Số hộ gia đình tham gia các tổ chức chính trị tại địa phương

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 113 - 116)

STT Khu TĐC Hội phụ nữ Hội nông dân Đoàn Thanh niên

1 Phước Vĩnh 32 0 2

2 Kim Long 34 0 3

3 Bãi Dâu 37 3 4

4 Hương Sơ 37 2 3

Tổng cộng 110 5 12

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Hiện nay quản lý khu dân cư được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.4: Quản lý cư dân tại các khu TĐC

(Nguồn: Tác giả)

Tổ dân cư đã hình thành Quỹ khuyến học, Quỹ tương thân tương ái do các hộ gia đình đóng góp, quỹ này đã tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân, tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong nhận thức về giáo dục, kịp thời động viên, chia sẻ người dân lúc khó khăn, hoạn nạn.

Chính quyền các Phường có những chính sách quan tâm, đãi ngộ các chức danh đoàn thể như bí thư chi bộ, tổ trưởng, chi hội phụ nữ. Các tổ chức chính trị, xã hội đã tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng cư dân tại các khu TĐC trên phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức xã hội mới đã góp phần quan trọng ổn định đời sống kinh tế, xã hội; khuyến khích thành viên trong cộng đồng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành công dân có ích cho xã hội.

4.2.1.2. Dòng họ, hôn nhân và gia đình

- Dòng họ

TĐC đã làm thay đổi môi trường cư trú, thay đổi nghề nghiệp truyền thống và

UBND Thành phố Huế

UBND Phường (Các đoàn thể, tổ chức chính trị)

Khu vực

quan hệ dòng họ. Trước đây các hộ gia đình trong dòng họ sống tụ cư gần nhau, cách nhau từ 5-20m. Tại các khu TĐC, cư dân được bốc thăm chia đất/nhà liền kề, các tầng của khu chung cư, hay xen cư với các vạn khác; cá biệt có những trường hợp phải chuyển đến khu TĐC Phú Mậu (cách nơi ở cũ 7-8 km) nên cư dân đã xác lập các quan hệ xã hội mới, song quan hệ dòng họ vẫn được duy trì. Các gia đình trong dòng họ không còn chung nghề nghiệp, địa điểm làm việc nên quan hệ giữa các thành viên không còn gắn kết, bền chặt như trước đây; việc hình thành các nhóm thợ nề, thợ mộc, thợ sơn là nhu cầu công việc và sự gắn kết giữa các thành viên. Sống trên bờ, tâm lý thoải mái, quan hệ láng giềng cải thiện, cư dân có điều kiện giao lưu, được xác lập, cư dân thể hiện tâm tư, nguyện vọng của chính mình. Mưu sinh trong bối cảnh xã hội thay đổi, chuyển mình tạo nên hai xu thế:

Một là, những người có trình độ học vấn, có khả năng thay đổi nghề nghiệp đã

chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.

Hai là, những người không có chuyên môn, chưa qua đào tạo, quanh năm gắn

bó với con thuyền, tấm lưới, làm những công việc nặng nhọc, đơn giản nên rất khó tìm kiếm công việc và nâng cao thu nhập. Tình trạng thanh niên nản chí, sa ngã vào các tệ nạn xã hội: rượu, cờ bạc, đánh nhau…gây mất trật tự an toàn, an ninh tại khu dân cư.

Trước đây, các thành viên cùng nhau làm ăn, giúp đỡ nhau trong đánh bắt, khai thác cát sỏi; sinh sống tại khu TĐC mỗi người có công việc riêng; tình cảm cố kết gia đình, dòng họ đã thay đổi, không đậm nét như trước. Tuy nhiên, trong các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa tinh thần, các gia đình vẫn giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Theo ông Dương Văn Hen: “Kể từ khi định cư trên đất liền ở quê có công việc

cúng kỵ, chạp họ thì cư dân có điều kiện để về tham dự, trước đây cư trú trên thuyền rất khó về quê cũ do không có phương tiện đi lại và công việc không cho phép”.

- Hôn nhân:

Sau TĐC, quan hệ cộng đồng giữa cư dân các vạn đò và cư dân trên đất liền đã được mở rộng, xoá bỏ sự cách biệt. Thanh niên đến tuổi trưởng thành tự do chọn lựa người yêu, bạn đời và được tôn trọng quyết định của mình. Những định kiến, tâm lý về lối sống cư dân sông nước dần lãng quên, thay vào đó là sự thích ứng và hội nhập cuộc sống mới.

Theo anh Trần Xuân T (27 tuổi, khu TĐC Phước Vĩnh) cho biết: “Mặc dù là cư

dân vạn đò, sinh ra tại khu TĐC; lớn lên theo bạn đi tìm kiếm việc làm và quen bạn gái. Bạn gái biết là cư dân định cư nhưng gia đình người yêu không có ý kiến gì, yêu nhau, tìm hiểu và tiến tới hôn nhân”.

