều nhưng vẫn được thực hành.
Trong nghiên cứu Malinowski (1884-1942) khi tìm hiểu ngư dân Trobriand trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương, ông đã nhận thấy, cư dân đánh cá trong đầm không gặp nguy hiểm, người Trobriand không tiến hành các nghi lễ phù phép. Nhưng khi ra biển đánh cá, độ rủi ro cao hơn và kết quả cũng bấp bênh hơn nên ngư dân thường tổ chức các nghi lễ phù phép để trấn an chính mình trên góc độ tâm lý và mong được an toàn và đánh bắt được nhiều cá to. Như vậy, ông đã lý giải môi trường càng bất trắc và kết quả bấp bênh khiến con người cần đến nghi lễ phù phép [37, tr. 238].
Tuy nhiên, điều này dường như không hoàn toàn đúng đối với cư dân khu TĐC Kim Long. Môi trường sống, điều kiện tự nhiên chi phối, tác động không nhiều đến sinh kế cư dân; việc cấm khai thác cát, sỏi là những tác động xã hội (chính sách); quá trình thay đổi nghề nghiệp không như mong muốn, cuộc sống xen cư với cộng đồng cư dân tại chỗ đã tạo cảm giác bất an, không mong muốn nên cư dân lập nhiều am/điện, số lượng thầy cúng nhiều hơn các khu TĐC khác [PL5.18]. Trong những đợt điền dã (2019-2020), chúng tôi nhận thấy các thầy cúng có uy tín trong cộng đồng vốn là những người đã làm thầy cúng trước khi TĐC là ông Nguyễn Toàn, Trần Văn Thương…Tại khu TĐC Kim Long còn có thêm các ông/bà: Phan Văn Nông, Nguyễn Tý, Phan Chương, Phan Ngang, Trần Thành, Trần Rơi, Trần Thị Thúy, Lê Thị Bụp, tại khu TĐC Bãi Dâu có bà Nguyễn Thị Hòa.
Hiện nay, tại 4 khu TĐC có 10 người (trong đó có 6 nam và 4 nữ) đang hành
dĩa đựng trầu, một quả bồng nhỏ, một bình hoa, một cây đèn. Am Cô có hai con phượng hoàng và gương, lược. Am Cậu không có những thứ này, nhưng có thêm hai con ngựa.
66 Dẫn theo Trần Đại Vinh (2017), “Tín ngưỡng thờ Mẫu và chư vị ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, tr. 3-14.
nghề công khai/bán công khai thể hiện qua bảng sau67: