Phường Số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ % Phú Bình 247 78 31,5 Vỹ Dạ 405 146 36,1 Kim Long 70 3 4,2 Phú Hậu36 105 39 37,1 Tổng số hộ 827 266 32,2
(Nguồn: UBND T.P Huế, Thống kê hộ nghèo năm 2008 [94]) Như vậy, trước TĐC tại 4 phường có cư dân vạn đò sinh sống số hộ nghèo chiếm khoảng 32,2%. Điều này cũng phản ánh mức sống của cư dân trước TĐC.
Theo ông Trần Xuân Anh khu TĐC Phước Vĩnh “ Trước TĐC cư dân không tiếp
cận được nguồn nước sạch, điện. Cuộc sống trên thuyền tạm bợ. Trên thuyền chỉ sử dụng bếp dầu hoặc bếp củi. Lương thực, thực phẩm mua hằng ngày trên chợ. Ngày
36 Số liệu điều tra các hộ khi TĐC tại phường Phú Hậu năm 2009 gồm 105 hộ, trong đó nghèo theo tiêu chí quốc gia là 33 hộ, cận nghèo - 06 hộ.
nào làm được nhiều tiền thì bữa ăn khá hơn. Ngày nào mưa gió thì chỉ có cơm, muối, mắm và rau. Nhìn chung cuộc sống rất vất vả, đắp nổi qua ngày. Khi trái gió trở trời, đau ốm nặng, dậy không nổi mới lên viện, còn lại đau ốm bình thường thì tự mua thuốc uống”.
Mức sống của cư dân trước TĐC bao gồm các tiêu chí: tài sản, chi phí sinh hoạt, trang thiết bị, tiếp cận các dịch vụ đô thị được chúng tôi trình bày số liệu cụ thể tại chương này (Mục 3.2.4 và Phụ lục 3).
3.2. Biến đổi kinh tế của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư
3.2.1. Cơ sở hạ tầng và điều kiện cư trú
3.2.1.1. Hệ thống đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, rác thải và vệ sinh
Những năm đầu tại các khu TĐC Phước Vĩnh, Kim Long những con đường bằng đất, lầy lội vào mùa mưa được nâng cấp đường bê tông, rải nhựa và hệ thống đèn cao áp. Hiện nay hệ thống đường giao thông, đường nội bộ tại 4 khu TĐC đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân. Hệ thống thoát nước được hoàn thiện từ năm 2010 đã hạn chế tình trạng hộ gia đình đổ nước thải trong sinh hoạt ra đường gây mất vệ sinh, mỹ quan và ngập úng khi trời mưa [PL5.53; 5.54].
Tại khu TĐC Phước Vĩnh, vào năm 2012, chính quyền địa phương đã hỗ trợ kinh phí (70%) để cư dân đổ 100% đường bê tông nội bộ và hệ thống nước thải được hoàn chỉnh năm 2017 đã tạo nên sự khang trang, sạch sẽ tại khu TĐC.
Khu TĐC Kim Long là mô hình điểm về đầu tư CSHT, được sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, khu TĐC Kim Long quy hoạch có công viên, hệ thống cây xanh (khu TĐC Phước Vĩnh không dành diện tích tạo cảnh quan công viên hay cây xanh). Các tuyến đường nội bộ trong khu TĐC đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá, có vỉa hè tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi [PL5.10].
Hệ thống điện: khi còn sống trên thuyền, điện là ước mơ nhiều thế hệ cư dân vạn đò. Trước TĐC, cư dân sống lênh đênh trên thuyền hay các ngôi nhà chồ thì bây giờ họ đã được sống trong các dãy chung cư khang trang, không lo sợ mưa bão. Mặc dù, buổi đầu lên sống trên đất liền, CSHT chưa thật sự hoàn thiện, các hộ gia đình sử dụng chung công tơ điện, sau này Công ty điện lực đã hỗ trợ, lắp đặt công tơ riêng cho 100% hộ gia đình [PL 5.63; 5.64; 5.65].
Từ năm 2009 đến nay, tại 4 khu TĐC, 100% cư dân sử dụng điện và nước sạch, hệ thống thoát nước thải, hệ thống đường bê tông, trải nhựa... Hệ thống các trường học mầm non, tiểu học, THCS; trạm y tế, nhà văn hoá gần khu TĐC đã đáp ứng nhu cầu giáo dục, y tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân. CSHT là một trong những nhân tố làm thay đổi mức sống và chất lượng cuộc sống cư dân. CSHT tốt tạo điều kiện thuận lợi để cư dân yên tâm cư trú, phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện
các mối quan hệ xã hội. Đi liền với CSHT là chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế để cư dân sớm hội nhập cuộc sống mới nơi đây.
3.2.1.2. Điều kiện cư trú
Biến đổi căn bản nhất trong đời sống cư dân vạn đò sông Hương là sự biến đổi nơi cư trú. Cư dân chuyển đến nơi ở mới với CSHT tương đối hoàn chỉnh, điều kiện sống được cải thiện rất nhiều. Những ngày đầu TĐC, ngôi nhà tuy tạm bợ nhưng người dân an toàn tính mạng, tài sản khi bão, lũ lụt thường xuyên diễn ra ở Thừa Thiên Huế. Theo đó, tại khu TĐC Phước Vĩnh và Kim Long cư dân được cấp đất để làm nhà. Tuỳ thuộc thời điểm TĐC, diện tích mỗi hộ được cấp từ 60m2 đến 200m2. Các hộ gia đình xây nhà tạm, có gác lửng, nhà mái tôn, nhà cấp bốn với triết lý “an cư, lạc nghiệp”. Tại khu TĐC Bãi Dâu, Hương Sơ, các khu nhà liền kề, nhà chung cư, nhà tự xây được trang bị đầy đủ điện, nước, có phòng ngủ, nhà vệ sinh…Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu các hộ gia đình đã cải tạo phòng khách, phòng bếp, tạo không gian sinh hoạt chung với những tiện nghi: ti vi, quạt máy, bàn tiếp khách. Nơi cư trú chật chội, tù túng trong khoang thuyền/nhà chồ đã lùi vào dĩ vãng, thay vào đó là không gian rộng rãi, an toàn. Vào dịp lễ hội, ma chay, cúng kỵ cư dân có thể mời bạn bè, tiếp khách tại không gian cư trú mới (Phụ lục 2).
Qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn các hộ gia đình tại 4 khu TĐC, nơi cư trú của cư dân đã thay đổi như sau: