Vị trí các vạn đò sông Hương

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 45 - 46)

Sơ đồ 4.3 : Các vấn đề kinh tế, xã hội của cư dân trước TĐC

6. Bố cục của luận án

2.1. Cư dân vạn đò sông Hương

2.1.2. Vị trí các vạn đò sông Hương

Các vạn đò sông Hương thường ở một vị trí cố định. Tuy nhiên, sự thay đổi vị trí, địa điểm các vạn phụ thuộc dòng chảy và nghề nghiệp của cư dân các vạn đò. Những vạn khai thác cát, sỏi thường di dời đến những đoạn sông thuận lợi cho việc khai thác. Quá trình di chuyển, làm ăn của các hộ gia đình dẫn đến việc quản lý cư dân gặp nhiều khó khăn. Điều đặc biệt, mỗi vạn đều có những sắc thái, nếp sống văn hóa đặc thù theo nghề nghiệp và tín ngưỡng16.

Sơ đồ 2.1: Vị trí các vạn đò trên sông Hương

(Nguồn: [73, tr. 41]

Vị trí các vạn liên quan chặt chẽ nghề nghiệp, tín ngưỡng và quan hệ cộng đồng cư dân. Những hộ gia đình làm nghề cá, bốc vác, dịch vụ tụ cư gần chợ Đông Ba, khu vực các phường Vỹ Dạ, Phú Bình... Hộ gia đình khai thác cát, sỏi và nuôi cá lồng di chuyển lên thượng nguồn sông Hương, khu vực phường Kim Long, Phường Đúc...

15 Theo lời anh Dương Văn Hen (khu TĐC Phước Vĩnh), sau tết âm lịch năm 1986 gia đình đi xây dựng kinh tế mới tại xã Phú Xuân huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Sau 6 tháng, công việc vất vả, bệnh tật vợ anh quay về Huế. Anh ở được 11 tháng trở lại Huế, sống trên thuyền khu vực chợ Bến Ngự, phường Vĩnh Ninh.

16Tên các vạn gồm: 1. Tân Lập, 2. Phú Tiền, 3. Lợi Nông, 4. Trường Độ, 5. Lợi Thành, 6. An Hội, 7. Phủ Cam, 8. Tân Bửu, 9. Lanh Canh, 10. Trọng Đức, 11. Ngư Hộ. Sau năm 2008 không còn tên gọi như cũ mà gọi theo tên các phường. Tên các vạn chỉ còn trong trí nhớ những người lớn tuổi trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Biến đổi kinh tế, xã hội của cư dân vạn đò sông Hương tại các khu tái định cư trên địa bàn thành phố Huế (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)