Địa điểm
Thời gian
Sáng Chiều
Nam Nữ Nam Nữ
Kim Long 5-8 h 5- 7 h 10 h - 14 h chiều
Ngã Ba Tuần 10 - 12 h trưa 10 h - 17 h chiều
Nhà khách số 5 Lê Lợi 5 h - 11 h trưa 13 h - 16 h 13 - 15h
Bệnh viện Trung ương 8 h - 10 h 13 h - 16 h 14 h - 16 h
(Nguồn: [24, tr. 73-74]) Sau năm 1975, cư dân sử dụng ròng rọc kéo thay sức người (trước đây phải lặn xuống sông xúc cát, sỏi). Cư dân đứng trên thuyền dùng thanh tre dài có móc xúc đựng
cát đặt xuống lòng sông, người còn lại kéo ròng rọc ngang đặt ở mui thuyền (các ròng rọc kéo này được sử dụng bằng chân - ròng rọc được nối với xúc cát bằng dây thừng) kéo cát lên. Khai thác cát, sỏi đem lại thu nhập cao, tuy nhiên cư dân thường mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm tai giữa đối với nam giới và bệnh phụ khoa ở phụ nữ…
Bên cạnh những hộ gia đình khai thác cát, sỏi, một số hộ gia đình chuyên vận chuyển cát, sỏi thuê. Chủ thuyền xếp hàng từ sáng sớm tại các máy hút cát trên thượng nguồn sông Hương, sau đó vận chuyển cát, tập kết tại các bãi cát gần thành phố. Khi những phóng sự về khai thác cát, sỏi trái phép, cảnh báo sự thay đổi dòng chảy sông Hương đã gây sụt lở, xói mòn hai bên bờ sông...thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã rút giấy phép khai thác cát, sỏi và cấm các hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Hương. Điều này tác động đến nghề nghiệp và thu nhập của hơn 400 hộ gia đình cư dân, trong đó có khoảng 250-300 hộ cư dân vạn đò sông Hương33.
Quá trình phát triển đô thị Huế, nhu cầu xây dựng các công sở, trường học, khu thương mại dịch vụ và nhà ở, khai thác cát, sỏi là công việc đem lại thu nhập cao và ổn định các hộ gia đình cư dân. Nhiều gia đình đầu tư thuyền, máy hút cát để tăng năng suất khai thác cát, sỏi. Tuy nhiên, sau năm 2017 hoạt động khai thác cát, sỏi chỉ có các chủ doanh nghiệp có giấy phép mới được khai thác. Hiện tại, có khoảng 50 hộ có thuyền khai thác cát, sỏi thất nghiệp, chưa được chuyển đổi nghề nghiệp tại khu TĐC Kim Long.
+ Vận chuyển tre, nứa
Cư dân dùng thuyền máy ngược sông Hương, mua tre sau đó kết bè/thuyền chuyển về thành phố bán cho thương lái và người dân có nhu cầu. Mỗi bè tre có từ 100 đến 120 cây tre. Thời gian mỗi chuyến đi từ 5 đến 7 ngày. Cùng với sự phát triển của thành phố, cát, sỏi và tre là những nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Trước năm 1997, vạn An Hội có nhiều hộ gia đình tham gia vận chuyển, buôn bán tre. Khi cư dân vạn An Hội chuyển địa điểm cư trú tại phường Phú Bình số lượng người vận chuyển, buôn bán tre giảm do nhu cầu sử dụng tre làm móng nhà được thay thế bằng đá, bê tông nên số hộ tham gia vận chuyển tre nứa giảm đi đáng kể từ năm 2000.
+ Thuyền du lịch
Trước năm 1975, hình thức thuyền phục vụ hoạt động du lịch trên sông Hương chưa có điều kiện phát triển. Trước đây chỉ có thuyền làm “dịch vụ”, đáp ứng nhu cầu
33Theo ông Nguyễn Văn Toàn, từ năm 1976-1977 đã thành lập Hợp tác xã khai thác cát, sỏi Kim Long do ông Đỗ Tấn Kha làm chủ nhiệm, hoạt động đến năm 1985 giải thể. Năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản cấm các hoạt động khai thác cát, sỏi với những hình thức xử phạt rất nặng. Điều này đã ảnh hưởng đến sinh kế các hộ gia đình khai thác cát, sỏi sông Hương tại các khu TĐC.
Tại Hội thảo Đánh giá nhanh Dòng chảy môi trường cho lưu vực sông Hương, miền Trung Việt Nam năm 2004 tại Huế cho biết có khoảng 400 hộ dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác cát, sỏi trên sông Hương.Tổng lượng cát, sỏi khai thác hàng năm khoảng 225.000 - 300.000 m3.
khách “làng chơi” từ Bến Me xuống Thương Bạc. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi thành phố Huế phát triển dịch vụ tham quan di tích, ca Huế trên sông Hương…, nhiều hộ gia đình đã đầu tư sửa chữa, đóng mới thuyền rồng du lịch (để đóng mới thuyền rồng du lịch và các trang thiết bị an toàn: áo phao, bình chữa cháy mỗi hộ gia đình cần khoảng 25 đến 30 triệu đồng). Năm 1990, tại thành phố Huế có 20 thuyền rồng phục vụ du lịch; đến năm 1997, Hợp tác xã Đường sông có 89 thuyền rồng phục vụ du lịch, trong đó cư dân vạn đò có tổng cộng 13 thuyền rồng.