Chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 48 - 50)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

2.2. Chính sách tái định cư cư dân vạn đò sông Hương

2.2.1. Chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sau năm 1975, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chủ trương quy hoạch, thiết lập và TĐC cư dân ở các vùng, miền khác nhau nhằm ổn định nguồn lao động và phát triển nền kinh tế quốc dân. Thông qua chính sách này, Nhà nước đã cố gắng giải quyết các cộng đồng cư dân ở Việt Nam với 4 đối tượng khác nhau: Cư dân là người đồng bào dân tộc thiểu số; Cư dân sống ở vùng đồng bằng nơi mật độ dân số cao và tài nguyên cạn kiệt; Cư dân sống quanh các kênh rạch, khu ổ chuột, đặc biệt là khu vực thành thị; Cư dân sống trên thuyền, bè dọc sông hay vùng đầm phá, cửa biển. Cư dân vạn đò sông Hương thuộc nhóm đối tượng 3 và 4; sống trên thuyền, bè và khu vực đô thị nên được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, quá trình tái hợp tỉnh Bình Trị Thiên18

(1975-1989) với nhiều chính sách di dân, phân bố lại nguồn nhân lực, nguồn tài chính... cộng đồng cư dân vạn đò sông Hương và cư dân ven biển, đầm phá Thừa Thiên Huế vẫn chưa có những chính sách riêng, đặc thù nhằm TĐC cộng đồng cư dân này.

Sau khi phân định lại địa giới hành chính (1989), tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ; Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đã nêu vấn đề định cư dân vạn đò là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết tại Thông báo ý kiến số 159/TB, ngày 18 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ19. Chính phủ đã có nhiều văn bản, quyết định để chỉ đạo chính quyền các cấp trong việc di dời giải toả, cải thiện đời sống kinh tế, xã hội cư dân vạn đò

18 Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245 quyết định hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 14/4/1989, Bộ Chính trị có quyết định số 87/QĐ/TW chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

19 Thời điểm này tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn thành hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Quần thể di tích cố đô Huế là Di sản văn hoá thế giới (ngày 11 tháng 12 năm 1993).

sông Hương và đầm phá Thừa Thiên Huế. Cụ thể hơn, đó là Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và căn cứ Quyết định số 605/TTg ngày 20 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Huế.

Quyết định số 739 ngày 6 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1996- 2010 nêu rõ: “Uỷ ban Nhân dân tỉnh chủ động nghiên cứu, thực thi và đề xuất với Chính

phủ ban hành các cơ chế chính sách phù hợp, có hiệu quả nhằm huy động được các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Là một tỉnh có thành phố cố đô, có những đặc điểm riêng, tỉnh cần vận dụng đúng đắn các chính sách về đất đai, chính sách đối với thành phố loại hai. Tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Huế cần nghiên cứu đề xuất với Trung ương mô hình tổ chức và quản lý phù hợp, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý đô thị, quản lý di sản văn hoá, công tác đối ngoại”. Trong đó nhấn

mạnh: “Có kế hoạch định cư tuyệt đại bộ phận cư dân vạn đò ở sông Hương và dọc đầm phá”. Đây là điểm nhấn quan trọng để các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa

phương thực hiện các chương trình, chính sách và xây dựng các dự án TĐC toàn bộ cư dân vạn đò sông Hương và đầm phá ở Thừa Thiên Huế.

Quyết định số 166 ngày 10 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 nêu rõ: “Việc

quy hoạch đô thị ở thành phố Huế là điều cần thiết và cấp bách; trong đó di dời, giải tỏa, tái định cư cư dân vạn đò nhằm ổn định đời sống cư dân trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng”20. Đồng thời “Cải tạo các khu dân cư hiện có, đặc biệt trong khu vực kinh thành Huế, các

làng nghề truyền thống, khu phố cũ, các khu dân cư dọc sông An Cựu; xây dựng các khu dân cư tại Kim Long, Hương Sơ, Bãi Dâu để dãn dân trong khu vực bảo tồn di tích và dân vạn đò hiện đang sinh sống trên sông Hương”; nhằm xây dựng cố đô Huế trở thành một

thành phố mang đặc tính dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống; trở thành một trung tâm văn hoá - du lịch của cả nước, trung tâm giáo dục đào tạo và trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2009, tại Quyết định số 86, ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, việc chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị ven sông Huế nhằm: “Xây dựng Thành phố Huế là đô thị trung tâm, thành phố Festival đặc trưng

của Việt Nam được tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phù

20 Quyết định 166/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020.

hợp với thành phố di sản, thành phố Festival, một trung tâm đầu mối giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây và được phát triển tương xứng với vị trí một trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế…”.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)