Thu nhập hộ gia đình trước TĐC

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 73 - 74)

Thu nhập

Phường Dưới 200 200 -300 300 - 400 400 - 500 500 - 600 Trên 600

Phú Bình 24 123 67 27 3 3 Phú Hiệp 27 113 71 15 5 2 Vỹ Dạ 43 208 103 25 17 9 Phường Đúc 3 20 20 7 6 1 Kim Long 1 31 30 6 1 1 Hương Sơ 8 1 3 1 0 0 Phú Cát 1 4 2 0 0 0 Tổng cộng 106 500 296 81 32 16 (Nguồn: Dẫn theo [32, tr. 39], ĐVT: 1.000 VNĐ/tháng) Trong tổng số 1.031 hộ gia đình cư dân vạn đò sông Hương năm 2007, số hộ thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ 10,3%, từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ 48,5%, từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng chiếm tỷ lệ 36,5%, từ 500.000 đồng/tháng trở lên chiếm tỷ lệ 4,7%.

Qua bảng 3.7, số lượng hộ nghèo của cư dân vạn đò sông Hương luôn chiếm tỷ lệ từ 4,2% đến 37,1%. Trong đó cư dân phường Phú Hậu chiếm tỷ lệ cao nhất - 37,1%, tiếp đến là cư dân phường Vỹ Dạ với tỷ lệ 36,04% và cư dân phường Phú Bình - tỷ lệ 31,5%. Kim Long là phường có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ 4,2%.

Theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ (Quyết định Số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 7 năm 2005, của Thủ tướng chính phủ), chuẩn nghèo khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (dưới 3.120.000 đồng/người/năm). Như vậy tại thời điểm năm 2007 số hộ dưới ngưỡng nghèo của cư dân là 10,3%; số hộ ngang hoặc trên ngưỡng nghèo chiếm gần 48,5%. Trên thực tế, số liệu của các phường về hộ nghèo đói luôn chiếm khoảng 30% tổng số hộ gia đình cư dân [24; 32, tr. 39].

3.1.3.2. Tiếp cận tài chính

Tài chính và tiếp cận tài chính được xem là một trong những nguồn lực, vốn vật chất để cư dân cải thiện/phục hồi sinh kế. Tuy nhiên, trước TĐC, cư dân vạn đò rất khó tiếp cận các nguồn tài chính để phát triển kinh tế, mua sắm dụng cụ đánh bắt, khai thác cát...do không có tài sản thế chấp cũng như phương án kinh doanh nên cư dân

không có cơ hội để tiếp cận các nguồn tài chính. Nguồn tài chính cư dân chủ yếu từ người thân trong gia đình và dòng họ35. Cụ thể nguồn tài chính từ người thân là 48,2%, Ngân hàng chính sách là 1,9% (xem thêm Bảng 3.14, tr.80).

3.1.4. Mức sống

Mức sống thường được hiểu là mức độ giàu có, tiện nghi, hàng hóa vật chất và nhu yếu phẩm có sẵn cho một tầng lớp kinh tế, xã hội nhất định hay ở một khu vực địa lí nhất định. Mức sống bao gồm các yếu tố vật chất cơ bản như thu nhập, tuổi thọ, cơ hội kinh tế... Mức sống liên quan mật thiết đến chất lượng cuộc sống, sự ổn định kinh tế và chính trị, tự do chính trị và tôn giáo, chất lượng môi trường, khí hậu và sự an toàn.

Đối với cư dân vạn đò sông Hương với lối sống di chuyển trên sông nước, theo đuôi con cá, lấy thuyền làm nhà thì tích luỹ tài sản và tiếp cận các dịch vụ xã hội là điều rất khó khăn.

Tác giả Phan Hoàng Quý cho biết trước năm 1975, khảo sát tình hình sở hữu radio để tiếp cận thông tin (trong 100 hộ gia đình, có 24 hộ gia đình có radio) như sau:

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)