Nghề nghiệp chính của cư dân tại khu TĐC Kim Long năm 2008

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 78 - 86)

STT Tên ngành nghề chính Số hộ gia đình tham gia

1 Đánh bắt thủy sản, nuôi cá lồng 25

2 Vận chuyển tre nứa, khai thác cát, sỏi 144

3 Dịch vụ du lịch 5 4 Làm thuê, bốc vác 27 5 Đạp xích lô 25 6 Buôn bán 16 7 Thợ nề, xây dựng 45 8 Các ngành nghề khác 90 Tổng cộng 377

(Nguồn: Số liệu UBND Phường Kim Long cung cấp tháng 07/2008, số liệu dẫn theo [24, tr. 45-46]). Số liệu điều tra năm 2019 tại khu TĐC Kim Long cho biết, trong tổng số 40 hộ gia đình, trước và sau TĐC chỉ có 05 hộ còn theo nghề nghiệp truyền thống, chiếm tỷ lệ 12,5% hộ gia đình. Theo các chủ hộ, đánh bắt và nuôi cá lồng hiện gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi sông Hương cạn kiệt (xây dựng thuỷ điện, hồ chứa nước ở thượng nguồn, sông Hương bị ô nhiễm nên không thể nuôi các loài cá mè, trắm cỏ như trước đây. Thay vào đó cư dân chỉ nuôi cá rô phi, cá tràu và cá trê - những giống cá này có thể sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra, muốn đánh bắt cá cư dân phải đi khá xa về phía cửa sông, đầm phá cách nơi cư trú từ 20-25km38.

+ Khai thác cát, sỏi và vận chuyển tre nứa

Trước đây, vạn Kim Long là nơi có nhiều hộ gia đình khai thác cát, sỏi và vận chuyển tre nứa trên sông Hương. Thống kê năm 2008 của UBND phường: trong tổng số 377 hộ gia đình có 144 hộ khai thác cát, sỏi và vận chuyển tre nứa, chiếm tỷ lệ

38,1%. Trong khảo sát của chúng tôi có 07/40 hộ gia đình khai thác cát, sỏi (không có hộ vận chuyển tre nứa), chiếm tỷ lệ 17,5% tổng số hộ điều tra.

+ Thuyền du lịch:

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, tổng số hộ gia đình kinh doanh thuyền du lịch tại các khu TĐC chỉ còn 03 hộ tại khu TĐC Kim Long, chiếm tỷ lệ 7,5% tổng số hộ. So với năm 2008 tổng số hộ đã giảm 02 hộ gia đình.

Như vậy trước đây, các ngành nghề truyền thống liên quan đến sông nước: đánh bắt cá, nuôi cá lồng, khai thác cát, sỏi, thuyền du lịch đã có sự thay đổi rõ nhất, thể hiện qua tổng số hộ tham gia. Ở góc độ sinh thái văn hoá, yếu tố sinh thái có mối quan hệ mật thiết, tác động đến hoạt động sinh kế của cư dân. Hệ sinh thái văn hoá sông nước đã thay đổi cơ cấu ngành nghề, điều kiện sống, môi trường cư trú và sinh kế truyền thống. Thêm vào đó, nhu cầu thị trường lao động, chính sách của chính quyền địa phương trong việc xây dựng thuỷ điện, hồ chứa nước và cấm khai thác cát, sỏi trên sông Hương đã thay đổi nghề nghiệp truyền thống của cư dân tại các khu TĐC.

Tại 4 khu TĐC, qua điều tra hồi cố, phỏng vấn các chủ hộ gia đình chúng tôi có số liệu nghề nghiệp chính của cư dân trước TĐC như sau:

Biểu đồ 3.2: Ngành nghề chính các hộ gia đình trước TĐC

(Nguồn số liệu điều tra hộ gia đình năm 2019) Nhìn vào Biểu đồ 3.2, nghề nghiệp chính của cư dân trước TĐC như sau:

- Tại khu TĐC Phước Vĩnh, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác trước TĐC lần lượt các hộ là: 22/40, 8/40, 7/40, 1/40, 0/40 và 2/40; với tỷ lệ lần lượt như sau: 55,0%, 20,0%, 17,5%, 2,5%, 0,0% và 5,0%.

- Tại khu TĐC Kim Long, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác trước TĐC lần lượt là: 10/40, 6/40, 3/40, 4/40, 16/40 và 1/40; với tỷ lệ lần lượt như sau: 25,0%, 15,0%, 7,5%, 10,0%, 40,0% và 2,5%.

