Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 76 - 78)

3.1. Giới thiệu về sản phẩm bánh mì Staff mới nhằm cung cấp cho thị trƣờng học

3.1.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô

- Môi trường nhân khu

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, ngày 1/11/2013 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người. Trong đó, dân số trong độ tuổi đi học (từ 5 đến 24 tuổi) có khoảng 29,5 triệu người. Dân số với quy mô lớn, cơ cấu dân số trẻ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng về tiêu thụ bánh kẹo. Đây là một dấu hiệu tốt đối với sản phẩm bánh Staff thêm canxi khi trực tiếp tấn công vào thị trường học sinh, sinh viên- một thị trường lớn với khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước (Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013).

Theo báo cáo của AC Nelsel tháng 8 năm 2010 thì 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn so với cha ông họ ngày trước. Ngoài ra thói quen dùng nhiều bánh kẹo tại thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên từ 20% lên 29,6% dân số có thể khiến cho thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Dựa trên số liệu của AC Nelsel, có thể thấy tiềm năng của thị trường học sinh, sinh viên tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh lớn hơn tại thị trường nông thôn.

-Môi trường kinh tế

Theo đại diện công ty Hữu Nghị, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước còn gặp nhiều trở ngại do lạm phát, hay khi giá điện tăng 10%, nước tăng 50%, xăng dầu tăng 10%, than 28% đến 41% tùy chủng loại thì người dân buộc phải dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu như gạo, muối, bột giặt... làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bánh kẹo. Không những vậy, điều này còn ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu giá thành của sản phẩm bánh kẹo nói chung và Staff mới nói riêng, nhất là khi sản phẩm dành cho đối tượng học sinh, sinh viên vốn chưa có nhiều thu nhập.

Theo nghiên cứu mới công bố ngày 8/10/2013 của Nielsen: Bảy mươi phần trăm người tiêu dùng Việt Nam cho biết giá thực thẩm tăng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu sinh hoạt của gia đình. Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc tăng giá đến quyết định lựa chọn chủng loại sản phẩm, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn giảm mua kẹo, bánh và các loại đồ ngọt (65%).

Với lợi thế về giá rẻ so với hàng ngoại nhập, chất lượng đảm bảo, thông tin minh bạch, nguồn gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có những ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Trong vài năm gần đây, cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” đã trở nên thiết thực hơn và thu hút nhiều người tiêu dùng quay lại với sản phẩm “made in Việt Nam”. Cũng theo đánh giá của AC Nielsen năm 2011 có tới 57% người

Thang Long University48 Library

tiêu dùng ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh thích tiêu dùng bánh kẹo do Việt Nam sản xuất. Tỷ lệ NTD thích sản phẩm ngoại tại Tp.Hồ Chí Minh là 9% và ở Hà Nội là 19% (AC Nielsen Vietnam Grocery Report, 2011). Xét một cách tích cực thì đây có thể là một cơ hội để những doanh nghiệp nội tăng thêm thị phần tại thị trường trong nước.

-Môi trường tnhiên

Môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong kinh doanh. Hiện nay ở Việt Nam, nguồn nhiên liệu trở nên ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, điều này dẫn đến sự tăng giá của một loạt nhiên liệu như điện, nước, xăng dầu… Không những vậy, các nguồn nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất bánh kẹo hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên vật liệu đầu vào của ngành sản xuất bánh kẹo đến từ hai nguồn: nhập khẩu (các nguyên liệu chính như bột mì, đường, hương liệu và các chất phụ gia) và nguyên liệu trong nước (đường, trứng, sữa...).

Đối với Việt Nam, tính chất phức tạp của khí hậu nhiệt đới đang tạo ra thách thức đối với các ngành kinh doanh và nhất là thực phẩm. Với khí hậu nóng ẩm, các sản phẩm bánh kẹo rất dễ bị hư hỏng và hạn sử dụng không được cao. Chính vì vậy doanh nghiệp cần chú ý đến quy trình sản xuất, sản lượng cũng như cách thức phân phối các mặt hàng bánh kẹo sao cho hợp lý và ít thiệt hại nhất.

- Môi trường kthut công ngh

Mặt bằng công nghệ và trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp trong nước hiện nay khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về công nghệ sản xuất như Đan Mạch, Đức, Ý (bánh cookies, biscuits, wafer, layer cake), Hàn Quốc (bánh mềm và bánh phủ socola). Đồng thời, các nhà sản xuất có uy tín trong nước đều áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO vào quá trình sản xuất, thông tin sản phẩm minh bạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng...

Với sự đầu tư mạnh tay vào công nghệ kỹ thuật cũng như các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường với sự đa dạng sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Công nghệ cũng giúp cho việc tăng hạn sử dụng của sản phẩm, đưa nhiều giá trị dinh dưỡng hơn vào sản phẩm. Ngược lại, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là cơ hội tốt để sản phẩm Staff mới khẳng định chất lượng của mình cùng với công nghệ hiện đại, bảo quản được sản phẩm lâu dài (7 ngày) cũng như sự tiên tiến trong việc tăng mức độ canxi có trong 100gr bánh lên đến 180mg.

49

- Môi trường chính trlut pháp

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của Nhà nước, vì vậy giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính. Việc kiểm soát và điều chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập lậu bánh kẹo, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên thị trường. Do công tác quản lý không thể bao quát hết mọi địa điểm bán hàng, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt phải đưa ra các biện pháp tự bảo về mình trước nạn hàng giả hàng nhái.

Đối với sản phẩm Staff thêm canxi nói riêng và cách sản phẩm bánh kẹo khác nói chung, công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị luôn cho in đầy đủ thông tin thành phần, nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ nơi sản xuất, nhãn hiệu sản phẩm, logo của công ty… trên bao bì sản phẩm. Các nhãn hiệu hàng hóa như Tipo, Arita, Salsa, Kexo, Gorgeous… đều được đăng ký sở hữu trí tuệ và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

-Môi trường văn hóa

Đặc điểm tiêu dùng bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Thị trường bắt đầu “nóng” lên vào dịp từ 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán. Theo tổng kết của Hữu Nghị, sản lượng tiêu thụ trong thời điểm này chiếm tới trên 60% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm. Sau Tết Nguyên Đán và vào mùa hè nắng nóng, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo thường rất chậm. Sản phẩm bánh Staff mới tuy là sản phẩm dùng hằng ngày nhưng vẫn có tính chất mùa vụ khi nó tập trung vào thị trường học sinh, sinh viên_ các đối tượng được nghỉ hè vào tháng 6,7,8 trong năm.

Phong tục, tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất bánh kẹo. Thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo của người dân ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam là khác nhau nên khả năng đáp ứng của ngành cũng khác nhau. Có đoạn thị trường ngành sản xuất bánh kẹo đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị các đối thủ cạnh tranh lấn át. Do vậy ở những khu vực khác nhau ngành cần phải có các chính sách sản phẩm và tiêu thụ thích hợp cho từng khu vực.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lƣợc MARKETING CHO sản PHẨM BÁNH mì STAFF của CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM hữu NGHỊ NHẰM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG DÀNH CHO học SINH, SINH VIÊN (Trang 76 - 78)