Theo số liệu thống kê của tổ trưởng, hôn nhân nam/nữ thanh niên vạn đò và cư dân trên bờ chiếm số lượng ngày càng nhiều. Tại các khu TĐC con dâu về nhà chồng

chiếm đa số, có rất ít trường hợp con rể về nhà cha mẹ vợ. Từ tình cảm, hôn nhân và quan hệ với cư dân trên đất liền đã giúp thế hệ trẻ tự tin giao tiếp, chủ động tìm kiếm các quan hệ xã hội, việc làm khẳng định chính mình trong môi trường sinh sống mới.

- Gia đình

Quy mô hộ gia đình: Qua khảo sát hộ gia đình tại các khu TĐC, trung bình mỗi hộ có từ 02 thế hệ trở lên cùng sinh sống. Bình quân số khẩu các hộ gia đình tại khu TĐC như sau:

Biểu đồ 4.5: Bình quân người/hộ tại các khu TĐC

(Nguồn: Điều tra hộ gia đình năm 2019) Biểu đồ 4.5 cho thấy số lượng người/hộ gia đình tại các khu TĐC từ 5,23 - 5,8 người/hộ, cao nhất là khu TĐC Bãi Dâu và thấp nhất là các hộ khu TĐC Hương Sơ. Như vậy, so với trước TĐC số khẩu của hộ gia đình trong các nghiên cứu chúng tôi đã trình bày ở chương này là số con bình quân mỗi hộ gia đình từ 4,2 con [91, Phụ lục 1] và 6,67 người [39, tr. 60] trong mỗi hộ gia đình đã giảm đi đáng kể60.

Quan hệ vợ chồng: Cư dân vạn đò sông Hương đã có sự thay đổi lớn về quyền quyết định trong gia đình. Trước TĐC, người chồng quản lý thu/chi tài chính, đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện nay, đã có sự thống nhất, trao đổi giữa vợ và chồng. Theo đó, quyết định quan trọng như mua bán, vay mượn có sự thống nhất cả hai vợ chồng. Kết quả điều tra cho thấy, tại các khu TĐC vai trò của người phụ nữ được nâng cao. Các công việc nội trợ/phụ giúp buôn bán, dịch vụ luôn có sự đồng hành của người chồng; tại các cuộc họp tổ dân phố, bầu cử, sinh hoạt đã có sự tham gia của người vợ, phụ nữ thay mặt chủ hộ [PL 5.52].

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: Quan hệ cha mẹ và các con là quan hệ hiếu nghĩa, dựa trên huyết thống. Trong gia đình mọi công việc do cha mẹ quyết định, các con phải phục tùng và nghe lời. Việc phân chia tài sản, hôn nhân, đầu tư sản xuất…đều do cha mẹ quyết định. Cụ thể cha mẹ tạo điều kiện tổ chức đám cưới lớn

60 Số lượng khẩu trong mỗi hộ gia đình do tăng tự nhiên, thanh niên đến tuổi kết hôn tách hộ/không tách hộ đều không có điều kiện thay đổi nơi cư trú, cùng sinh sống với gia đình tại khu TĐC.

hay nhỏ, quyết định ở chung hay ở riêng (tùy thuộc vào khả năng kinh tế và công việc). Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con nhưng khi về già, các con có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Trước khi mất, cha mẹ thường phân chia tài sản. Theo đó, con trai cả được phần nhiều so với con trai thứ. Quan niệm truyền thống của cư dân là khi về già, cha mẹ sẽ ở với con trai cả và người con này có trách nhiệm hương khói cho ông bà, cha mẹ…Cha mẹ thường giữ lại một phần tài sản với mục đích để dành khi ốm đau, thiên tai hay tang ma…

Như vậy, quan hệ dòng họ, hôn nhân và gia đình cư dân đã có sự thay đổi. Quan hệ dòng họ cư dân được duy trì trên cơ sở trách nhiệm của các thành viên trong họ. Hôn nhân của cư dân đã cởi mở và trên tinh thần tự nguyện. Gia đình cư dân là gia đình nhỏ, 2 thế hệ; các thành viên tôn trọng nhau và vai trò người phụ nữ đã được đề cao, đây là xu hướng tiến bộ, góp phần ổn định đời sống văn hoá xã hội trong quá trình xây dựng gia đình văn minh, xây dựng nông thôn mới tại khu dân cư.

4.2.2. Giáo dục

Chính quyền thành phố Huế đã tranh thủ các nguồn vốn trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, xây dựng nhà trẻ, trường học các cấp, hỗ trợ trang thiết bị, cấp học bổng cho các em đến trường, tiếp cận các dịch vụ công, đặc biệt là giáo dục. Tại các khu TĐC vấn đề nâng cao trình độ học vấn cư dân được quan tâm. Cụ thể, tại các khu TĐC Phước Vĩnh, Kim Long, Bãi Dâu, Hương Sơ đã có lớp học tình thương, xoá mù do các nhà hảo tâm, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó chính sách miễn giảm học phí hộ nghèo, hộ vạn đò định cư đã cải thiện tình hình giáo dục các em tại các khu TĐC. Trong khảo sát của chúng tôi năm 2008-2009, tại các khu TĐC số lượng các em độ tuổi đến trường như sau:

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)