STT Nghề nghiệp chính Trước TĐC
Số hộ Tỷ lệ
1 Khai thác cát, sỏi vận chuyển tre nứa, thuyền du lịch 28 17,5
2 Đánh bắt cá, nuôi cá lồng 29 18,1
3 Đổ bê tông, làm bờ lô 12 7,5
4 Phụ hồ 16 10,0 5 Xích lô 18 11,3 6 Làm thuê 22 13,8 7 Buôn bán 10 6,3 8 Các ngành nghề khác 25 15,6 Tổng cộng 160 100
Qua Bảng 3.2, số hộ gia đình làm đánh bắt cá, nuôi cá lồng tại 4 khu TĐC có tỷ lệ cao nhất với 29 hộ - chiếm tỷ lệ 18,125 %, tiếp theo là 28 hộ khai thác thác cát, sỏi - chiếm tỷ lệ 17,5%, hộ gia đình tham gia, các ngành nghề khác (dịch vụ) có 25 hộ gia đình - chiếm tỷ lệ 15,6%. Trong các ngành nghề khác trên bờ có 78 hộ - chiếm tỷ lệ 48,75% tổng số hộ gia đình.
Hoạt động kinh tế truyền thống của cư dân vạn đò sông Hương trước đây gồm:
3.1.2.1. Hoạt động ngư nghiệp
Dưới thời Nguyễn, mặt nước, đầm phá là một dạng "thủy điền" do Nhà nước quản lý. Mặt nước sông Hương và vùng phụ cận có các vạn đò/làng chài được triều đình giao cho các xã trên đất liền lãnh trưng mặt nước để nộp thuế, thu tiền đò dọc, ngang và nộp cho Nhà nước theo tỷ lệ đã được quy định trước [30; 31].
Triều đình đã thành lập đội "Hộ ngư" chuyên đánh bắt cá sông để dâng tiến nội cung. Đội này do phủ Thừa Thiên chọn những người khỏe mạnh, giỏi việc sông nước của các vạn ngư dân. Nhà nước cung cấp thuyền, lưới để cư dân làm ăn, có trách nhiệm tiến nộp cá đúng thời gian, quy cách, số lượng các loại cá. Sau năm 1945, khi người Pháp thiết lập chính quyền tại Thừa Thiên Huế đội này tự giải tán [72, tr.86].
Phương tiện và các hình thức đánh bắt cá truyền thống của cư dân khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do gia tăng nhân khẩu tại các hộ gia đình, nhu cầu thực phẩm tăng, sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, xây dựng các hồ chứa nước và thuỷ điện đã tác động đến nguồn lợi thuỷ sản ngày một khan hiếm. Mặt khác, số lượng người tham gia đánh bắt nhiều, cư dân không chú trọng đầu tư dụng cụ đánh bắt nên hiệu quả đem lại không nhiều, đời sống kinh tế ít được cải thiện.
Về phương tiện, dụng cụ đánh bắt của cư dân từ trước đến nay không có thay đổi nhiều. Cư dân thường sử dụng lưới cước thay cho lưới dây gai truyền thống khi đánh bắt tại thượng và hạ nguồn sông Hương(Phụ lục 1).
Tuy không chú trọng nhiều đến ngư cụ nhưng cư dân có kinh nghiệm nhận biết chu kỳ của nước lên, xuống để có hình thức đánh bắt phù hợp. Nếu cư dân đầm phá Thừa Thiên Huế tính lịch con nước theo từng tháng, mùa hay năm thì cư dân vạn đò sông Hương tính lịch con nước lên/xuống theo tuần, ngày, thậm chí tính theo giờ để khai thác cát, sỏi, đánh bắt cá. Cư dân còn có những tri thức dân gian để xác định thời điểm nước lên hay xuống, chảy hay dừng. Con nước lên (nước trở) là khi thủy triều biển dâng cao, luồng nước chảy từ biển vào theo hướng lên thượng nguồn. Con nước chảy (nước rặt): luồng nước chảy theo hướng từ thượng nguồn ra biển. Nửa con nước (nước đứng): là khoảng thời gian cuối của con nước lên hay xuống. Đánh bắt thủy sản của cư dân phụ thuộc các thời điểm trong năm. Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 8), nước lợ từ đầm phá tràn vào, theo đó cá, tôm cũng nhiều hơn. Thời điểm này có nhiều hộ gia đình tham gia đánh bắt trên sông Hương.
Tuy không có các phường, hội như các làng chài truyền thống của cư dân cửa sông, đầm phá, ven biển…, cư dân vạn đò sông Hương thường cùng nhau đánh bắt ở một địa điểm. Họ di chuyển đến những địa điểm cách xa nơi cư trú từ 10 -15 km bằng
cách ghép những chiếc ghe nhỏ vào một thuyền máy nối bởi một sợi dây để các thuyền thành viên cùng di chuyển và đánh bắt tại một địa điểm.
+ Các hình thức đánh bắt cá
Cư dân vạn đò sông Hương thường sử dụng lưới làm công cụ đánh bắt chính. Trước năm 1975, chất liệu lưới là sợi gai, sau này các loại lưới dù lớn hay nhỏ được làm bằng cước, gấc. Lưới cước, gấc có ưu điểm hơn lưới gai: không thấm nước, nhẹ, dễ sử dụng và rất bền. Tuỳ thời điểm và nguồn lợi thuỷ sản cư dân sông Hương đã sử dụng các loại lưới khác nhau: