Số lượng cư dân vạn đò sông Hương

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 46 - 48)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

2.1. Cư dân vạn đò sông Hương

2.1.3. Số lượng cư dân vạn đò sông Hương

Cư dân vạn đò sông Hương được hình thành gắn liền sự phát triển xứ Đàng Trong. Tùy từng thời điểm lịch sử, chính quyền địa phương có các hình thức quản lý cư dân khác nhau. Dưới thời Nguyễn, chính quyền giao các làng xã nông nghiệp quản lý cư dân các vạn đò. Cư dân vạn đò sông Hương được biên chế tại tổng Võng Nhi, và họ phải nộp một số thuế nhất định [30; 31; 53].

Trước năm 1975, ông Phan Hoàng Quý đã thống kê số lượng cư dân vạn đò sông Hương như sau:

Bảng 2.1: Số lượng cư dân vạn đò sông Hương từ năm 1970 đến năm 1972

Năm Dân số thị xã Huế Dân số các vạn Tỷ lệ

1970 170.884 14.915 11,457

1971 208.671 15.804 13,203

1972 197.530 18.921 10,439

(Nguồn: [54, tr.134]; ĐVT: Người, Tỷ lệ %) Qua Bảng 2.1, số lượng cư dân vạn đò sông Hương từ năm 1970 đến 1972 luôn chiếm tỷ lệ từ 10-13% tổng số dân thị xã Huế.

Từ năm 1975 - 1979, Chính quyền địa phương ở thành phố Huế đã vận động cư dân sống trên thuyền trở về quê quán cũ, định cư trên đất liền hay đi xây dựng kinh tế mới. Với số lượng trên 18.000 người năm 1972, đến năm 1979, khu phố Phú An giải thể, các phường trên đất liền tại thành phố Huế quản lý 335 hộ gia đình với 3.669 người (Báo cáo của UBND thành phố Huế năm 1980).

Tuy nhiên, theo Báo cáo của UBND thành phố Huế (năm 1992), số hộ gia đình cư dân vạn đò sông Hương đã sự tăng lên số hộ và số khẩu như sau:

Bảng 2.2: Số hộ gia đình có và không có hộ khẩu năm 1992

Đơn vị Hộ khẩu Không hộ khẩu

Hộ Khẩu Hộ Khẩu 1. Phường Đúc 9 31 44 285 2. Phú Hiệp 127 1.022 14 3. Phú Bình 101 587 43 204 4. Kim Long 113 788 11 66 5. Vĩnh Ninh 47 134 1 6 6. Vỹ Dạ 250 1.738 23 212 Tổng cộng 647 4.300 136 773

Như vậy, so với năm 1980 số lượng cư dân vạn đò sông Hương năm 1992 đã tăng thêm 212 hộ và 631 khẩu.

Báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Huế số lượng cư dân vạn đò sông Hương năm 1993 và 1994 17:

Bảng 2.3: Số lượng cư dân vạn đò sông Hương năm 1993 và 1994

Phường Năm 1993 Năm 1994

Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu 1. Phường Đúc 54 295 52 285 2. Phú Hiệp 222 1.229 128 1.009 3. Phú Bình 185 1.266 123 874 4. Kim Long 111 638 172 1.013 5. Vĩnh Ninh 16 124 16 142 6. Vỹ Dạ 245 1.646 218 1.175 Tổng cộng 833 5.198 709 4.498 (Nguồn: [91]) Theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế thành phố Huế (tính đến tháng 9 năm 2006) tổng số cư dân vạn đò tại thành phố H u ế là 6.136 người. Số dân này thuộc từ 1.040 hoặc 1.070 hộ gia đình [32].

Năm 2007, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, nghiên cứu khảo sát dự án "Tái định cư cho dân vạn đò thành phố Huế", hướng dẫn

UBND thành phố Huế và các huyện liên quan tham mưu, thực hiện đề cương nghiên cứu "Phân tích nhu cầu và khảo sát tìm hiểu thực tế điều kiện sinh sống của dân vạn

đò thành phố Huế". Dự án này do Vương quốc Luxembourg tài trợ nhằm chuẩn bị cho

dự án vay vốn ODA và sử dụng ngân sách trung ương để triển khai dự án đã thống kê số lượng hộ gia đình cư dân gồm 1.069 hộ với 7.000 người.

Như vậy, số lượng cư dân vạn đò sông Hương từ năm 1980 đến năm 2009 (trước thời điểm TĐC toàn bộ cư dân) luôn có sự thay đổi tăng giảm; số liệu cư dân vạn đò của UBND TP. Huế và các phường cư dân vạn đò sinh sống không hoàn toàn giống nhau. Điều này đã gây nên những khó khăn trong quản lý hộ gia đình cũng như các chính sách hỗ trợ cư dân sau này.

Tóm lại, Quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cộng đồng cư dân vạn đò sông

Hương là một quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền sự di cư, tụ cư các cộng đồng cư dân gốc nông nghiệp. Sự tồn tại của cộng đồng cư dân không phải do ý muốn chủ quan của

17 Số liệu của Ủy ban Nhân dân thành phố Huế năm 1992, 1993, 1994. Trong thời gian này còn có thêm 160 hộ đã định cư ở Trường An và 16 hộ 91 khẩu ở Phú Cát, Hương Sơ và Thủy An.

cá nhân hay Nhà nước; đây là hệ quả tất yếu của điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hoá ở Thừa Thiên Huế. Cư dân vạn đò sông Hương đã tạo nên “bức khảm” đặc thù của văn hoá Huế đối với dòng sông Hương cũng như khu vực đầm phá, ven biển ở miền Trung Việt Nam.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)