Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC
6. Bố cục của luận án
3.1. Kinh tế của cư dân vạn đò sông Hương trước tái định cư
3.1.1.2. Điều kiện cư trú
Thuyền là phương tiện cư trú và làm ăn của cư dân. Trong tiềm thức cư dân, tiếng mưa rơi trên mui thuyền, luồng gió rít qua khoang lái và sự “chòng chành” của con sóng đã hằn sâu trong tâm trí nhiều thế hệ. Cư dân và thuyền đã tạo nên hình thức cư trú, nghề nghiệp và lối sống đặc thù của cư dân sông nước (Phụ lục 3).
Thuyền của cư dân dài từ 8 - 12 mét, rộng 1,2 - 1,8 mét, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau: Gỗ, tre, tranh, kim loại; trong đó gỗ là vật liệu cần thiết và quan trọng nhất. Loại gỗ để làm thuyền thường là các loại dẻo dai, chịu nước tốt... Các loại gỗ kiền, lim, chò được cư dân lựa chọn để làm thuyền.
Khi nhà cửa, đất đai thành phố ngày một tăng giá, chiếc thuyền và chỉ có chiếc thuyền - nhà - phương tiện kiếm sống là tài sản có giá trị lớn nhất. Ngoài ra, các hộ có điều kiện kinh tế khá hơn thuyền được gắn máy để di chuyển nhanh và những chuyến làm ăn dài ngày hơn.
- Nhà chồ:
Nhà chồ được làm theo lối nhà sàn, cột tre được đóng xuống lòng sông, phía trên được lót bằng tre, ván gỗ cách mặt nước chừng 1,5-2,0 m; bao bọc xung quanh bằng ni lông hay giấy xi măng. Cư dân dựng nhà chồ ở phần rìa của bờ sông hay dựa lưng vào các cồn nhỏ, bãi bồi trên sông. Diện tích mỗi nhà chồ từ 5,0-7,0 m2, nơi cư trú của 5-7 người. Cư dân sống trên nhà chồ vào mùa hè. Thực trạng cư trú của cư dân trước TĐC tại bảng sau:
Bảng 3.1: Thực trạng cư trú của cư dân trước TĐC
STT Khu TĐC Nhà tạm/Chồ Thuyền Tổng
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Phước Vĩnh 1 2,5 40 100 40 100
2 Kim Long 3 7,5 40 100 40 100
3 Bãi Dâu 4 10,0 40 100 40 100
4 Hương Sơ 2 5,0 40 100 40 100
Tổng cộng 10 25,0 160 100 160 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019, Tỷ lệ: %) Qua Bảng 3.1, trước TĐC có 100% hộ sống trên thuyền; số hộ gia đình sống trên trên thuyền và có nhà tạm/chồ chiếm tỷ lệ từ 2,5% đến 10,0% tổng số hộ điều tra.