Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC
6. Bố cục của luận án
1.3. Các phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
Điền dã dân tộc học là phương pháp quan trọng nhất để NCS thu thập tài liệu trong quá trình thực hiện luận án tại các điểm nghiên cứu. Chúng tôi chọn các điểm nghiên cứu có 100% hộ gia đình cư dân vạn đò sông Hương sinh sống tại các khu TĐC Phước Vĩnh, Kim Long, Bãi Dâu, Hương Sơ.
Tại các điểm nghiên cứu trên chúng tôi đã tập trung quan sát, mô tả, thu thập tư liệu bằng hệ thống câu hỏi/triển khai thảo luận nhóm có sự tham dự của người dân - những hoạt động thường thấy trong điền dã của dân tộc học/nhân học. Với phương pháp này, chúng tôi đã tập trung khảo sát 4 nhóm cá nhân và hộ gia đình:
- Nhóm các hộ cư dân vạn đò đã định cư.
- Nhóm những người có uy tín trong cộng đồng.
- Nhóm các hộ cư dân tại điểm tiếp nhận cư dân vạn đò đến định cư.
- Nhóm lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương gồm: Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy phường, Hội trưởng Hội nông dân, Hội trưởng Hội phụ nữ, Bí thư đoàn Thanh niên, Trưởng công an phường, Tổ trưởng/Tổ phó tổ dân phố.
Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi bán cấu trúc, trực tiếp khảo sát, điều tra tại
Văn hóa Cơ sở hạ tầng, điều kiện cư trú Biến đổi kinh tế truyền thống Thu nhập và khả năng tiếp cận tài chính Mức sống Tổ chức xã hội và quản lý nhà nước Giáo dục và trình độ An ninh, trật tự, an toàn xã hội Y tế, dân số, sức khoẻ và môi trường Tôn giáo, tín ngưỡng Lý thuyết: Sinh thái văn hóa, Biến đổi và biến đổi văn
hóa, Phát triển và phát triển bền vững
Biến đổi kinh tế của cư dân vạn
các khu TĐC. Thảo luận nhóm gồm những cư dân vạn đò đã định cư, tìm hiểu những suy nghĩ, đánh giá về biến đổi đời sống kinh tế, văn hóa trong quá trình TĐC của cư dân từ năm 1989 đến nay.
Những công việc cụ thể chúng tôi đã làm:
+ Tiến hành quan sát, điều tra tổng thể các điểm nghiên cứu nhằm thu thập đầy đủ các thông tin kinh tế, xã hội, miêu tả, khảo tả dân tộc học.
+ Chụp ảnh, quay phim các hoạt động kinh tế, xã hội thường nhật của người dân. + Thực hiện 16 cuộc phỏng vấn sâu với: 03 nhà nghiên cứu tại Huế để hiểu biết rõ hơn về cộng đồng cư dân, 4 tổ trưởng và 4 tổ phó tại các khu TĐC, trao đổi với 5 thầy cúng tại khu TĐC Kim Long theo các nội dung đã được thiết kế để thu thập thông tin liên quan.
+ Tiến hành phương pháp quan sát tham dự các hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa… nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức cư dân gặp phải, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững về đời sống kinh tế, xã hội tại các khu TĐC.
1.3.2. Phương pháp thu thập tư liệu thành văn
Song song với phương pháp điền dã dân tộc học, chúng tôi cũng thu thập các tư liệu thành văn. Đây là phương pháp quan trọng giúp cho NCS có những kiến thức cụ thể, tổng quát, chuyên sâu vấn đề kinh tế, xã hội trong quá trình TĐC.
Đề tài luận án có liên quan đến các công trình, bài viết thuộc lĩnh vực tư liệu thành văn đã được công bố trong và ngoài nước. Vì vậy, để triển khai thu thập nguồn tư liệu này, chúng tôi đã sử dụng cách thức phân loại tư liệu thành văn thành các nhóm tư liệu, bao gồm nhóm tư liệu liên quan đến lý thuyết sinh thái văn hoá, lý thuyết biến đổi, biến đổi xã hội, lý thuyết phát triển, phát triển bền vững; nhóm tư liệu về tác động của TĐC (các công trình liên quan đến thủy điện, đô thị hóa…); nhóm tư liệu cư dân vạn đò sông Hương trước và sau TĐC; nhóm tư liệu là các văn bản, chính sách, chương trình, dự án của các cấp chính quyền trung ương và địa phương...Các tư liệu được lưu giữ, ghi chép thành file, các folder dữ liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện luận án.
1.3.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu
So sánh và đối chiếu là phương pháp rất cần thiết trong quá trình thực hiện luận án. So sánh đối chiếu các nguồn tư liệu điền dã với tư liệu thành văn; đối chiếu các thông tin, số liệu đồng đại và lịch đại nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt của sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành so sánh các thông tin, số liệu về kinh tế, xã hội cũng như các văn bản, chính sách TĐC của các cấp chính quyền qua các giai đoạn để có những số liệu chính xác, đánh giá, hiểu biết những khó khăn, sự thích ứng và biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân trước và sau TĐC.
1.3.4. Phương pháp định tính và định lượng
Để thực hiện nghiên cứu định lượng, NCS đã tiến hành xây dựng bộ phiếu khảo sát 160 hộ gia đình từ 40 tuổi trở lên tại các khu TĐC. Sử dụng phần mềm SPSS và Excel để tính các tham biến định lượng nhằm phân loại, đánh giá và làm cơ sở cho kết quả luận án.
Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, ý kiến của những người có uy tín trong cư dân để tìm ra các tham biến định tính, thể hiện bản chất của vấn đề nghiên cứu như các nhân tố tác động tích cực, tiêu cực, sự thích ứng của cư dân để đề xuất các nhóm giải pháp phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
1.3.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Quá trình điền dã và thu thập tư liệu thành văn trên nền tảng của tư duy logic biện chứng, tư duy lịch sử và hướng tiếp cận lý thuyết của dân tộc học/nhân học. Luận án lý giải, phân tích và tổng hợp các nguồn tư liệu để tìm ra những vấn đề cơ bản, sự đồng nhất và khác biệt giữa các nguồn tư liệu. Các vấn đề nghiên cứu, các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ đa chiều, tổng thể, đồng đại, lịch đại tác động qua lại nhằm giải quyết những vấn đề cốt lõi luận án đặt ra.
1.3.6. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Trong luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp logic, phương pháp lịch sử và kinh tế học; đặt các hoạt động kinh tế, xã hội đúng không gian và thời gian cụ thể; xem xét mối quan hệ đa chiều nhằm luận giải các vấn đề liên quan.