Tiếp cận các nguồn tài chính của cư dân trước và sau TĐC

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 87 - 89)

STT Các nguồn vốn Trước TĐC Sau TĐC

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

1 Tiền tiết kiệm 0 0 10 6,8

2 Vay Ngân hàng chính sách 3 1,9 55 26,7

3 Vay ngoài, lãi cao 0 0,0 8 5,00

4 Vay từ họ hàng 77 48,2 15 9,4

4 Vay khác 4 2,5 7 4,4

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019, Tỷ lệ: %) Như vậy, TĐC tạo điều kiện cư dân ổn định nơi cư trú và cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính từ chính quyền địa phương cũng như Ngân hàng chính sách của Nhà nước. Trước TĐC số hộ gia đình tiếp cận được nguồn tài chính từ Ngân hàng chính sách chiếm tỷ lệ 1,9 % hộ gia đình, nguồn tài chính tiếp cận từ người thân chiếm tỷ lệ 48,2%. Sau TĐC cư dân đã tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng hơn. Trong đó Ngân hàng chính sách chiếm tỷ lệ 26,7%, từ họ hàng giảm xuống còn 9,4%. Mục đích, vay của các hộ gia đình chủ yếu trả nợ tiền nhà, buôn bán nhỏ và đầu tư giao dục. Hiện nay, nhiều hộ không tiếp cận nguồn tài chính của Nhà nước, phải vay vốn bên ngoài với tỷ lệ lãi cao, hay lãi suất theo ngày dẫn đến tình trạng người dân mất khả năng trả nợ, các chủ nợ đến nhà đòi nợ, gây áp lực phổ biến tại khu dân cư đã gây mất trật tự xã hội tại khu dân cư.

Chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn tài chính ưu đãi cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo tại các khu TĐC. Tuỳ thời điểm, nhiều hộ được ưu đãi vốn vay từ 20 triệu đến 30 triệu đồng/hộ với lãi suất thấp và thời gian trả lãi lâu dài. Cư dân đã đầu tư trang thiết bị, thay đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập hộ gia đình.

Theo chị Nguyễn Thị Huế, khu TĐC Phước Vĩnh cho biết: “Khi lên TĐC gia đình chị và nhiều hộ gia đình khác thông qua Hội phụ nữ bình chọn, lập danh sách, phân loại được hỗ trợ vay vốn, xoá đói giảm nghèo; mua máy may, dụng cụ làm tóc, trang điểm cô dâu…cho các con trong gia đình. Sau này cũng thông qua Ngân hàng

chính sách chị và gia đình tiếp tục vay vốn để con đi học nghề, làm việc tại Malaixia hai đợt, đến nay đã trên 6 năm”.

Như vậy, tiếp cận nguồn tài chính đã tạo điều kiện người dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình; trong đó vai trò của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tại các khu TĐC là rất quan trọng.

3.2.4. Mức sống

Mức sống cư dân dựa vào thu nhập thực tế hộ gia đình/tháng; tài sản, các khoản chi, nhà ở, khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí, quan hệ xã hội…là những tiêu chí để đánh giá mức sống của cư dân trong quá trình TĐC. Nhiều chủ hộ đánh giá mức sống có nhiều thay đổi, tốt hơn trước TĐC. Trong đó CSHT được xây mới, đồng bộ tạo điều kiện cho cư tiếp cận các dịch vụ đô thị, công trình phúc lợi công cộng. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như việc làm, thu nhập và chi tiêu vẫn có những ý kiến đánh giá là kém hơn so với trước TĐC.

Mức sống dựa trên thu nhập quy ra tiền tại thời điểm điều tra có tầm quan trọng để xếp loại mức sống, song chỉ mang tính tương đối. Số liệu điều tra tại các khu TĐC thể hiện các nghề có thu nhập như phụ hồ, đổ bê tông, xích lô, Hon da ôm, làm thuê, buôn bán nhỏ…luôn ở trong tình trạng không ổn định do phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, dịch bệnh, sức khoẻ và độ tuổi chủ hộ. Vì vậy, đánh giá thay đổi mức sống cư dân cần xem xét các chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, quá trình thu thập số liệu phản ánh chi phí sinh hoạt thực tế các hộ gia đình là điều khó khăn tại thời điểm trước TĐC. Đối với nhóm hộ TĐC từ nhiều năm trước, cư dân không nhớ hết những khoản chi phí trong gia đình. Trong quá trình điều tra, chúng tôi không chỉ phỏng vấn chủ hộ gia đình, so sánh với các hộ gia đình khác trong cùng vạn/khu TĐC ở những thời điểm khác nhau; chi phí thực tế của các hộ gia đình hiện tại và chi phí trước TĐC, sử dụng phương pháp hồi cố, bước đầu chúng tôi đã xác định chi phí sinh hoạt hộ gia đình trước và sau TĐC như sau:

Biểu đồ 3.7: Chi phí sinh hoạt hộ gia đình trước và sau TĐC

Biểu đồ 3.7, cho thấy cư dân đã chi trả các dịch vụ đô thị theo tỷ lệ sau: chi phí khám chữa bệnh, sức khỏe cao nhất là 8,23%, giáo dục là 8,22%, chi phí điện - nước là 8,09% và chi phí khác là 4,66%. So với trước TĐC, cư dân phải chi trả chi phí điện, nước, giáo dục, y tế cao hơn từ 2-2,8 lần.

Tại 02 khu TĐC Bãi Dâu và Hương Sơ vẫn còn rất nhiều hộ gia đình đang nợ tiền nhà từ năm 2017 đến nay mà không có khả năng chi trả. Tác giả Trương Thị Yến cho biết:“…Bên cạnh đó, các hộ dân hầu như đều nợ tiền nhà và khó có khả năng chi

trả do không có một nguồn thu nhập ổn định, lâu dài. Thực tế cho thấy việc phải dành ra 500.000 đồng mỗi tháng là vượt quá khả năng của nhiều hộ gia đình ở đây. Khi tình trạng này kéo dài sẽ nảy sinh nguy cơ tái nghèo nhanh và ảnh hưởng dây chuyền tới các vấn đề khác như chăm sóc sức khỏe, đầu tư cho con cái học hành…” [81, tr.47].

Cư dân mua nhà chung cư tại khu TĐC Bãi Dâu và Hương Sơ hiện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, số hộ nợ tiền nhà của Nhà nước trên dưới 30% tổng số hộ gia đình. Nợ tiền nhà và những khó khăn do đại dịch Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã tác động mạnh mẽ đến mức sống của cư dân. Điều này đã ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống cũng như chất lượng sống cư dân trong quá trình TĐC. Chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách, giải pháp thiết thực để hỗ trợ trước mắt các hộ gia đình này. Về lâu dài cần tính đến khoanh nợ, giãn nợ, ưu đãi tín dụng để cư dân yên tâm làm việc, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

- Trang thiết bị sinh hoạt

Trang thiết bị sinh hoạt gia đình là chỉ báo mức sống của cư dân. Số liệu điều tra năm 2019 về trang thiết bị sinh hoạt hộ gia đình trước và sau TĐC thể hiện cư dân đã có nhiều thay đổi về trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)