- Tại khu TĐC Bãi Dâu, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác trước TĐC lần lượt là: 23/40, 6/40, 4/40, 3/40, 1/40 và 3/40; với tỷ lệ lần lượt như sau: 57,5%, 15,0%, 10,0%, 7,5%, 2,5% và 7,5%.

- Tại khu TĐC Hương Sơ, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác trước TĐC lần lượt là:12/40, 10/40, 6/40, 2/40, 5/40 và 5/40; với tỷ lệ lần lượt như sau: 57,5%, 30,0%, 15,0%, 5,0%, 12,5% và 12,5%.

Qua Biểu đồ 3.2 và tỷ lệ (%) các ngành nghề chính của cư dân, có thể rút ra nhận xét:

Trước TĐC, tỷ lệ (%) nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất của cư dân là xích lô, xe thồ: chiếm 67/160 hộ, buôn bán - 30/160 hộ, đánh bắt cá, khai thác cát, sỏi, thuyền du lịch - 21/160 hộ, làm thuê - 20/160 hộ, ngành nghề khác - 11/160 hộ và thợ nề, thợ sơn, sửa xe - 10/160 hộ.

Khảo sát ngành nghề chính của 160 hộ gia đình sau TĐC tại 4 khu TĐC, ngành nghề chính các hộ như sau:

Biểu đồ 3.3: Ngành nghề chính của hộ gia đình tại các khu TĐC

(Nguồn số liệu điều tra hộ gia đình năm 2019) Biểu đồ 3.3, cho biết, tại các khu TĐC nghề nghiệp chính của cư dân đã có sự thay đổi:

- Tại khu TĐC Phước Vĩnh, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác lần lượt là 13/40, 13/40, 3/40, 8/40, 0/40 và 3/40; với tỷ lệ như sau: 32,5%, 32,5%, 7,5%, 20,0%, 0,0% và 7,5%.

- Tại khu TĐC Kim Long, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác lần lượt là 5/40, 9/40, 2/40, 7/40, 15/40 và 2/40; với tỷ lệ như sau: 12,5%, 22,5%, 5,0%, 17,5%, 37,5% và 5,0%.

- Tại khu TĐC Bãi Dâu, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác lần lượt là 23/40, 5/40, 5/40, 3/40, 0/40 và 4/40; với tỷ lệ như sau: 57,5%, 12,5%, 12,5%, 7,5%, 0,0% và 10,0%.

- Tại khu TĐC Hương Sơ, tỷ lệ hộ gia đình đạp xích lô, xe thồ, buôn bán, làm thuê, thợ nề/thợ sơn, đánh bắt cá và ngành nghề khác lần lượt là 7/40, 10/40, 4/40, 13/40, 1/40 và 5/40; với tỷ lệ như sau: 17,5%, 25,0%, 10,0%, 32,5%, 2,5% và 12,5%.

Biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ ngành nghề chính trước TĐC cao nhất là đạp xích lô, xe thồ: chiếm 67/160 hộ, buôn bán có 30/160 hộ, làm thuê - 20/160 hộ, thợ nề, thợ sơn, sửa xe - 10/160 hộ, đánh bắt cá, khai thác cát, sỏi, thuyền du lịch có 21/160 hộ và ngành nghề khác - 11/160 hộ.

Biểu đồ 3.3 cho thấy tại các khu TĐC tỷ lệ ngành nghề chính chiếm tỷ lệ cao nhất của cư dân vẫn là đạp xích lô, xe ôm với 48/160 hộ, buôn bán có 37/160 hộ, làm thuê có 16/160 hộ, thợ nề, thợ sửa xe, thợ sơn có 31/160 hộ, đánh bắt cá, khai thác cát, sỏi, thuyền du lịch có 21/160 hộ và ngành nghề khác là 14/160 hộ.

Sau TĐC ngành nghề chính các hộ gia đình là xe xích lô, xe thồ, xe ôm vẫn không thay đổi nhiều. Tại các khu TĐC số hộ gia đình đạp xích lô và xe ôm luôn chiếm tỷ lệ như sau: Phước Vĩnh - 32.5%, Kim Long - 12,5%, Bãi Dâu - 57,5%, và Hương Sơ - 17,5%.

Tuy nhiên, số hộ buôn bán nhỏ tăng từ 30 lên 37 hộ gia đình. Số hộ tham gia buôn bán (kinh doanh ăn uống, buôn bán ở chợ) tăng lên trung bình từ 18,75 lên 23,0% tổng số hộ gia đình, trong đó khu TĐC Phước Vĩnh tăng từ 20,0% lên 32,5% tổng số các hộ gia đình.

Điều thay đổi lớn nhất tại các khu TĐC là số hộ gia đình làm thợ nề, sửa xe, thợ sơn, tăng từ 10 hộ trước TĐC lên 31 hộ tại các khu TĐC; tỷ lệ tăng từ 6,25% lên đến 19,3% (trên 3 lần). Trong đó, tại 02 khu TĐC Phước Vĩnh tăng từ 01 hộ lên 8 hộ39, tại khu TĐC Kim Long tăng từ 2 hộ lên 13 hộ gia đình.

Qua bảng số liệu, nghề nghiệp chính của cư dân là lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn, có rất ít sự thay đổi nghề nghiệp cư dân tại các khu TĐC. Trong đó đánh bắt, nuôi cá lồng và thuyền du lịch chỉ có ở khu TĐC Kim Long (trước đây có 16 hộ, sau TĐC chỉ còn 15 hộ).

Tỷ lệ tham gia nam và nữ trong nghề nghiệp chính của các hộ gia đình trước và sau TĐC cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, trong đó tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động có thu nhập ngày càng tăng tại các khu TĐC.

39 Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Văn Thắng cho biết, xây dựng là nghề có nhiều thanh niên trong khu TĐC tham gia. Tuy nhiên, thời tiết thất thường ở Huế (mưa, bão) trung bình một tháng nếu đi làm đẩy đủ có thể được từ 15- 20 ngày (mỗi ngày đi phụ thợ nề được khoảng 240.000 -260.000 đồng). Trong một năm chỉ đi làm từ 5-6 tháng, thời gian còn lại rất khó tìm kiếm việc làm.

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ lao động nam/nữ trước và sau TĐC

(Nguồn số liệu điều tra hộ gia đình năm 2019) Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ nữ giới tham gia vào các ngành nghề chính của cư dân tại khu TĐC đã tăng lên đáng kể. Cụ thể:

- Tại khu TĐC Phước Vĩnh tăng lên từ 17,5% trước TĐC lên 30,6%, chiếm gần 1/3 tổng số phụ nữ tham gia các ngành nghề chính. Điều này cho thấy vai trò của người phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, sau cơn lũ lịch sử năm 1999, cư dân vùng ngập lụt thành phố Huế mua đất, làm nhà tại khu TĐC đã làm tăng dân số trong khu TĐC, dẫn đến nhu cầu ăn, uống và các dịch vụ khác (bán cá, thịt, rau, hoa quả, may mặc, làm tóc…) tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người phụ nữ. Vai trò người phụ nữ đóng góp thu nhập hộ gia đình khu TĐC Phước Vĩnh cao hơn các khu TĐC khác.

- Tại khu TĐC Kim Long, tỷ lệ nữ tham gia hoạt động ngành nghề như đã nêu tăng từ 19,25% lên 32,5%. Như vậy, số lượng phụ nữ tham gia các ngành nghề chính đã thay đổi đáng kể, xoá dần khoảng cách tỷ lệ lao động nam và nữ cũng như tăng thu nhập của người phụ nữ trong quá trình hội nhập.

- Tại khu TĐC Bãi Dâu, chính quyền thành phố đã chú ý đến nghề nghiệp chính của cư dân. Những hộ gia đình kinh tế không gắn liền sông nước đến định cư tại đây nhằm đảm bảo sự công bằng, duy trì phương thức kiếm sống trước đây. Tỷ lệ lao động giữa nam và nữ tham gia các ngành nghề chính tại khu TĐC Bãi Dâu đã có sự thay đổi đáng kể. Trước đây tỷ lệ nữ tham gia là 37,25% (năm 2008) đến nay đã tăng lên 45,5% (năm 2019).

- Khu TĐC Hương Sơ là khu TĐC tiếp nhận cư dân vạn đò từ nhiều phường như: Vỹ Dạ, Phú Bình, Phú Hiệp, Phường Đúc…đến định cư. Chính quyền thành phố đã sắp xếp các hộ gia đình lao động phổ thông như: xích lô, xe thồ, buôn bán nhỏ và bốc vác, thuyền du lịch, đánh bắt cá, khai thác cát, sỏi…Tỷ lệ phụ nữ tham gia các ngành nghề chính trước và sau TĐC tại đây đã tăng từ 21,25% lên 37,5%.

Điều này thể hiện cơ hội việc làm của phụ nữ ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế tại khu TĐC.

Như vậy, thay đổi điều kiện cư trú, môi trường sống đã tác động đến tỷ lệ lao động giữa nam/nữ và thu nhập phụ nữ trong hộ gia đình.

Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia các ngành nghề chính tại các khu TĐC đều tăng, cụ thể: tại khu TĐC Bãi Dâu - 45,5%, Hương Sơ - 37,5%, Kim Long - 32,5% và Phước Vĩnh - 30,6%. Như vậy, vai trò người phụ nữ trong tìm kiếm việc làm, thu nhập đã tăng lên sau TĐC. Ở góc độ khác, chúng tôi nhận thấy phụ nữ tham gia các ngành nghề chính chiếm tỷ lệ tại các khu TĐC Bãi Dâu và Hương Sơ cao hơn khu TĐC Phước Vĩnh và Kim Long. Tuy nhiên, tại 2 khu TĐC này đời sống cư dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí số hộ cận nghèo, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất tại các khu TĐC cư dân vạn đò sinh sống. Cụ thể từ năm 2017 đến tháng 12 năm 2020 số hộ gia đình tại khu TĐC Hương Sơ và Bãi Dâu chưa trả nợ tiền nhà chiếm tỷ lệ trên dưới 30,0% tổng số hộ gia đình tại khu TĐC Bãi Dâu40 và 88,5% tại khu TĐC Hương Sơ [81, tr. 45].

3.2.2.2. Các ngành nghề mới

TĐC đã làm thay đổi cơ cấu nghề truyền thống các hộ gia đình, đặc biệt đối với những hộ gia đình tham gia đánh bắt, nuôi cá lồng, khai thác cát, sỏi. Để bảo đảm cuộc sống, cư dân đi làm thuê, lao động phổ thông hoặc đi làm công nhân khá phổ biến. Nam giới thường làm các công việc như bốc vác, phụ hồ các công trình xây dựng, sửa chữa tại khu TĐC hay vùng phụ cận. Những công việc này mang tính thời vụ cao, đòi hỏi có sức khoẻ để tham gia.

Đối với những cư dân được đào tạo nghề may mặc, thợ hàn…, do thời gian học nghề kéo dài, đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp nên số lượng nghỉ học giữa chừng tại các Trung tâm hướng nghiệp của tỉnh và thành phố khá phổ biến. Ngoài ra, gia đình và bản thân người học chưa thật sự thiết tha việc học để có nghề nghiệp ổn định.Thu nhập không cao, phương tiện di chuyển đến địa điểm học nghề không thuận lợi nên nhiều người đăng ký học nhưng học không hết khoá học, hoặc chỉ đăng ký mà không tham gia. Nhiều em được nhận vào các công ty, nhà máy nhưng không làm việc lâu dài do thu nhập thấp và không ổn định41.

40 Báo cáo về tình hình các hộ gia đình chưa trả nợ tiền nhà và số liệu do Hội Phụ nữ phường Phú Hậu cung cấp tháng 12 năm 2020.

41 Ông Nguyễn Văn Tuấn, tổ trưởng tổ 21 khu TĐC Kim Long cho biết: “Chính quyền hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề thợ gò, hàn, may công nghiệp, cơ khí…nhưng cư dân tham gia không nhiều, hiệu quả đào tạo nghề không cao. Tại khu TĐC Kim Long có Trung tâm dạy nghề, các em học rồi bỏ giữa chừng vì những lý do cá nhân”.

Nghề buôn bán nhỏ đã xuất hiện, tạo cơ hội cho phụ nữ kiếm việc làm khi yêu cầu về học vấn không cao và việc đào tạo nghề cũng đơn giản. Mặt khác, người phụ nữ cũng không thể đi làm ăn xa vì phải bận chăm sóc con. Những hộ gia đình có mặt tiền tại khu TĐC đã kinh doanh cà phê, bida, quầy NET, tạo việc làm, tăng thu nhập gia đình.

Hiện nay, thanh niên tại các khu TĐC đã thành lập các nhóm thợ xây, thợ nề, thợ sơn đã nhận các công trình xây dựng nhà, công trình phụ…đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thanh niên tại khu TĐC. Ngoài các công việc trên một bộ phận thanh niên tham gia chằm nón, làm hàng mã, lồng chim, sửa chữa điện tử… đã góp phần đa dạng việc làm và tăng thu nhập hộ gia đình tại khu TĐC [PL5.32; 5.33; 5.34;].

Sau TĐC, cơ cấu ngành nghề, nguồn thu nhập của các hộ gia đình có những thay đổi tích cực nhất định. Sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới là tất yếu, thể hiện sự thích ứng đời sống kinh tế, xã hội của cư dân tại thành phố Huế trong quá trình hội nhập.

3.2.3. Thu nhập và khả năng tiếp cận tài chính

3.2.3.1. Thu nhập

Thu nhập là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá mức sống cộng đồng dân cư trong

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)